‘New Strait Times’: 5 lý do có thể dẫn đến xung đột Mỹ – Trung Quốc
Tờ New Strait Times (Malaysia) cho rằng có 5 lý do chính có thể dẫn đến một cuộc xung đột Mỹ – Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan ở Thái Bình Dương hồi năm 2011 – Ảnh: Reuters
Một bài xã luận trên tờ New Strait Times đăng tải ngày 12.1 đã nêu ra 5 lý do chính có thể dẫn đến cuộc chiến Mỹ – Trung.
Một là, kể từ khi Trung Quốc mở cửa thương mại và đầu tư nước ngoài hồi cuối thập niên 1970, nền kinh tế nước này phát triển tăng vọt, vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Chính vì lẽ đó, chi tiêu ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng không ngừng được tăng lên.
Trong giai đoạn 2001 – 2011, ngân sách quốc phòng Trung Quốc mỗi năm tăng trung bình 10,3%, và trong năm 2012, ngân sách này đã vượt qua mức 100 tỉ USD.
Theo New Strait Times, là một cường quốc đang nổi, Trung Quốc sẽ tăng cường nền an ninh của nước này, đồng thời mở rộng ảnh hưởng, kiểm soát, tuyên bố chủ quyền trong các vùng lân cận. Đây là một yếu tố đe dọa vị thế cường quốc của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Hai là, chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương cũng là một nguyên nhân dẫn đến căng thẳng leo thang và một cuộc chiến giữa Trung Quốc – Mỹ có thể xảy ra.
“Nhà Trắng không chỉ tăng cường triển khai lực lượng quân sự đến Úc, Hàn Quốc, Philippines và Singapore, mà còn tăng cường thắt chặt quan hệ hợp tác quân sự với nhiều quốc gia trong khu vực như Ấn Độ, New Zealand, Indonesia, Malaysia và thậm chí là Myanmar”, bài xã luận nhận định.
Ba là, những cam kết hỗ trợ đảm bảo an ninh của Mỹ đối với các đồng minh trong khu vực châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, sẽ giúp những nước này củng cố vị thế “mặc cả” của họ trước Trung Quốc.
Video đang HOT
Chẳng hạn, Nhật Bản hồi tháng 9.2012 đã tuyên bố quốc hữu hóa một số đảo tại quần đảo tranh chấp với Trung Quốc Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, dẫn đến căng thẳng hai nước này ngày càng leo thang. Trong khi đó, ở biển Đông, Philippines đã khởi kiện Trung Quốc về yêu sách ngang ngược “đường lưỡi bò” ra Tòa án Quốc tế về luật Biển.
Điều này cho thấy Trung Quốc sẽ phải “bất an” khi vươn lên vị trí cường quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi Mỹ vẫn đang ở vị thế thống lĩnh về mặt hiện diện quân sự, cùng các nước đồng minh và đối tác chiến lược Mỹ.
Bốn là, đa số các nước ở châu Á – Thái Bình Dương “dựa dẫm” vào sự bảo vệ của Mỹ về mặt quân sự, nhưng lại “dựa hơi” Trung Quốc về mặt phát triển kinh tế.
Mặc khác, Mỹ chú trọng cán cân quân sự tại Đông Á, còn Trung Quốc lại tập trung vào cán cân lợi ích trong khu vực này. Điều này dẫn đến sự hục hặc giữa Mỹ và Trung Quốc.
Năm là, Bắc Kinh và Washington không hề thiết lập bất kỳ bộ quy tắc nào để kiềm chế cuộc chạy đua tranh giành quyền lực tại khu vực.
Chẳng hạn, trong thời chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô đã công khai hoặc ngấm ngầm đưa ra những nguyên tắc kiềm chế căng thẳng đôi bên, nhằm tránh rơi vào cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.
Còn Mỹ và Trung Quốc, do không có bộ quy tắc nào, nên mạnh ai nấy xưng hùng xưng bá trong khu vực, “chọc tức” lẫn nhau, theo New Strait Times.
New Strait Times cho rằng những gì mà Mỹ và Trung Quốc nên làm để tránh rơi vào tình trạng chiến tranh là sự hiểu biết lẫn nhau nhằm duy trì an ninh khu vực.
Theo TNO
Thái Lan: Chính phủ ngày càng mất lợi thế
Chính phủ Thái Lan đang ngày càng phải nhượng bộ nhiều hơn trước người biểu tình, và tình hình ngày một khó khăn hơn với họ.
Ngày 14/1, ngay cả khi Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra không hề bộc lộ dấu hiệu nào của sự mất tinh thần trước việc hàng trăm ngàn người rầm rộ biểu tình "đóng cửa" thủ đô Bangkok, việc bà kêu gọi các "ông lớn" trong chính trường Thái Lan ngồi lại với nhau để bàn về khả năng hoãn cuộc bầu cử ngày 2/2 tới đây chứng tỏ chính phủ đã bắt đầu phải có sự nhượng bộ.
Theo ông Suranand Vejjajiva, Chánh văn phòng phủ Thủ tướng, bà Yingluck đã lên kế hoạch mời những người ủng hộ và phản đối cuộc bầu cử sắp tới tham gia hội nghị thương lượng về khả năng hoãn cuộc bầu cử.
Người biểu tình đang gây sức ép vô cùng lớn lên chính phủ của bà Yingluck
Bà Yingluck đã gửi thư mời đến Tòa án Hiến pháp, Tòa án Hành chính, Văn phòng Tổng Kiểm toán và Văn phòng Tổng Chưởng lý Thái Lan đề nghị các cơ quan này tham dự cuộc họp.
Động thái mới này của bà Yingluck cho thấy chính phủ Thái Lan đang thể hiện lập trường ngày càng mềm dẻo hơn trước người biểu tình. Trước đó, bà đã tuyên bố rằng chính phủ không có quyền hoãn bầu cử bất chấp kiến nghị của nhiều giới ở Thái Lan.
Trước thềm chiến dịch "đóng cửa" thủ đô Bangkok của phe biểu tình, đảng Pheu Thai của bà Yingluck đã lên kế hoạch đối phó bằng cách yêu cầu ứng cử viên ở các tỉnh phía bắc và đông bắc huy động ít nhất 5000 người ở mỗi khu vực bầu cử để tuần hành chống "đóng cửa" và ủng hộ bầu cử.
Các lãnh đạo Pheu Thái đã hy vọng rằng chiến dịch đối phó này sẽ phát huy hiệu quả tích cực trong việc ngăn chặn tình trạng thủ đô Bangkok bị đóng cửa. Tuy nhiên kết quả trong thực tế đã không được như họ mong đợi khi chỉ có khoảng 20.000 người thuộc phe "áo đỏ" tham gia tuần hành ở các tỉnh Ubon Ratchathani, Amnat Charoen và Yosothon.
Lãnh đạo Pheu Thai đã yêu cầu các thành viên "áo đỏ" huy động thêm người biểu tình, tuy nhiên mỗi khu vực bầu cử cũng chỉ lôi kéo được thêm 500 tham gia tuần hành chống "đóng cửa".
Cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ ở tỉnh Ubon Ratchathani ngày hôm qua đã không để lại được bất cứ tiếng vang nào. Đám đông tuần hành giải tán nhanh chóng và chỉ có vài ứng cử viên chạy đua vào cuộc bầu cử xuất hiện trên sân khấu.
Cảnh sát Thái Lan vẫn chỉ được sử dụng hơi cay và đạn cao su để chống biểu tình
Ở các tỉnh vùng đông bắc, nơi phe "áo đỏ" coi như căn cứ địa của mình, chỉ có lác đác vài hoạt động được tổ chức để ủng hộ cuộc bầu cử sắp tới, và những hoạt động này cũng được tổ chức rất kém.
Cuộc chạy đua cho tổng tuyển cử ngày 2/2 tới đây cũng không có diễn biến gì nổi bật. Các lãnh đạo phe áo đỏ như Nattawut Saikuar và Jatuporn Prompan đã thất bại trong chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử, trong khi bản thân các ứng cử viên cũng tỏ ra không mấy mặn mà lắm với chiến dịch tranh cử của mình.
Lý do dễ hiểu là các ứng cử viên này đang phải lo sốt vó trước lệnh triệu tập của Tòa án Hiến pháp đối với hơn 300 nghị sĩ liên quan đến việc sửa đổi hiến pháp bị tòa án cho là vi hiến.
Các nghị sĩ này cũng sẽ phải tự bảo vệ mình trước Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia (NACC) với cáo buộc họ đã phạm luật khi thông qua điều khoản sửa đổi hiến pháp hôm 17/1. Một nghị sĩ đã phải thốt lên với Bangkok Post: "Chúng tôi bị đánh hết đòn này đến đòn khác. Chúng tôi không còn tâm trí đâu nữa để đi vận động bầu cử. Dường như chẳng có tương lai gì hết."
Ngay cả bản thân bà Yingluck cũng đang phải đối mặt với thời điểm khó khăn, khi NACC tuyên bố trong tháng này sẽ ra quyết định về những sai phạm trong chương trình tài trợ giá gạo của chính phủ.
Vị nghị sĩ này kết luận: "Các ứng cử viên không bị ảnh hưởng bởi việc Bangkok đóng cửa, tuy nhiên Thủ tướng có thể không giữ được vai trò lãnh đạo chính trị của mình. Nếu cuộc nổi dậy của người dân không lật đổ được Thủ tướng thì một tổ chức độc lập như quân đội có thể sẽ làm điều đó."
Theo BangkokPost
Thái Lan: Du khách ồ ạt chạy loạn khỏi Bangkok Trước nguy cơ bị người biểu tình phong tỏa thủ đô, hàng ngàn du khách đang tìm cách tháo chạy khỏi Bangkok. Ngày 12/1, hàng chục ngàn người biểu tình chống chính phủ đã đổ về thủ đô Bangkok của Thái Lan, dùng các loại phương tiện của mình phong tỏa các tuyến đường cao tốc và giao lộ trong một nỗ lực...