New York Times: Mục tiêu chống tham nhũng tiếp theo sẽ là Giang Trạch Dân
Chiến dịch chống tham nhũng của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình càng ngày càng mạnh mẽ, tấn công từ ruồi nhặng đến hổ lớn, trong đó mục tiêu tấn công mới nhất mà Tập nhắm đến tiếp theo có thể là cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Tờ New York Times cho rằng, vì muốn củng cố quyền lực, Tập Cận Bình đang dần thay đổi các tệ nạn đã ăn sâu vào đảng cộng sản là tham nhũng và kinh tế, con “rồng” lớn Giang Trạch Dân cần phải được loại trừ. Tuy nhiên, có một số học giả Mỹ cho rằng, Giang Trạch Dân đã có kim bài miễn tử thoát khỏi gòng kiềm của chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”.
Giang Trạch Dân (giữa) được ví như hiện thân của “người nhện”, bởi sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong chính giới Trung Quốc cho dù hiện nay ông không còn đương chức
Thông tấn xã Trung ương Đài Loan trích nguồn tin bài báo này cho biết, con số quan chức của Đảng cộng sản Trung Quốc sa lưới chiến dịch đã lên đến hàng ngàn, rất nhiều quan chức “ruồi nhặng” đã bị thanh trừng vì liên quan đến tham nhũng, đạo đức và chính trị. Trong đó lão hổ Chu Vĩnh Khang và cựu Phó Chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương Từ Tài Hậu cũng đều bị chiếu tướng.
Các nhà quan sát nước ngoài gọi Giang Trạch Dân là hiện thân của “người nhện”. Mặc dù Giang không còn giữ chức Bí thư đảng cộng sản và Chủ tịch Trung Quốc, nhưng lực lượng vây cánh trung thành của ông ta trong quá khứ thì vẫn còn, đặc biệt ảnh hưởng của ông trong đảng, quân đội và giới thương nhân vẫn rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, Ông Lý Thành, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc John Thornton thuộc Viện Brookings (Mỹ) cũng nhận định, cựu Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang sẽ là con hổ cuối cùng trong cuộc chiến chống tham nhũng của Tập Cận Bình bởi trong các cựu chủ tịch như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều được lãnh kim bài miễn tử.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc mới đây đã cử một đội điều tra hùng hậu đến Thượng Hải – “trung tâm” quyền lực của Giang Trạch Dân – ngay sau khi thông báo điều tra Chu Vĩnh Khang. Do đó, giới truyền thông nước ngoài cho rằng mục tiêu tiếp theo mà Tập Cận Bình muốn nhắm đến là Giang Trạch Dân.
Tuy nhiên, Thời báo kinh tế của Hồng Kông dẫn lời của Lý Thành (sinh ra tại Thượng Hải) lại phản bác ý kiến trên. “Lấy một vài dấu hiệu tạo sự mâu thuẫn giữa Tập và Giang như vậy, thật là một kiểu suy đoán vô lý”.
Video đang HOT
Giang Miên Hằng, 62 tuổi, con trai cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đã trở thành Hiệu trưởng đại học Công nghệ Thượng Hải được thành lập vào tháng 9 năm ngoái
Lý Thành cho rằng, nếu Tập Cận Bình nhắm vào cả Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, sẽ gần như việc phát động một cuộc cách mạng. Nếu điều đó xảy ra, cả nước sẽ phát sinh một cuộc bạo loạn mạnh mẽ, dẫn đến một loạt các phản ứng dây chuyền, lĩnh vực kinh tế và ngoại giao theo đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, vào mùa hè năm nay, con trai của Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng và Tăng Khánh Hồng đã từng xuất hiện cùng với Tập Cận Bình. Bên cạnh thông tin này, Lý Thành còn đưa ra dấu hiệu khác cho thấy ba gia tộc Đặng, Giang và Hồ đã nhận được kim bài miễn tử của Tập Cận Bình.
Chẳng hạn, Giang Miên Hằng được biết đến là ông chủ lớn của China Telecom, tuy nhiên đến tháng 02/2014 lại nhậm chức Hiệu trưởng Trường Khoa học Thượng Hải mới được thành lập. Hay vào tháng 05/2014, Giang Miên Hằng cùng với Tập Cận Bình khảo sát Công ty công nghệ y tế Liên Ảnh tại Thượng Hải.
Ngoài ra, con trai của Hồ Cẩm Đào là Hồ Hải Phong vào tháng 05/2014 được giữ chức Bí thư kiêm Phó Bí thư Ủy ban Chính pháp thành phố Gia Hưng tỉnh Chiết Giang.
Lý Thành còn phân tích rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục chống tham nhũng, trong đó các quan chức cấp cao như Bộ trưởng và phó Bộ trưởng đều sẽ bị điều tra và ngã ngựa, từng người từng người một và cuối cùng có thể gây ra một hiệu ứng domino.
Mai Thanh (dịch từ RFI)
Theo NTD
RFI: Tập Cận Bình thanh trừng Từ Tài Hậu, từng bước củng cố quyền lực
Mới đây, Cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu đã chính thức bị thanh trừng khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự việc không ngừng thu hút sự chú ý của dư luận. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, việc lãnh đạo Trung Quốc hiện thời Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng là một hiện tượng của việc đấu tranh chống lại thế lực cũ.
Thông tấn xã Trung ương dẫn nguồn tin của tờ "The New York Times" cho biết, Từ Tài Hậu trước kia chịu trách nhiệm công tác chính trị, nắm nguồn ngân sách và nhân sự lớn, hiện nay lại bị bắt vì tội tham nhũng, các chuyên gia Mỹ cho rằng, việc lãnh đạo Trung Quốc hiện thời Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng là một hiện tượng của việc đấu tranh chống lại thế lực cũ.
Các lãnh đạo Trung Quốc tại tiệc mừng Quốc khánh ở Bắc Kinh ngày 30.9/2013.
Theo các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Từ Tài Hậu là một nhà chính trị tinh tế và hiểu biết, với sức mạnh và quyền lực mạnh mẽ. Từ Tài Hậu được coi là bè phái của Giang Trạch Dân, năm 2002 mặc dù vị trí lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc của Giang chuyển sang cho Hồ Cẩm Đào, nhưng Giang vẫn chịu trách nhiệm quản lý quân đội trong nhiệm kỳ hai năm. Điều này khiến cho sự kế thừa quyền hành của Hồ Cẩm Đào không trọn vẹn, do đó Hồ Cẩm Đào bị xem là một nhà lãnh đạo chuyển tiếp tầm thường.
Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc của chính phủ Mỹ cho biết, Hồ Cẩm Đào trước khi chuyển giao quyền lãnh đạo cho Tập Cận Bình đã lên tiếng cảnh báo rằng, Từ Tài Hậu là người không thể tin tưởng được.
Bài viết phân tích rằng, vấn đề không chỉ đơn giản là việc Từ Tài Hậu bị tranh trừng khỏi đảng, mà là ở chỗ Từ nắm vị thế quan trọng trong quân đội, trước đây ông từng nắm quyền quản lý công tác chính trị trong quân đội, đưa rất nhiều người trong bè phái lên nắm chính quyền điều này gây nguy hại cho việc củng cố quyền lực đảng cộng sản Trung Quốc của Tập Cận Bình. Trên thực tế, hai vị Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương đương thời, Phạm Trường Long và Hứa Kỳ Lượng đều là bè phái thân cận của Từ.
Một quan chức quân đội Trung Quốc đã nói với tờ South China Morning Post rằng, sai lầm lớn nhất của Từ Tài Hậu là trước khi Tập lên nắm chính quyền vào tháng 12/2012, đã bố trí các đồ đệ thân tín của mình vào Quân ủy trung ương.
Điều này khiến cho Tập không khỏi chướng mắt, nhưng tạm thời Tập sẽ không tấn công trực diện vào toàn thể quân đội, vì ông ta đang cần thời gian để thúc đẩy tinh thần vũ trang của quân đội, nhằm chiếm lấy niềm tin của quân đội đối với mình. Do đó, khó mà xác định được rằng, các nhà lãnh đạo trong quân đội Trung Quốc có bố trí lực lượng quân đội, ngầm chống lại Tập Cận Bình hay không.
Những năm gần đây, quân đội Trung Quốc rõ ràng là xem thường các mệnh lệnh của đảng và có dấu hiệu hoạt động riêng lẻ. Nhìn từ việc quân đội nước này bí mật mở rộng tăng cường vũ khí và tên lửa hạt nhân chiến lược, động thái này khiến người ta không khỏi quan ngại.
Giang Trạch Dân trao bằng khen biểu dương năng lực quân sự của Từ Tài Hậu khi ông Giang còn đương nhiệm
Tờ Liên hợp tảo báo của Singapore cho biết, trước đây Trung Quốc trước ngày kỷ niệm thành lập Đảng và ngày quốc khánh rất hiếm khi công bố những vụ án tham nhũng của quan chức gây bất lợi cho hình ảnh quốc gia.
Có người cho rằng, việc Trung Quốc tiến hành tiêu trừ "con hổ lớn" Từ Tài Hậu, thể hiện dụng ý cảnh báo hết sức rõ ràng. Mà việc Tập Cận Bình sờ gáy một lãnh đạo máu mặt của quân đội cho thấy, sau một năm lên nắm chính quyền và theo đuổi chính sách chống tham nhũng, quyền lực của Tập Cận Bình trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc và quân đội đã vượt mặt những người tiền nhiệm là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và đang dần chứng tỏ một hình tượng "anh hùng chính trị" tương tự Đặng Tiểu Bình.
Chuyên gia chính trị - Lý Thiên Tiếu trong một cuộc phỏng vấn cho biết, nếu so sánh quyền lực giữa Giang và Tập, lần này rõ ràng là Giang Trạch Dân đã cho thấy sự yếu thế của mình. Trong tương lai nhiều khả năng Tập Cận Bình sẽ dần dần càn quét toàn bộ thế lực của Giang Trạch Dân và từng bước xây dựng thế lực tay chân của riêng mình.
Có nhà phân tích cho rằng, Từ Tài Hậu có thể sẽ trở thành trường hợp đầu tiên bị tước đi quân hàm cấp tướng. Vì căn cứ theo quy định về điều lệ quân hàm của quan chức Trung Quốc "quan chức quân đội phạm tội, sẽ bị tước quyền lợi chính trị hoặc bị phạt tù trên 3 năm tù, và bị tòa án tước đoạt quân hàm". Tuy nhiên, theo số liệu công bố công khai, quân đội Trung Quốc kể từ khi phục hồi hệ thống quân hàm vào năm 1988, chưa có tướng lĩnh quân đội nào bị tước bỏ quân hàm.
Mai Thanh (dịch theo RFI)
Theo NTD
35 năm qua, chính trường Trung Quốc vẫn đầy "khói súng" Sau khi CHND Trung Hoa thành lập, những cuộc đấu đá chính trị đã diễn ra liên miên kéo theo những hệ lụy xấu về xã hội và kinh tế. Ngay cả nguyên thủ quốc gia như chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ hay "thái tử" Lâm Bưu cũng không được cái chết yên bình. Bạc Hy Lai và Từ Tài Hậu đều "ngã...