New Zealand có thể trở thành đối tác phi hạt nhân của AUKUS
Bộ trưởng Andrew Little cho biết Điều phối viên Nhà Trắng phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell đã cùng ông nêu khả năng New Zealand trở thành đối tác phi hạt nhân của AUKUS.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little. (Nguồn: Reuters)
Ngày 30/3, tân Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little cho biết quân đội nước này sẽ cần được đầu tư lớn vì New Zealand phải đối mặt với những thách thức và kỳ vọng lớn hơn từ các đồng minh trong khu vực.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand nói: “Khi nhìn vào tình hình địa chiến lược ở Thái Bình Dương vào lúc này, thách thức dài hạn là các đối tác và láng giềng của chúng ta sẽ nói rằng họ chờ đợi từ New Zealand nhiều hơn.”
Ông cho biết thêm tần suất các thảm họa thiên tai hay hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ chỉ tăng lên và New Zealand cần phối hợp với các đối tác để ngăn chặn những điều đó.
Video đang HOT
Bộ trưởng Andrew Little cho biết thêm Điều phối viên Nhà Trắng phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell trong tháng này đã cùng ông nêu khả năng New Zealand trở thành đối tác phi hạt nhân của AUKUS (thỏa thuận an ninh Anh-Mỹ-Australia).
Ông nói: “Mỹ chắc chắn rất muốn New Zealand tham gia nhưng đó không phải là quyết định mà tôi có thể đưa ra một mình. Trong vài tuần tới khi chúng tôi bắt đầu hình thành một số vấn đề quốc phòng dài hạn và AUKUS sẽ là một trong số đó.”
Việc New Zealand tham gia AUKUS sẽ báo hiệu sự ấm lên hơn nữa trong quan hệ giữa New Zealand và Mỹ.
New Zealand, quốc gia chi khoảng 1,5% GDP cho quân đội, đang tiến hành đánh giá chính sách quốc phòng khi nước này phải đối phó với tình hình địa chính trị khu vực và biến đổi khí hậu./.
Romania và Moldova phát hiện những vật thể bay bí ẩn trong không phận
Sau khi phát hiện những vật thể bí ẩn trong không phận, Romania đã triển khai máy bay chiến đấu MiG-21 còn Moldova quyết định ngừng các chuyến bay.
Romania và Moldova đình chỉ các chuyến bay sau khi phát hiện vật thể lạ trên bầu trời. Ảnh: mapn.ro
Romania và nước láng giềng Moldova đã phải tạm thời đóng cửa không phận của họ, trong khi Bucharest triển khai máy bay chiến đấu để sẵn sàng ứng phó khi có cáo cáo về những vật thể bí ẩn xuất hiện trên bầu trời.
Vụ việc xảy ra vào khoảng giữa trưa 14/2 theo giờ địa phương ở hai quốc gia có chung biên giới với Ukraine. Cả Romania và Moldova đều không bình luận về nơi xuất xuất phát của các vật thể lạ trên không.
Bộ Quốc phòng Romania đã điều động hai máy bay phản lực để giám sát một vật thể được hệ thống radar phát hiện ở độ cao khoảng 11.000 m vào khoảng 12h30 (giờ Romania). Theo Bộ trên, vật thể này tương đối nhỏ và có các đặc điểm tương tự như một khinh khí cầu thời tiết.
Tuy nhiên, bất chấp cuộc tìm kiếm trên không kéo dài khoảng 30 phút, các phi công hoặc hệ thống radar vẫn không xác định rõ được vật thể này.
"Các nhà chức trách Romania đã áp dụng tất cả các quy trình tiêu chuẩn kể từ thời điểm phát hiện vật thể và hai máy bay MiG-21 của Lực lượng Không quân Romania, dưới sự chỉ huy của NATO đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Fetesti số 86 hướng đến khu vực nơi mục tiêu trên không đã được báo cáo", một tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Romania nêu rõ.
"Tuy nhiên, phi công của hai máy bay MiG-21 đã không xác nhận sự hiện diện của mục tiêu trên không, cả bằng mắt thường lẫn trên radar của máy bay. Các máy bay đã hiện diện trong khu vực khoảng 30 phút để xác định rõ tình hình, sau đó chúng quay trở lại căn cứ không quân", tuyên bố cho biết thêm.
Theo Bộ Quốc Phòng Romania, lực lượng không quân nước này liên tục giám sát, phối hợp với các lực lượng NATO ở không phận của họ và khu vực lân cận.
Cũng vào khoảng 12h30, Bộ Quốc phòng Moldova "nhận được thông tin rằng một vật thể nhỏ không xác định tương tự như khinh khí cầu thời tiết đã được phát hiện trong không phận của nước này ở khu vực thành phố Soroca," một tuyên bố từ Cơ quan Hàng không Dân dụng Moldova cho biết.
Tại Moldova, vụ việc đã dẫn đến sự gián đoạn đáng kể trong việc đi lại và sự hoảng loạn nhất thời, khi các nhà chức trách tạm thời đóng cửa không phận phía trên biên giới phía Bắc với Ukraine. Hàng chục chuyến bay bị hủy hoặc hoãn lại.
"Xét điều kiện tình hình và việc không thể theo dõi, xác định vật thể cũng như đường bay của nó, nhằm đảm bảo an toàn và an ninh cho công dân. Vào lúc 13h24, chúng tôi quyết định tạm thời đóng cửa vùng trời. Sau khi xác minh thông tin và đảm bảo không có bất kỳ mối nguy hiểm nào đối với sự an toàn của công dân, theo đề xuất của Bộ Quốc phòng, vào lúc 14h46, không phận đã được mở lại", tuyên bố được Bộ Quốc phòng Moldova công bố.
Các vụ phát hiện trên diễn ra sau một loạt sự cố tương tự trong tháng này ở Mỹ, nơi các máy bay chiến đấu đã bắn hạ các vật thể trên không, trong đó có một khinh khí cầu tầm cao của Trung Quốc đã bay qua không phận Mỹ. Trung Quốc tuyên bố đó là một khinh khí cầu đã vô tình đi chệch hướng.
Phần Lan muốn gia nhập NATO cùng lúc với Thụy Điển Ngày 30/1, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết nước này vẫn đang theo đuổi kế hoạch gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng lúc với nước láng giềng Thụy Điển. Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại họp báo ở Helsinki, ông Haavisto khẳng định mong muốn của Phần Lan vẫn là...