Nếu thu tác quyền, có những bài báo nhuận bút 1 tỉ đồng!
Đó là nhận định của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến, Phó Chủ tịch – Tổng thư kí Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, bên lề hội thảo Quyền sao chép tác phẩm và vai trò quản lí tập thể vừa diễn ra.
Nhiều bài báo đã bị các trang mạng sao chép lại, vi phạm tác quyền.
Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến cho biết:
Ở Việt Nam, sao chụp và sao chép số mà không xin phép hoặc không trả thù lao cho người nắm giữ quyền đã trở thành thói quen của nhiều người, nhiều tổ chức. Ngay giới tác giả cũng chưa giác ngộ đầy đủ quyền của mình.
Giới tác giả có hai thành phần, hư cấu và phi hư cấu. Hư cấu gồm thơ, văn xuôi, truyện viễn tưởng, cổ tích…, còn lại ở dạng chữ viết là phi hư cấu bao gồm bài báo, thư từ, nhật kí, từ điển và sách về giáo khoa, giáo trình.
Bài báo rất hay bị sao chụp. Có những bài được dư luận quan tâm, các báo sao chụp lại tràn lan, nếu thu tác quyền có thể có 1 tỉ đồng nhuận bút ngay. Hoặc có những bài thơ, bài văn đang lan truyền trên mạng, nếu bảo vệ được tác quyền thì cũng có rất nhiều tiền.
Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến
Nghe nói nếu thực thi đúng pháp luật bảo hộ quyền tác giả thì 18 triệu học sinh sinh viên sẽ bị ảnh hưởng lớn tới việc tiếp cận tác phẩm, các tài liệu nghiên cứu học tập?
Video đang HOT
Hiện có 22 triệu người thường xuyên sao chép tài liệu qua máy photocopy, trong đó 18 triệu học sinh, sinh viên. Đầu mối của 18 triệu này chính là Bộ GD&ĐT. Nếu làm như các nước, Bộ GD&ĐT sẽ giao cho Sở GD&ĐT thu tiền sao chép của học sinh thông qua học phí, nếu không chúng tôi có quyền yêu cầu họ dừng lại không được sao chụp nữa vì vi phạm luật sở hữu trí tuệ.
Tháng 11 vừa rồi chúng tôi đã gửi công văn cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nêu vấn đề này nhưng chưa thấy hồi âm.
Giới tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trước đây hầu như chưa biết sao chép dưới hình thức sao chụp là vi phạm. Bây giờ Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam là tổ chức đại diện hợp pháp phải có trách nhiệm đòi quyền lợi cho họ.
Nhưng việc bảo vệ quyền tác giả sẽ lại ảnh hưởng tới quyền lợi của số đông người tiêu dùng?
Phải bảo vệ người sáng tác thì các giá trị tinh thần mới sinh sôi nảy nở. Phải đầu tư vào hạt giống chứ không phải đầu tư vào thóc đã rang rồi. Pháp luật hiện nay hầu như chỉ nghiêng về bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng tác phẩm chứ chưa có cơ chế biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi cho người có quyền sở hữu tác phẩm.
Ở nước ta đưa ra quy định chỉ bảo hộ quyền tác giả 50 năm sau khi mất (thấp nhất so với thế giới) là không coi trọng quyền tác giả. Những nhà văn như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao đã được hưởng gì từ việc bảo hộ tác phẩm của mình đâu. Người ta muốn cho hết 50 năm không còn thời hạn bảo hộ để “cho không biếu không” tác phẩm. Nếu không quan tâm đúng mức tới cộng đồng sáng tạo thì khác nào hành động “bắn súng lục vào quá khứ” để rồi bị “tương lai bắn vào bằng đại bác”.
Vấn đề bản quyền ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở văn bản luật pháp, có vẻ như tương thích với pháp luật quốc tế nhưng hoạt động thực so với quốc tế vẫn là khoảng cách xa vời. Bởi thời đại công nghệ số, người sử dụng càng tiếp cận tác phẩm dễ bao nhiêu thì ý thức về bản quyền càng lơi lỏng bấy nhiêu.
Tình trạng vi phạm bản quyền hiện nay đang ở mức độ nào thưa bà?
Rất nghiêm trọng. Năm 2012, vi phạm bản quyền giảm từ 93% xuống hơn 80% vì nước ngoài họ quản chặt bản quyền phần mềm máy tính, còn thực tế đối với lĩnh vực xuất bản phẩm gần như không cải thiện là mấy. Âm nhạc thu được 2,5 triệu USD nhưng chỉ bằng 1/20 thậm chí 1/50 so với thực tế, trong khi Hàn Quốc thu 112 triệu USD, Đức thu 1 tỉ USD.
Na Uy chỉ có 4,6 triệu dân, lĩnh vực sao chép đã thu được 40 triệu USD, bình quân 8 USD/người. Hiệp hội chúng tôi mới thu được 600 triệu đồng tiền cấp phép sử dụng số từ Viettel và mấy doanh nghiệp khai thác nội dung ở dạng số hóa, một con số quá nhỏ nhoi.
Hiện nay cả thị trường sao chép đang được tự do, không ai ngăn cấm. Theo khảo sát của Hiệp hội chúng tôi, riêng trang web Việt Nam Thư quán họ đưa lên bằng tiếng Việt khoảng 200 nghìn tác phẩm và như vậy riêng trang web này đủ giết chết nền xuất bản Việt Nam.
Để thu đúng thu đủ thì cần phải làm những việc gì?
Trước hết các chủ sở hữu phải đoàn kết trong hành động tập thể, trong lĩnh vực thực hiện quyền sao chụp và sao chép số, nếu không tự quản lí được thì ủy quyền cho các tổ chức quản lí tập thể.
Hiệp hội rất cần tập hợp thật nhiều ủy quyền, có ủy quyền thì chúng tôi mới đòi quyền lợi được. Bây giờ chúng tôi mới có 3.185 ủy quyền cá nhân, 152 ủy quyền tập thể. Vi phạm bản quyền dưới hình thức sao chụp và môi trường số vô cùng nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc khai thác bình thường. Nếu cứ thế này, ngành xuất bản không thể ngóc đầu lên được.
Cảm ơn bà!
Theo Tiền Phong
IDG: Doanh thu truyền thông số Việt Nam 2012 đạt 3,3 tỉ đô la
Mặc dù ngành truyền thông số ở Việt Nam còn khá mới nhưng đang đem lại doanh thu hơn 3,3 tỉ đô la Mỹ cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Trò chơi game điện tử đang góp phần doanh thu lớn cho lĩnh vực truyền thông số. Ảnh: Hà Vân.
Đây là nội dung được các diễn giả chia sẻ tại Diễn đàn Tiếp thị Truyền thông số Việt Nam diễn ra tại TPHCM hôm 26-4.
Ông Lê Thanh Tâm, Tổng giám đốc Tập đoàn Dữ liệu IDG ASEAN, cho biết công nghiệp truyền thông số trên thế giới đang phát triển nhanh như vũ bão và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng ấy.
Theo ông Tâm, lợi điểm của Việt Nam là có hạ tầng công nghệ thông tin khá hoàn thiện, số người dùng Internet đã lên đến 31,1 triệu người, các thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng Internet và 3G rất phong phú và có giá cả hết sức cạnh tranh. Những lợi điểm này đang là động lực để thúc đẩy công nghiệp truyền thông số ở Việt Nam phát triển nhanh trong những năm tới.
Tại diễn đàn này, IDG đã công bố một báo cáo do họ nghiên cứu, trong đó xác định doanh thu của lĩnh vực này tại Việt Nam đã đạt con số 3,3 tỉ đô la Mỹ.
Doanh thu được chủ yếu thu về từ việc người dùng trả tiền Internet và đọc báo, tạp chí điện tử là chính chứ không phải là từ các dịch vụ truyền thông số như mạng xã hội, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, video...
Mặc dù được các chuyên gia đánh giá là phát triển nhanh nhưng quy mô của lĩnh vực này còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Cụ thể, doanh thu từ truyền thông số Thái Lan đã đạt tới 4,9 tỉ đô la Mỹ và Indonesia doanh thu lên tới 5,4 tỉ đô la Mỹ. Hai nước này đã phát triển rất đồng đều các lĩnh vực như quảng cáo điện tử, video game, nhạc số, phim số, nội dung số, thương mại điện tử theo mô hình doanh nghiệp kết nối doanh nghiệp (B2B).
Cũng theo ông Tâm thì ngành công nghiệp truyền thông số của Việt Nam còn khá non trẻ, chưa được đầu tư đúng mức và còn phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Mặt khác, các chính sách hỗ trợ cho ngành phát triển còn thiếu nhất quán.
"Chính sách về bảo vệ bản quyền ở Việt Nam đã có song thực thi còn yếu kém dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và nội dung Internet gặp khó khăn," ông Tâm nói.
Một trong những điểm đáng chú ý trong báo cáo của IDG là người Việt ngày càng giành nhiều thời gian cho việc kết nối, tìm kiếm thông tin và tham gia vào mạng xã hội trên Internet.
Cụ thể, một ngưởi Việt Nam đã bỏ ra khoảng 29,1 tiếng đồng hồ trong tuần để kết nối Internet. Trong khi đó, nguời Singapore bỏ ra 21,5 tiếng, Philippines là 19,2 tiếng, Malaysia là 17,4 tiếng và Indonesia là 16,3 tiếng.
Do đó, các chuyên gia tiếp thị cho rằng, các doanh nghiệp nên tận dụng kênh truyền thông xã hội trên mạng Internet như một kênh tiếp thị với chi phí thấp, độ phủ sóng rộng so với các kênh thông tin truyền thống khác như báo in, đài phát thanh và truyền hình để tung các chiến dịch quảng cáo và tìm hiểu người tiêu dùng trên Internet.
Theo GenK
Line mở rộng sang cung cấp truyện tranh Tập đoàn NHN được biết đến bởi ứng dụng nhắn tin Line phổ biến, đã cho ra mắt ứng dụng truyện tranh Line ngày hôm kia. Truyện tranh Line là một dịch vụ mở rộng và là một ứng dụng riêng biệt, không liên quan đến ứng dụng tin nhắn Line. Ứng dụng này cho phép người dùng đọc truyện tranh ở bất...