Nếu thấy máu trong phân, bạn có thể mắc 1 trong 5 bệnh này
Dưới đây là lý do tại sao bạn thấy máu trong phân của mình và cần phải làm gì, theo Mbg.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhận thấy máu trong phân có thể đáng lo ngại và điều quan trọng là bạn phải được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ khi điều này xảy ra. Vì vậy, bất kể nặng nhẹ, điều quan trọng là phải đi khám ngay nếu nhận thấy triệu chứng này.
Lý do phân có máu có thể từ trung bình đến nghiêm trọng và màu sắc thực tế của máu có thể là manh mối chỉ ra nguyên nhân.
Máu đen hoặc máu đỏ
Máu trong phân có thể chỉ ra vấn đề ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiêu hóa và màu sắc của máu có thể giúp xác định chính xác nơi ra máu.
Nếu phân có màu đen như hắc ín, có thể cho thấy hệ tiêu hóa trên có vấn đề.
Mặc dù sự thay đổi màu sắc có thể do một số thực phẩm có màu sẫm gây ra, nhưng cũng có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng hơn, như xuất huyết trong dạ dày, ruột non hoặc bên phải của đại tràng, theo Mbg.
Nếu máu có màu đỏ tươi hoặc màu hạt dẻ hoặc máu tươi, nhiều khả năng là do có vấn đề ở đại tràng.
Bởi vì đại tràng gần hậu môn hơn, máu chảy ra sẽ còn tươi, đó là lý do tại sao máu có màu đỏ tươi.
5 nguyên nhân gây ra phân có máu.
1. Bệnh trĩ
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết trực tràng là bệnh trĩ: sưng các mạch máu xung quanh hậu môn. Có thể là trĩ ngoại hoặc trĩ nội, và có thể dẫn đến ra máu màu đỏ tươi.
Mặc dù bệnh trĩ có thể gây đau đớn, khó chịu và đôi khi ngứa, nhưng chúng thường không phải là nguyên nhân đáng báo động.
Bệnh trĩ có thể xuất phát từ việc hậu môn bị căng ra khi đi tiêu khó khăn, mang thai hoặc ngồi lâu.
Tăng lượng chất xơ có thể hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, có thể thúc đẩy nhu động ruột đều đặn hơn và bớt căng thẳng khi đi vệ sinh, theo Mbg.
Nhận thấy máu trong phân có thể đáng lo ngại và điều quan trọng là bạn phải được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ khi điều này xảy ra – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
2. Rò hậu môn
Toàn bộ đường tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc bằng hậu môn – được lót bởi niêm mạc. Khi niêm mạc lót hậu môn xuất hiện những vết rách nhỏ, gây ra vết nứt hậu môn. Đó có thể là nguyên nhân gây ra máu đỏ tươi trong phân.
Giống như bệnh trĩ, nứt hậu môn có thể do đi tiêu khó khăn, khi phân quá cồng kềnh hoặc khó đi qua đại tràng một cách dễ dàng.
Video đang HOT
Việc cần làm: Để giảm nguy cơ phát triển vết nứt hậu môn, hãy bổ sung các loại thực phẩm thúc đẩy nhuận trường vào chế độ ăn uống, như thực phẩm giàu chất xơ hoặc thực phẩm lên men.
Viêm túi thừa là một bệnh đường ruột phổ biến, xảy ra khi các túi nhỏ hình thành trong thành đại tràng và bị nhiễm trùng hoặc viêm. Các triệu chứng thường bao gồm đầy hơi, sốt, buồn nôn, đau bụng hoặc đau bụng dữ dội. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể dẫn đến ra máu đỏ tươi từ trực tràng, theo Mbg.
Bệnh có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Sau này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, có thể phải phẫu thuật, vì vậy cần phải đi khám sớm để kiểm tra xem có phải là viêm túi thừa hay một nguyên nhân nào khác gây ra máu.
Việc cần làm: Đi khám ngay để xem có phải viêm túi thừa hay không và có cần phải phẫu thuật hay không.
Để kiểm soát cơn đau, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Khi bắt đầu cảm thấy tốt hơn, hãy bổ sung nhiều chất xơ hơn vào chế độ ăn hằng ngày – điều này làm giảm thời gian thức ăn di chuyển qua đại tràng, từ đó có thể giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
Cũng có nghiên cứu cho thấy a xít béo omega-3 có thể giúp giảm viêm cho những người liên quan đến bệnh túi thừa.
4. Viêm đại tràng hoặc bệnh viêm đường ruột mạn tính (bệnh Crohn)
Viêm đại tràng và bệnh Crohn là hai dạng bệnh viêm ruột phổ biến. Cả hai đều có thể gây viêm và có thể dẫn đến loét đường tiêu hóa.
Các vết loét, hoặc vết loét hở trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột non, thường do nhiễm vi khuẩn. Chúng cũng có thể phát triển do sử dụng lâu dài các loại thuốc giảm đau kháng viêm như Ibuprofen.
Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy ra máu, cũng như phân có chứa chất nhầy hoặc mủ.
Việc cần làm: Đi khám để tìm ra kế hoạch điều trị tốt nhất.
Có thể hạn chế thực phẩm gây viêm, hoặc bất cứ thứ gì kích thích cơn bùng phát.
5. Polyp hoặc ung thư
Polyp là những khối tế bào nhỏ có thể hình thành trong ruột kết.
Trong khi bất kỳ ai cũng có thể phát triển polyp đại tràng, những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Polyp cực kỳ phổ biến và thường vô hại, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể phát triển, ra máu và trở thành ung thư, những polyp này được gọi là u tuyến.
Nội soi đại tràng định kỳ có thể phát hiện polyp, nhưng đôi khi sự thay đổi về màu sắc của phân cũng là dấu hiệu chỉ ra có polyp đại tràng.
Xuất huyết liên quan đến ung thư đại tràng thường là xuất huyết ẩn, có nghĩa là không thể nhìn thấy bằng mắt thường và chỉ có thể được phát hiện trong quá trình tầm soát ung thư, theo Mbg
Việc cần làm: Lên lịch nội soi hoặc kiểm tra sức khỏe để thảo luận về những lo lắng của bạn với bác sĩ, theo Mbg.
10 triệu chứng đau bụng báo hiệu bệnh nguy hiểm, cần đi khám ngay!
Đau bụng là một trong những loại đau phổ biến mà mọi người thường gặp phải.
Có những tình huống đau bụng có thể là dấu hiệu của bệnh nặng. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cho dù đau bụng trên, đau bụng dưới hay chỉ đau bụng nói chung, mọi người có xu hướng xem nhẹ cơn đau bụng, và cho rằng do ăn quá nhiều hoặc ăn phải thứ gì đó bị hư hoặc không tươi tốt.
Nhưng có những tình huống đau bụng có thể là dấu hiệu của bệnh nặng. Và bỏ qua những tình huống này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức, theo Hello Doctor.
Đây là lý do tại sao cần phải biết khi nào có thể bỏ qua cơn đau bụng và khi nào cần nghiêm túc hơn.
Sau đây là danh sách 10 tình huống đau bụng mà bạn không bao giờ được bỏ qua.
1. Đau bụng dữ dội
Đôi khi khó định nghĩa chính xác thế nào là đau dữ dội. Với người này, có thể chỉ là hơi đau, nhưng với người khác, đã là đau dữ dội không thể chịu nổi, theo Hello Doctor.
Vì vậy, đây là lý do tại sao một số người có xu hướng bỏ qua cơn đau bụng nghiêm trọng.
Nếu bạn cảm thấy đau bụng hơn bình thường, ngay cả khi có thể chịu đựng được, bạn cũng nên đi kiểm tra.
2. Đau bụng đột ngột, không rõ nguyên nhân
Tất cả loại đau đột ngột và không rõ nguyên nhân, đặc biệt là đau bụng, đều là nguyên nhân đáng lo ngại.
Có thể là do các bệnh như viêm ruột thừa, viêm túi thừa hoặc nhiễm trùng - đôi khi có thể biểu hiện thành cơn đau đột ngột.
Nếu đau bụng và không biết tại sao, cần đi khám ngay.
3. Có máu trong phân
Nếu bạn cảm thấy đau bụng hơn bình thường, ngay cả khi có thể chịu đựng được, bạn cũng nên đi kiểm tra. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhiều nguyên nhân gây ra máu trong phân. Có thể là bệnh trĩ, loét, nhiễm trùng trong dạ dày...
Nếu thấy có máu trong phân, dù là máu tươi hay máu cũ sẫm màu, nên đến bác sĩ ngay. Điều này đặc biệt quan trọng nếu thấy có máu trong phân kèm theo đau bụng.
4. Nôn ra máu kèm theo đau bụng
Dù lý do gì, nôn ra máu đều là nguyên nhân đáng lo ngại. Hơn nữa nếu nôn ra máu kèm theo đau bụng thì càng cần phải quan tâm hơn.
Điều này có thể là nhiễm trùng đường tiêu hóa, loét hoặc thậm chí xuất huyết trong, theo Hello Doctor.
Nên ưu tiên đi kiểm tra càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu kèm thêm các triệu chứng như mệt mỏi cực độ cùng với nôn ra máu và đau bụng.
5. Đau khi đi tiểu
Đi tiểu đau có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Và mặc dù vấn đề là ở bàng quang, nhưng cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức bạn cảm thấy như đau bụng.
Loại đau này cũng có thể là dấu hiệu của sỏi thận hoặc sỏi túi mật. Vì vậy, tốt nhất nên đến bác sĩ kiểm tra để điều trị càng sớm càng tốt, theo Hello Doctor.
6. Táo bón mạn tính
Táo bón không chỉ khiến việc đại tiện khó khăn mà còn gây đau bụng rất nhiều.
Thỉnh thoảng bị táo bón là điều bình thường, nhưng nếu bị táo bón thường xuyên thì đó là một nguyên nhân đáng lo ngại.
Vấn đề của táo bón là nếu không thể đi đại tiện thường xuyên, phân có thể chèn ép lên ruột kết. Dẫn đến, đại tiện sẽ vô cùng đau đớn và thậm chí có thể gây tử vong nếu ruột kết bị vỡ do bị phân chèn ép.
Lý tưởng nhất là đi ngoài bình thường, trong mức từ nhiều là 3 lần một ngày đến ít nhất là 3 lần một tuần.
Nếu đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần, cần phải đi khám càng sớm càng tốt.
7. Đau bụng trên kèm sốt cao
Đau bụng trên kèm theo sốt cao, nôn mửa và cứng cổ có thể là dấu hiệu của bệnh não mô cầu. Đây là căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị ngay vì tỷ lệ tử vong cao.
Nếu bị đau bụng, hãy nhớ lưu ý xem có thêm triệu chứng nào khác để báo cho bác sĩ biết. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh và tìm ra cách điều trị, theo Hello Doctor.
8. Giảm cân đột ngột vì đau bụng
Giảm cân đột ngột, đặc biệt là khi kèm theo đau bụng, có thể là bệnh nghiêm trọng.
Tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt để được kiểm tra và điều trị.
9. Đau bụng kèm theo khó nuốt
Khó nuốt luôn là nguyên nhân đáng lo ngại. Bởi vì đó có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư thực quản.
Cũng có thể là do vết loét, mô sẹo hoặc nhiễm trùng gây ra. Cần phải đi khám ngay, để tìm ra nguyên nhân chính xác.
10. Đau bụng kéo dài, không dứt
Nếu thường xuyên đau bụng, cho dù không nghiêm trọng hoặc không gây khó chịu, nhưng nếu cứ đau dai dẳng không dứt, thì cần phải đi khám sớm.
Bất kỳ dạng đau kéo dài nào cũng là một nguyên nhân đáng lo ngại, đặc biệt càng nghiêm trọng khi đó là đau bụng, theo Hello Doctor.
4 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang bị ung thư Cho dù ung thư rất đáng sợ nhưng điều quan trọng là người bệnh phải phát hiện sớm để tăng cơ hội sống sót, ngăn ung thư tiến triển và di căn. Do đó, quan tâm đến cơ thể và phát hiện những bất thường là rất cần thiết. Cụ u xuất hiện kéo dài trên cổ có thể là dấu hiệu của...