New Zealand dùng âm nhạc trấn an người biểu tình phản đối biện pháp phòng dịch
Giới chức New Zealand đã dùng những bài hát nổi tiếng để trấn an đám đông biểu tình phản đối các biện pháp phòng dịch COVID-19 gây hỗn loạn nước này trong những ngày qua.
Cảnh sát tạo thành rào chắn ngăn đám đông biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Wellington. Ảnh: Getty Images
Theo trang The Guardian (Anh), trong bối cảnh làn sóng biểu tình phản đối biện pháp phòng dịch COVID-19 lan rộng ở New Zealand, chính quyền nước này đã thay đổi cách tiếp cận mềm mỏng hơn đối với đám đông này. Chủ tịch Hạ viện Trevor Mallard đã đưa ra ý tưởng dùng âm nhạc để trấn an những người biểu tình.
Danh sách nhạc mà ông đưa ra bao gồm nhiều bài hát nổi tiếng của ca sĩ Barry Manilow, hay ca khúc “hit” Macarena vào những năm 1990. Ông Mallard cũng lên mạng xã hội đề nghị mọi người tham gia đề xuất những ca khúc mà họ muốn nghe. Hôm 13/12, danh sách nhạc đổi sang các bài như Youre beautiful của James Blunt hay một phiên bản vui nhộn của My heart will go on đang thịnh hành trên mạng xã hội. Danh sách phát nhạc thậm chí có ca khúc Let it go nổi tiếng trong bộ phim hoạt hình Frozen và bản nhạc thiếu nhi Baby shark.
Truyền thông New Zealand cho biết những người biểu tình đều biết những ca khúc này, họ cùng lắc lư theo điệu nhạc và hát theo. Tuy nhiên, một số đoàn biểu tình đã bật bài hát Were not gonna take it (Chúng tôi sẽ không chấp nhận), gần như đã trở thành nhạc hiệu của phong trào, để “đấu” lại.
Ông Mallard còn cho bật các vòi phun nước ở tòa nhà Quốc hội suốt đêm. Ông cho rằng: “Nếu mọi người bị ướt từ đầu đến chân, có lẽ họ sẽ cảm thấy khó chịu và muốn trở về nhà”.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều người cố thủ tại các khu vực biểu tình. Trong khi đó, cảnh sát ở Wellington cho biết việc đối thoại với người biểu tình rất khó khăn.
Video đang HOT
Bắt nguồn từ phong trào phản đối chính sách bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 ở Canada, làn sóng biểu tình “Freedom convey” (Đoàn xe tự do) đã lan sang New Zealand. Tại thủ đô Wellington, nhiều đám đông tụ tập trên đường phố và dựng lều trại ở gần khu vực tòa nhà quốc hội nước này. Hàng trăm chiếc xe tải và xe cắm trại đỗ khắp các con phố, dán các thông điệp như “trả lại tự do cho chúng tôi” và “không chấp thuận hành vi ép buộc”. Nhóm người này còn lái xe quanh khu vực trung tâm thành phố, bóp còi xe inh ỏi, trong khi hơn 1.000 người biểu tình xuống đường hưởng ứng.
Những người biểu tình đã lên tiếng phản đối các hạn chế phòng dịch COVID-19, như yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine cho giáo viên, bác sĩ, y tá, cảnh sát và quân nhân . Họ cũng phản đối các quy định về đeo khẩu trang, chẳng hạn đeo khẩu trang trong cửa hàng và cho trẻ em trên 8 tuổi trong lớp học.
New Zealand đã thoát khỏi thảm họa tồi tệ nhất của đại dịch, sau khi nước này đóng cửa biên giới và áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự lây lan của virus. Những biện pháp phòng dịch hiệu quả đã mang lại thành công lớn cho nước này. New Zealand chỉ ghi nhận 53 trường hợp tử vong do COVID-19 trong tổng dân số 5 triệu người.
Nhưng một số người dân cho biết họ đã quá mệt mỏi với những hạn chế này. Vào tuần trước, Thủ tướng Jacinda Ardern tuyên bố nước này sẽ chấm dứt các yêu cầu cách ly đối với khách du lịch theo từng giai đoạn khi mở cửa lại biên giới. Với khoảng 77% dân số New Zealand đã tiêm phòng, Thủ tướng Ardern cũng cam kết rằng bà sẽ không áp đặt thêm các lệnh cấm khác.
Biểu tình xe tải tại Canada 'lây lan' sang nhiều quốc gia
Cuộc biểu tình xe tải tại Canada đang dẫn đến hiện tượng "bắt chước" tại nhiều quốc gia khác từ châu Âu cho đến Nam Mỹ, Australia.
Người dân tập trung trong biểu tình tại Ottawa (Canada) ngày 5/2. Ảnh: AP
Hàng trăm xe tải đã chặn đường gây tắc nghẽn tại thủ đô Canada từ 29/1, đề nghị chính phủ chấm dứt yêu cầu tất cả người lái xe tải muốn sang lãnh thổ Mỹ phải tiêm vaccine COVID-19. Sau đó, nhiều công dân Canada cũng tham gia cuộc biểu tình này nhằm phản đối các biện pháp phòng chống dịch trong nước.
Biểu tình xe tải sau đó đã tạo "cảm hứng" cho nhiều người dân tại châu Âu có quan điểm phản đối bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 các các chính sách hạn chế dịch của chính phủ.
Một số kênh trên các mạng xã hội đã được tạo ra dành cho người lái xe tải từ các quốc gia châu Âu muốn tổ chức biểu tình xe tải tương tự ở Canada. Theo đó, lịch trình được đưa ra là vào ngày 14/2 có thể diễn ra biểu tình xe tải ở châu Âu với điểm đến cuối cùng là Brussels (Bỉ).
Ngày 10/2, giới chức Bỉ đã cấm đoàn xe tải biểu tình tại Brussels. Cảnh sát dự kiến kiểm tra tại biên giới và những người biểu tình đến Brussels sẽ chuyển hướng đến Atomium tại thủ đô Bỉ. Bộ trưởng Nội vụ Bỉ Annelies Verlinden cho biết: "Chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể để Brussels không bị tắc nghẽn".
Trong khi đó, hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết người biểu tình đã lái xe tải từ Lille, Perpignan, Nice và nhiều thành phố khác đổ về Paris bất chấp cảnh báo từ chính quyền rằng họ sẽ bị cấm đi vào thủ đô. Vào ngày 12/2, người biểu tình xe tải gây ảnh hưởng đến giao thông tại Khải Hoàn Môn và Đại lộ Champs Elysees khiến cảnh sát buộc phải sử dụng hơi cay để giải tán (video dưới, nguồn: RT).
Cùng ngày 12/2, hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết đoàn xe tải từ khắp Hà Lan đã đổ về trung tâm thành phố La Haye (The Hague) gây tê liệt tạm thời.
Người biểu tình phản đối các hạn chế liên quan đến COVID-19 đã đổ về La Haye từ sáng sớm, họ lái xe tải, ô tô máy cày. Hàng trăm xe đã chặn đường tiếp cận tòa nhà quốc hội Hà Lan. Sau khi cảnh sát Hà Lan cảnh báo sẽ xử phạt và bắt giữ nếu người biểu tình không rời đi trước giữa buổi chiều, những người lái xe tải bắt đầu rút lui.
Ban đầu họ từ chối với những người tổ chức biểu tình tuyên bố chỉ rút lui khi "những thay đổi cơ bản và lâu dài" được thi hành cũng như mọi hạn chế về COVID-19 được nới lỏng trên toàn quốc.
Hãng truyền thông địa phương ANP cho biết hầu hết người biểu tình đã rời khỏi khu vực một cách bình tĩnh, nhưng một số cuộc xô xát nhỏ nổ ra sau khi các xe tải di chuyển. Theo đó cảnh sát kỵ binh đã giải tán một nhóm người và có ít nhất hai người bị bắt.
Trong tháng 1/2020, tại Hà Lan đa xảy ra bạo lực và vào tháng 11 cùng năm bạo loạn diễn ra ở một số thành phố như La Haye cùng Rotterdam liên quan đến phản đối các hạn chế nhằm phòng chống dịch COVID-19 của chính phủ.
Người biểu tình tại thành phố La Haye. Ảnh: AFP
Biểu tình xe tải giống như tại Canada không chỉ xảy ra ở châu Âu mà còn lan đến Nam Mỹ. Tại Chile, những người lái xe tải đã chặn nhiều đường phố và dựng chướng ngại vật kể từ vụ đụng độ ngày 10/2 khiến một đồng nghiệp của họ thiệt mạng tại thành phố miền Bắc Antofagasta.
Cuộc biểu tình ngày 12/2 đã gây tắc nghẽn nhiều đường phố tại miền Bắc và miền Trung Chile, cũng như ngoại ô thủ đô Santiago. Ở thành phố cảng Iqique, xe tải chắn nhiều đường dẫn đến sân bay, dẫn đến nhiều chuyến bay phải hủy lịch trình.
Chính phủ Chile vào ngày 12/2 tuyên bố các biện pháp mới chống tội phạm ở miền Bắc nước này đồng thời cho phép quân đội hỗ trợ cảnh sát. Bộ trưởng Nội vụ Chile Rodrigo Delgado tuyên bố các biện pháp mới sau cuộc họp kéo dài 5 tiếng đồng hồ với liên đoàn những người lái xe tải. Ông Delgado cho biết các biện pháp mới có hiệu lực từ 14/2.
Tuyến đường chính dẫn đến thủ đô Santiago (Chile) bị tắc nghẽn trong biểu tình của người lái xe tải. Ảnh: AFP
Cảnh sát New Zealand trong khi đó đã sử dụng hệ thống âm thanh phát các bài hát của Barry Manilow để xử lý tụ tập tại Wellington. Tuy nhiên, biện pháp này không đạt hiệu quả khi số người biểu tình lại đông đảo hơn vào ngày 12/2. Trước đó, vào ngày 10/2, cảnh sát đã bắt giữ 122 người biểu tình. Người biểu tình tại New Zealand lấy cảm hứng từ biểu tình xe tải ở Canada và phản đối các quy định của chính phủ nước này yêu cầu người lao động như giáo viên, bác sĩ, cảnh sát, quân nhân phải tiêm vaccine phòng COVID-19.
Đám đông người biểu tình cũng đổ về tòa nhà quốc hội tại Canberra (Australia) vào ngày 12/2 yêu cầu chính phủ ngừng lệnh bắt buộc tiêm vaccine COVID-19. Đám đông biểu tình di chuyển qua các con phố. Kênh RT (Nga) cho biết cuộc biểu tình tại Canberra này được lấy cảm hứng từ biểu tình xe tải ở Canada.
Tổng thống Putin nêu danh nghi phạm dẫn đến bất ổn tại Kazakhstan Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ ý kiến của ông về nghi phạm dẫn đến bất ổn tại Kazakhstan trong tháng 1 vừa qua khiến trên 200 người tử vong. Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ người đồng cấp Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại Moskva ngày 10/2. Ảnh: Getty Images Kênh RT (Nga) cho biết phát biểu trong cuộc gặp với...