New Zealand chú trọng điều kiện thông khí lớp học khi các trường mở cửa trở lại
Trong bối cảnh các trường học chuẩn bị mở cửa trở lại để bắt đầu học kỳ đầu tiên của năm học 2022, Bộ trưởng Giáo dục New Zealand Chris Hipkins ngày 25/1 thông báo bộ trên đã đặt hàng mua 5.000 máy lọc không khí cho các trường.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Wellington, New Zealand. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ông Hipkins cho biết bên cạnh chiến dịch tiêm phòng cho học sinh, tổ chức xét nghiệm, đảm bảo vệ sinh dịch tễ và giãn cách xã hội, Bộ Giáo dục New Zealand cũng mong muốn tạo điều kiện để các lớp học được thông khí tốt nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19. Ông đánh giá các trường học tại New Zealand đã làm tốt công tác thông khí tại các lớp học nhưng chỉ riêng việc mở các cửa chính và cửa sổ để thoáng gió không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao nên bộ trên quyết định đặt mua các máy lọc không khí. Theo đó, 500 chiếc máy lọc đầu tiên sẽ được bàn giao cho các trường từ tháng 3 và 4.500 chiếc còn lại sẽ bàn giao vào tháng 6.
Để giúp các trường học nhận biết những phòng học chưa có điều kiện thông khí tốt, Bộ Giáo dục New Zealand cũng sẽ cung cấp các bộ kit đo mức độ thông khí cùng các máy đo nồng độ CO2 cầm tay để sớm xác định các khu vực có chất lượng kém và nhanh chóng khắc phục. Hiện các trường học tại New Zealand đã được trang bị hơn 8.000 máy đo chất lượng môi trường trong phòng. Dự kiến, các máy đo nồng độ CO2 sẽ được triển khai sớm trong năm nay.
Video đang HOT
Các kết quả nghiên cứu do Viện nghiên cứu không khí và nước quốc gia và Bộ Giáo dục New Zealand phối hợp thực hiện đã chỉ ra việc mở cửa chính và cửa sổ của các phòng học là cách tốt nhất để tăng khả năng lưu thông khí trong các lớp học. Điều kiện thông khí tốt sẽ giúp đưa khí thoáng sạch từ bên ngoài vào bên trong và ngăn chặn nguy cơ không khí ô nhiễm quẩn trong không gian kín. Nồng độ CO2 trong không khí cũng là một chỉ số đáng tin cậy phản ánh chất lượng không khí. Hiện Bộ Giáo dục New Zealand cũng đang tìm hiểu về những hệ thống đơn giản để hỗ trợ lọc không khí và tăng cường khả năng thông khí tự nhiên tại các trường.
New Zealand hoãn mở cửa biên giới do lo ngại biến thể Omicron
New Zealand ngày 21/12 thông báo hoãn kế hoạch mở cửa biên giới cho đến hết tháng 2/2022, vì lý do biến thể Omicron đang lây lan nhanh trên toàn cầu.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Wellington, New Zealand, ngày 3/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đảo quốc Nam Thái Bình Dương này vừa mới bắt đầu kế hoạch nới lỏng các biện pháp phòng dịch được cho là nghiêm ngặt nhất thế giới. Theo kế hoạch ban đầu, các hạn chế biên giới quốc tế sẽ được nới lỏng từ tháng 1/2022 và đến tháng 4 sẽ cho phép toàn bộ khách nước ngoài được nhập cảnh. Tuy nhiên, theo quyết định mới, chương trình nhập cảnh không cách ly dành cho người New Zealand sống tại Australia từ ngày 16/1/2022 sẽ bị lùi lại đến cuối tháng 2. Ngoài ra, thời gian cách ly sẽ tăng từ 1 tuần lên 10 ngày, và các xét nghiệm cần phải trong vòng 48 giờ thay vì 72 giờ trước khi nhập cảnh.
Phát biểu tại họp báo ở Wellington, Bộ trưởng Ứng phó với COVID-19, ông Chris Hipkins cho biết: "Tất cả các bằng chứng cho đến nay đều cho thấy Omicron là biến thể lây lan nhanh nhất". Theo ông Hipkins, các biện pháp mới mang tính cẩn trọng bởi vẫn chưa rõ Omicron có thể gây bệnh nặng đến mức nào, cũng như chưa có thông tin đầy đủ về tác động của biến thể này lên các hệ thống y tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ New Zealand kêu gọi các bậc phụ huynh cân nhắc bảo vệ con em trong độ tuổi từ 5-11 của mình bằng loại vaccine cho trẻ em sẽ được công bố vào tháng 1/2022.
Bộ trưởng Hipkins cho biết Nội các đã nhất trí với khuyến nghị Nhóm Cố vấn kỹ thuật về việc phê chuẩn vaccine của hãng dược Medsafe cho trẻ từ 5-11 tuổi. Ông Hipkins khẳng định: "Trọng tâm của chính phủ là đảm bảo an toàn cho mọi người tại New Zealand trước đại dịch COVID-19".
Theo Bộ Y tế New Zealand, chương trình tiêm phòng cho trẻ sẽ bắt đầu từ ngày 17/1/2022. Có 476.000 trẻ em ở độ tuổi trên được phép tiêm mũi đầu tiên vào ngày này và mũi thứ hai sẽ được tiêm sau ít nhất 8 tuần. Tuy nhiên, Bộ trên cho biết khoảng cách giữa hai mũi tiêm có thể có thể là 21 ngày nếu cần.
*Cùng ngày, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết nhà chức trách nước này đã quyết định "sẽ không tái áp dụng biện pháp phong tỏa... mà sẽ tiếp tục sống chung với COVID-19 bằng ý thức và trách nhiệm chung".
Mặc dù số ca nhiễm liên tục tăng cao trong vài ngày qua cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron, song ông Morrison vẫn nhấn mạnh rằng việc hạn chế lây lan COVID-19 phụ thuộc lớn vào trách nhiệm của từng cá nhân.
Chính phủ Australia đang hướng tới việc thúc đẩy triển khai tiêm mũi tăng cường. Thủ tướng Morrison kêu gọi các bang mở cửa hàng trăm trung tâm tiêm chủng, vốn đã đóng cửa sau khi 80% người dân trên 16 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi.
New Zealand phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron New Zealand thông báo đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron. Người dân trên phố ở Wellington, New Zealand. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Ca bệnh này là một hành khách bay từ Đức quá cảnh qua Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất) vào ngày 10/12 vừa qua để đến Auckland và tiếp tục bay đến thành phố Christchurch...