Nếu thức giấc giờ này, bác sĩ cảnh báo gan của bạn có thể gặp nguy hiểm
Đó là khoảng thời gian từ 1 đến 4 giờ sáng, các bác sĩ cảnh báo gan có thể gặp nguy hiểm.
Bệnh gan nhiễm mỡ có xu hướng không gây hại trong giai đoạn đầu, nhưng gây ra những hậu quả lâu dài.
Gan nhiễm mỡ là sự hiện diện của các tế bào mỡ bên trong gan, mà hầu hết mọi người đều mắc ở mức độ khác nhau.
Các vấn đề phát sinh khi các tế bào mỡ này gây ra sự tích tụ chất thải độc hại trong cơ thể và ngăn gan hoạt động bình thường. Mức độ thiệt hại này càng lớn thì gan càng ít có khả năng phục hồi, và có thể cần ghép gan trong một số trường hợp.
Mức độ thiệt hại này càng lớn thì gan càng ít có khả năng phục hồi. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo tạp chí về giấc ngủ Nature and Science of Sleep, rối loạn giấc ngủ là một dấu hiệu rõ ràng của sẹo gan, theo tờ Express.
Tiến sĩ Brian Lum, bác sĩ, chuyên gia y học tích hợp và chức năng có trụ sở tại Kansas (Mỹ), khuyên nên ghi lại thời gian thức dậy để biết liệu bệnh gan có gây rối loạn giấc ngủ của bạn hay không.
Video đang HOT
Ông giải thích: Thông thường, nguyên nhân phổ biến nhất gây thức giấc từ 1 đến 4 giờ sáng là do gan có vấn đề. Có thể là viêm gan hoặc bệnh gan nhiễm mỡ.
Theo tạp chí Journal of Thoracic Disease, có đến khoảng 60 – 80% bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính bị rối loạn giấc ngủ, theo Express.
Các biểu hiện thường gặp nhất là mất ngủ, giấc ngủ kém hiệu quả, buồn ngủ vào ban ngày và hội chứng chân không yên.
Tiến sĩ Lun giải thích: Khi gan có nhiều chất béo tích tụ, nó không còn hoạt động tốt và giải độc cơ thể một cách hiệu quả nữa.
Vì chất độc không thể được trung hòa và loại bỏ khỏi cơ thể nên người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh thoái hóa như viêm xương khớp, loãng xương và bệnh Alzheimer.
Bệnh gan nhiễm mỡ hầu như luôn xảy ra đồng thời với tình trạng kháng insulin và sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Thông thường, nguyên nhân phổ biến nhất gây thức giấc từ 1 đến 4 giờ sáng là do gan có vấn đề. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo đồng hồ sinh học, trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ sáng, gan hoạt động mạnh nhất để làm sạch và giải độc cơ thể trong khi ngủ.
Vì vậy, nếu gan hoạt động chậm và trì trệ do tích tụ chất béo trong thời gian thanh lọc này (từ 1 – 4 giờ sáng), cơ thể sẽ cố gắng phân bổ nhiều năng lượng hơn để giải độc và kích hoạt hệ thống thần kinh thức dậy.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhịp sinh học có thể thay đổi theo tuổi tác, khiến việc thức dậy sớm vào buổi sáng trở nên phổ biến hơn ở người lớn tuổi.
Đối với người lớn tuổi, xu hướng thức dậy 3 – 4 lần mỗi đêm ngày càng tăng.
Các tình trạng như tiểu đêm, lo lắng và các triệu chứng khác có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra những thay đổi về giấc ngủ do tuổi tác, theo Express.
Nguy hiểm: Sợi thép của rây lọc cháo đâm xuyên qua... amidan bé gái 13 tháng tuổi
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiến hành gắp thành công dị vật là sợi thép rơi ra từ dụng cụ lọc cháo ăn dặm, xuyên qua amidan trái của bé gái 13 tháng tuổi ở Nam Định.
Dị vật là sợi thép từ rây lọc đồ ăn. Ảnh: BVCC
Lấy sợi dây sắt dài 2cm cắm sâu vào họng bé 11 tháng tuổi
Theo người nhà bệnh nhi, trưa ngày 28/9, bệnh nhi đang ăn cháo thì bỗng nhiên bỏ ăn, ho sặc sụa và nôn nhiều. Ban đầu gia đình chỉ nghĩ bệnh nhi bị viêm họng nên ho và nôn trớ, nhưng đến chiều tối thấy bệnh nhi nôn kèm máu, gia đình vội vàng đưa đến bệnh viện tỉnh để thăm khám.
Bệnh nhi được các bác sĩ chỉ định chụp X-quang cổ ngực thì được chẩn đoán theo dõi dị vật kim loại vùng sàn họng - miệng và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi được thăm khám, soi họng và đọc kết quả phim X-Quang, các bác sĩ xác định có dị vật kim loại đâm xuyên qua amidan bên trái của bệnh nhi.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Trưởng, Khoa Tai - Mũi - Họng, người trực tiếp gắp dị vật cho bệnh nhi cho biết: Nhận thấy dị vật mắc ở vị trí phức tạp, nguy cơ chảy máu cao, các bác sĩ đã nhanh chóng cho bệnh nhi làm các xét nghiệm cần thiết, rồi chuyển lên phòng mổ, gây mê và tiến hành gắp dị vật lấy ra được sợi thép nhỏ nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài 2cm.
Theo bác sĩ Trưởng, nếu không được gắp ra kịp thời, đoạn kim loại này có thể gây nhiễm trùng và chảy máu, dẫn đến những hậu quả khó lường. Dị vật nguy hiểm nói trên được xác định là rơi ra từ rây lưới thép để lọc đồ ăn, bị lẫn vào cháo của bệnh nhi trong quá trình chế biến.
Từ trước đến nay, rây lọc vốn là một dụng cụ thường được dùng rất nhiều trong các gia đình có trẻ nhỏ khi chế biến thức ăn, giúp nghiền nhỏ cơm, cháo, các loại thịt cá, rau củ hay loại bỏ xương cá, gà, lợn... có trong cháo. Thế nhưng, trong trường hợp này, nó lại biến thành vật gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, khoa thường xuyên tiếp nhận trẻ hóc dị vật như xương cá, xương lợn, xương gà, các hạt thực vật (lạc, na, ngô...), mảnh nhựa, đồ chơi, đồng xu, đồ chơi, cúc áo. Đặc biệt một số trường hợp trẻ nuốt phải các vật sắc nhọn như đinh vít, ghim sắt... đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
"Khi làm đồ ăn cho con, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần thường xuyên kiểm tra dụng cụ, nếu có hỏng dù là 1 chút cũng nên thay mới để đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong quá trình cho trẻ ăn, cũng cần chú ý quan sát đồ ăn để loại bỏ các dị vật bất thường. Trường hợp nghi ngờ con bị hóc, gia đình nên đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất, không nên tự chữa bằng mẹo vì có thể sẽ nguy hiểm hơn cho trẻ và gây thêm khó khăn cho các bác sĩ trong quá trình thăm khám, xử trí sau đó" - PGS.TS Nguyễn Tuyết Xương khuyến cáo.
Nhét cà rốt vào hậu môn tìm cảm giác lạ, cậu bé 16 tuổi phải nhập viện cấp cứu Sau khi xem phim ảnh trên mạng, cậu bé 16 tuổi lấy củ cà rốt tự nhét vào hậu môn để tìm cảm giác lạ và cuối cùng phải nhập viện cấp cứu. Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương cho biết nơi đây vừa tiếp nhận trường hợp cấp cứu hy hữu, đó là một bé trai 16 tuổi với một củ cà...