New York Times: Ukraine sẽ không mở cuộc phản công mới trong năm nay
Hôm 12/7, tờ New York Times đưa tin các quan chức của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) không kỳ vọng Ukraine sẽ thực hiện nỗ lực phản công mới nhằm đẩy lùi quân đội Nga trong năm nay, bất chấp việc các quốc gia thành viên đã cam kết cung cấp vũ khí mới trị giá hàng tỷ USD cho Kiev.
Binh sĩ Ukraine tham gia buổi huấn luyện ở ngoại ô Kiev ngày 21/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington tuần này, Ukraine đã nhận được cam kết cung cấp thêm tên lửa, xe bọc thép và đạn dược từ Mỹ và các đồng minh. Các quốc gia này đồng thời cũng ký cam kết hỗ trợ lâu dài cho Kiev. Tuy nhiên, tờ New York Times cho biết sẽ mất nhiều tháng và nhiều năm để việc chuyển giao vũ khí hoàn tất vì một số trong đó vẫn chưa được sản xuất.
Phát biểu với điều kiện giấu tên, một quan chức cấp cao của NATO tiết lộ viện trợ sẽ đẩy Kiev vào con đường tiến tới một cuộc phản công mới vào năm 2025. Một người khác cho biết quân đội Ukraine sẽ tiếp tục ở thế phòng thủ trong ít nhất sáu tháng nữa.
Video đang HOT
Chính phủ Ukraine đã đổ lỗi cho việc cung cấp vũ khí không đủ của phương Tây là nguyên nhân gây ra thất bại cho lực lượng của họ trên chiến trường, bao gồm cả trong cuộc phản công hồi năm ngoái.
Đầu tháng này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phàn nàn về vấn đề tương tự. Ông tuyên bố rằng Kiev có quân đội sẵn sàng chờ được trang bị vũ khí.
“Chúng tôi có mong muốn phát động một cuộc phản công, nhưng các công cụ vẫn chưa đến. Tức là chúng tôi có các lữ đoàn mà không có vũ khí, chúng tôi có lực lượng dự bị, chúng tôi có 14 lữ đoàn vũ trang nhưng chưa có vũ khí phù hợp”, ông Zelensky nói với hãng tin Bloomberg.
Giới chức phương Tây đã đổ lỗi một phần do chính Kiev. Theo đó, Tổng thống Zelensky được cho là đã nhiều lần vượt quyền giới lãnh đạo quân sự Ukraine để ưu tiên các mục tiêu chính trị. Chẳng hạn, đầu năm 2023, ông đã dồn lực để phòng thủ thành phố Bakhmut, từ chối lời kêu gọi của các quan chức quân đội Mỹ rút lui và bảo toàn quân đội để phản công.
Về phần mình, Moskva từng tuyên bố không có khoản viện trợ nước ngoài nào có thể thay đổi kết quả cuộc xung đột Ukraine. Theo Nga, sự hỗ trợ từ bên ngoài sẽ kéo dài tình trạng thù địch một cách không cần thiết. Các quan chức Nga cũng dự đoán vũ khí do phương Tây sản xuất sẽ “bị thiêu rụi” giống như các vũ khí của Ukraine.
Nga tung đòn, phá hủy loạt chiến đấu cơ của Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phá hủy 9 máy bay chiến đấu Su-27 và MiG-29 của Ukraine trong 24h qua, đồng thời thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở hạ tầng chiến đấu của Kiev.
"9 máy bay của không quân Ukraine đã bị bắn trúng trong 24 giờ qua. Một cuộc tấn công tổng hợp bằng vũ khí chính xác nhằm vào một sân bay đã phá hủy 5 máy bay và làm hư hỏng 2 máy bay Su-27 của không quân đối phương. Hai chiếc MiG-29 và Su-27 khác của Ukraine đã bị phòng không Nga bắn hạ", Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố ngày 2/7 (giờ địa phương).
Ngoài ra, theo Bộ Quốc phòng Nga, nhóm chiến đấu phía Bắc của quân đội nước này đã đẩy lùi hai cuộc phản công của quân đội Ukraine ở khu vực Kharkov trong ngày qua, khiến đối phương tổn thất một xe chiến đấu bọc thép, ba phương tiện cơ giới, một hệ thống pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 155 mm do Đức sản xuất và một pháo phản lực M198 155 mm do Mỹ sản xuất.
Nga tiêu diệt hàng loạt chiến đấu cơ của Ukraine trong ngày qua. Ảnh: TASS
Tại khu vực Kharkov, các đơn vị chiến đấu phía Tây của Nga cũng đã giành được nhiều vị trí thuận lợi hơn, đẩy lùi các cuộc tấn công của lữ đoàn cơ giới số 14 và 115 cũng như lữ đoàn tấn công số 3 của quân đội Ukraine gần các khu định cư Pershotravnevoye ở Kharkov, Nadiya và Stelmakhovka.
Theo TASS, quân đội Nga đã tấn công các đơn vị quân đội và khí tài quân sự Ukraine ở 115 khu vực trong ngày qua, phá hủy nhiều kho đạn dược dã chiến của quân đội Ukraine. Lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 81 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine, 6 tên lửa Storm Shadow và một quả bom dẫn đường Hammer, một tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất.
Trong một diễn biến có liên quan, Reuters đưa tin, rạng sáng 2/7, Nga đã tấn công vào sân bay ở thành phố Starokostiantyniv, phía Tây Ukraine. Thành phố này là nơi đặt một căn cứ không quân quan trọng của Ukraine và gần đây thường xuyên trở thành mục tiêu tấn công của Moscow.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc không kích vào sân bay Mirgorod của Ukraine ở vùng Poltava. Theo Forbes, cuộc tấn công của Nga vào căn cứ không quân Mirgorod, phá hủy 5 chiếc Su-27 là một trong những thiệt hại lớn nhất của Ukraine từ khi xung đột bùng phát vào tháng 2/2022.
Theo Reuters, các cuộc tấn công của Nga là lời cảnh báo rõ ràng về những thách thức mà Ukraine phải đối mặt khi nước này vực dậy lực lượng không quân đang suy yếu và triển khai các máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên do Mỹ sản xuất.
Thủ tướng Slovakia xuất hiện trước công chúng sau vụ ám sát bất thành Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Thủ tướng Slovakia - ông Robert Fico đã có lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng, sau khi bị một tay súng tấn công hồi giữa tháng 5 vừa qua. Tại lâu đài Devin ở thủ đô Bratislava, ông Fico đã có bài phát biểu nhân Ngày Thánh Cyril và Methodius - một ngày lễ...