Nếu TP.HCM cho bán đồ ăn mang về, người dân sẽ vẫn ra đường
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, nếu TP.HCM cho mở nhà hàng, kể cả bán mang về, thì người dân vẫn ra đường mua, không khác gì nhiều so với tuần trước.
Với quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7, TP.HCM cũng yêu cầu tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về. Giải pháp này ảnh hưởng tới một bộ phận không nhỏ người dân nên cũng có những ý kiến trái chiều, người ủng hộ, người lo ngại.
Trao đổi với Zing , PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu (đại biểu Quốc hội, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), cho rằng việc TP.HCM cấm nhà hàng bán thức ăn mang về cũng giống với giai đoạn áp dụng giãn cách xã hội hơn một năm trước – khi dịch Covid-19 mới bùng phát ở Việt Nam.
“Nếu bây giờ TP.HCM cho mở nhà hàng, kể cả bán mang về, thì người dân vẫn ra đường mua mang về, không khác gì nhiều so với tuần trước”, ông Hiếu nhận định. Theo ông, với quy định hiện nay, người dân thành phố vẫn có thể mua hàng ở những siêu thị hay địa điểm Nhà nước quy định với các giải pháp phòng, chống dịch tối đa.
Vị đại biểu này nhấn mạnh chúng ta nên thực hiện nghiêm giống như trước đây và làm thật quyết liệt, nếu không quyết liệt thì TP.HCM lại rơi vào tình trạng như hơn một tháng qua.
Các chuyên gia nhận định hoạt động bán thức ăn mang về tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi quy định giãn cách không được đảm bảo. Ảnh: Thạch Thảo.
Các chuyên gia nhận định hoạt động bán thức ăn mang về tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi quy định giãn cách không được đảm bảo. Ảnh: Thạch Thảo.
Ủng hộ quyết định này, bác sĩ Trương Hữu Khanh (nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM), cho rằng đó là giải pháp cần thiết.
Dưới góc nhìn chuyên môn, ông đánh giá hoạt động mua thức ăn mang về có nguy cơ cao, nhất là khi tập trung đông người chờ mua nhưng chủ cơ sở không có biện pháp giải quyết.
“Khi tập trung quá đông để mua thức ăn mang về thì cũng giống như việc chen chúc chờ tiêm vaccine hay xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm, tức là đều tạo ra môi trường, nguy cơ lây nhiễm”, ông Khanh nói.
Theo ông, cấm hoạt động này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhiều người, song nếu cho phép hoạt động thì rất khó kiểm soát vì sẽ có những nơi không tuân thủ.
Video đang HOT
Trong trường hợp buộc phải để loại hình này được hoạt động, ông Khanh góp ý cần quy định rõ hình thức xử phạt với nơi không tuân thủ giãn cách, ví dụ rút giấy phép kinh doanh, cấm kinh doanh vĩnh viễn. Với biện pháp mạnh như vậy các cơ sở mới tuân thủ giãn cách.
Đưa ra quan điểm về việc thực hiện giãn cách ở TP.HCM trong hơn một tháng qua, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng có 3 sự thất bại.
Một là yêu cầu người dân giãn cách nhưng lại để xảy ra tình trạng người dân ùn ùn đi tiêm vaccine và lấy mẫu xét nghiệm. Hai là giãn cách trong ngõ hẻm gần như không kiểm soát, chỉ dựng rào chắn và chặn đường bên ngoài, còn bên trong quản lý lỏng lẻo. Ba chính là lỗ hổng trong việc duy trì hoạt động bán thức ăn mang về.
Để giải quyết “sự thất bại” này, giúp người dân yên tâm giãn cách, ông Khanh nhấn mạnh chính quyền cần đảm bảo điều kiện tối thiểu về nhu cầu ăn uống cho người dân.
Muốn vậy phải phát huy trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở, tới tận cấp tổ trưởng dân phố. Theo đó, cần hỗ trợ nguồn hàng và có những địa điểm để người dân dễ tiếp cận.
Bác sĩ Khanh khuyến cáo người dân TP.HCM thực hiện nghiêm quy định giãn cách để tránh lây nhiễm thêm trong 15 ngày tới.
Trước đó, chia sẻ về quyết định dừng bán thức ăn mang về, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức dẫn chứng đơn giản như một tiệm bánh mì khi nhiều người đặt hàng, shipper đến đứng đợi ở cửa hàng rất khó đảm bảo giãn cách. Theo ông, không có quyết định nào toàn vẹn nên chính quyền mong mỗi người dân hy sinh một chút trong giai đoạn thành phố đang khó khăn.
Tình bạn đẹp nhất Sài Gòn: Cụ ông ung thư đi làm kiếm tiền nuôi bạn mất trí nhớ
71 tuổi, nhận thức bản thân vẫn còn khỏe mạnh hơn bạn mình, dù bệnh ung thư ông Long vẫn hàng ngày ra ngoài kiếm tiền và chăm sóc cho ông Thái. Với ông Thái, ông Long là toàn bộ ký ức còn lại của ông vì căn bệnh mất trí nhớ.
Ông Thái suy giảm trí nhớ nhưng chỉ nhớ 1 mình ông Long . ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Những ngày Sài Gòn nắng đổ lửa, tôi tìm đến căn nhà nhỏ gần sát bên đường tàu của ông ông Lương Huỳnh Thái (71 tuổi) và ông Đình Long (71 tuổi). Căn phòng vỏn vẹn vài mét vuông chỉ đủ để hai ông đặt một chiếc nệm nhỏ, một chiếc tivi cũ, quạt và vài đồ dùng linh tinh.
Thời tiết Sài Gòn nóng nực, căn phòng cũng vì vậy mà chật hẹp, nóng nực thêm vài phần. Khó khăn lắm tôi và ông Long mới lên được căn phòng qua cầu thang nhỏ, dù tiếng động khá lớn nhưng ông Thái vẫn chăm chú vào màn hình tivi mà không hay có người đến.
Căn phòng trọ của hai ông chật chội và vỏn vẹn vài mét vuông . ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Hai ông từng học chung lớp Đệ lục ở Sài Gòn (lớp học thời xưa, bằng với lớp 6 hiện tại). Sau đó bẵng đi một thời gian không gặp nhau. "Ngày xưa sau khi hết học thì cả hai đều ở Sài Gòn nên lâu lâu cũng có gặp nhau uống nước, vì thời đó còn có một vài bạn bè cũng ở Sài Gòn nữa. Long không có vợ con gì, ngày xưa cũng có yêu một cô gái mà sau cô ấy đi lấy chồng nên nó ở vậy luôn. Tình duyên của tôi cũng đứt gánh", ông nói.
Khoảng 10 năm trước, ông Thái không may bị gãy chân, ông Long chăm sóc và từ đó dọn về ở chung phòng trọ ở quận 2 (TP.HCM), sau đó chuyển đi nhiều nơi, phòng trọ hiện tại của hai ông ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) được một mạnh thường quân trả tiền thuê phòng hàng tháng với giá 2 triệu đồng.
Ông Thái bị đau chân và hay lạc đường nên giờ chỉ ở nhà . ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Năm 2019, sau khi phẫu thuật cắt túi mật, trí nhớ của ông Thái bị suy giảm khiến ông không thể nhớ được. Từ đó ông Thái rất hiếm khi nói chuyện, cả ngày chỉ nằm ở trên giường và xem tivi. Nhưng lạ thay, ông Thái chỉ nhớ một mình ông Long.
Ông Long tự dùng kéo để cắt râu cho bạn . ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Bản thân ông Long mắc bệnh ung thư đại tràng, bụng sưng to, cứng, khó tiêu nhưng nhận thức bản thân khỏe mạnh hơn bạn mình nên vẫn hàng ngày ra ngoài đường để mưu sinh.
Ông Long làm thợ sắt, chạy xe ôm, chở hàng, ai kêu gì thì làm đó kể kiếm thêm tiền. Ông Long nói: "Thấy tôi đi làm vất vả thì hồi đó nó cũng nói thôi để nó đi làm bảo vệ thêm ngày 4 tiếng để kiếm tiền nhưng không may bị tai nạn gãy tay nên tôi đi làm thay, số nó khổ lắm".
Nếu ngày nào không kiếm được tiền, ông Long đi khắp nơi để xem có chỗ nào phát cơm miễn phí để xin về cho ông Thái. Nếu không kiếm được chỗ cho cơm thì ông mua cơm nợ tiền chỗ quán quen rồi lại kiếm tiền quay lại trả nợ. Lắm lúc, ông Long còn nhịn đói để nhường cơm cho ông Thái.
Đồ đạc của 2 ông chủ yếu là được cho lại, chiếc xe máy cũng được mạnh thường quân giúp đỡ để ông Long tiện đi lại nhưng đã rất cũ kỹ. Nghe đâu có mái ấm có thể vào ở miễn phí, ông Long lái xe đi tìm thì hay tin trung tâm không nhận người nằm 1 chỗ không thể di chuyển được nên ra về. Trên đường về thì xe không may bị hỏng phải dắt bộ một đoạn xa về nhà.
Sau đó chải tóc lại . ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Ông Thái kể lại có lần ở trong bệnh viện, không biết được ai cho 200.000 đồng những ông Thái vẫn nắm chặt trong tay, ai hỏi cũng không nhớ là tiền từ đâu mà có. Chỉ đến lúc ông Long đến thì ông Thái mới chịu đưa tờ 200.000 đồng cho ông Long.
"Nhiều khi mình cũng muốn bỏ ổng mà nghĩ lại thấy cũng tội nghiệp, ngày xưa ổng hiền lắm nên bị người ta lừa suốt. Giờ mà để ổng đi ra ngoài là ổng đi lạc tội nghiệp lắm. Có lần đi ngoài đường mà nhìn thấy tôi mừng lắm, khóc luôn rồi chạy té lên té xuống. Thành ra cũng là cái duyên với nhau, ba ruột của bạn và mẹ ruột của tôi còn có chung một ngày giỗ", ông Long nghẹn ngào.
Nói đoạn, ông Long quay qua gọi ông Thái đang xem ti vi. "Thái, quay qua đây cắt râu cho, râu dài vậy lát sao ăn cơm". Nói rồi, ông Long lục trong hộp thuốc ra 1 cái kéo nhỏ rồi cắt tỉa râu cho ông Thái, xong xuôi lại lấy lược để chải lại tóc cho ông Thái. Thấy ông Long cặm cụi chải đầu, ông Long chỉ ngồi im.
Ông Long vui mừng vì được tặng 1 cây đàn . ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH
Ông Long tâm sự: "Ngày xưa nó còn khỏe còn nhớ thì còn đèo nó đi làm chung được. Nó đòi đi theo để nó phụ việc nhưng thực ra nó cũng không được gì đâu nhưng mà vui, nay nó bệnh nên đành phải để ở nhà nằm 1 chỗ luôn. Giờ tôi có ra ngoài cũng được một lúc cũng chạy về vì không yên tâm, không để ổng một mình ở nhà được".
Chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương (25 tuổi) người từng kêu gọi giúp đỡ cho hoàn cảnh của hai ông chia sẻ hoàn cảnh của hai chú khiến chị xúc động vì ở giữa Sài Gòn lại có một câu chuyện tình bạn đẹp. Hỏi hàng xóm xung quanh cũng biết hai ông không phải anh em ruột nhưng ở cùng nhau.
"Tôi đã gặp rất nhiều người và giúp đỡ qua rất nhiều hoàn cảnh rồi nhưng chưa hoàn cảnh nào lại để lại cảm xúc cho tôi đến thế. Chú Long dù mắc nợ tiền mua cơm của những quán ăn gần nhà bao nhiêu chú cũng nhớ để đi trả lại nên đi trả nợ giúp chú", chị bày tỏ.
KHẨN: TP.HCM tìm 2 tài xế chở nữ bệnh nhân COVID-19 nhập cảnh chui Nữ bệnh nhân 2580 (V.T.T., quê Vĩnh Long) từng đi taxi từ Rạch Giá, Kiên Giang về TP.HCM rồi bắt xe ôm đến khách sạn tại huyện Bình Chánh. Cơ quan y tế TP.HCM thông báo khẩn tìm 2 tài xế từng chở bệnh nhân này. Căn nhà trọ trong hẻm 102 Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp tạm thời bị phong tỏa...