Nếu thấy có 3 dấu hiệu này ở người đàn ông, bạn nên nhìn nhận lại mối quan hệ trước khi quá muộn
Đôi lúc, bạn cũng có quyền ích kỷ một chút để xem thực sự người kia có trân trọng và dành tình cảm cho chúng ta hay không.
Việc đang yêu nhau hoặc sống cùng dưới một mái nhà mà cảm thấy chán ghét, mâu thuẫn với đối phương là điều hết sức bình thường. Quan trọng là chúng ta phải tìm xem nguyên nhân xuất phát từ đâu, vấn đề gốc rễ là gì. Và đặc biệt phải xem rằng đôi bên có thể cố gắng hàn gắn hay thay đổi để khắc phục hay không. Chắc chắn đây là một chuyện nhiều chị em phụ nữ để ý, quan tâm, bởi đôi khi vì nhẫn nhịn, hi sinh mà bạn lại quên mất những cảm xúc chính đáng của mình. Hễ người đàn ông có 3 dấu hiệu dưới đây, chị em phụ nữ nên nghiêm túc xem xét lại mối quan hệ.
Sống quá lý trí, không muốn tranh luận bằng tình cảm
Dù là với đàn ông hay phụ nữ thì quá lý trí hay quá cảm tính đều không ổn, chúng ta vẫn nên cân bằng và hài hòa. Đặc biệt trong các mối quan hệ hôn nhân, tình yêu hoặc kể cả là bạn bè, đồng nghiệp, hai yếu tố lý trí, cảm tính không được quá chênh lệch. Thường thì đàn ông sẽ lý trí nhiều hơn, họ muốn tranh luận bằng lý lẽ logic, nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng hoạt động dựa trên nguyên lý về logic.
Ảnh minh họa.
Chẳng hạn như một anh chồng đi ra ngoài gặp gỡ bạn bè, uống cafe để thúc đẩy các mối quan hệ, tạo dựng thêm đối tác. Trong khi đó vợ lại đang mang thai, ốm yếu nằm nhà không ai chăm sóc. Người chồng vẫn kiên quyết đi vì anh cho rằng mối quan hệ bên ngoài ấy sẽ giúp anh kiếm ra tiền. Và rồi khi cô vợ nổi cáu, anh chồng dùng lý lẽ của bản thân, rằng kiếm ra tiền mới có thể nuôi được vợ con. Trong trường hợp này, người phụ nữ hoàn toàn có quyền được tức giận và làm theo cảm xúc.
Với những người đàn ông tinh tế, họ sẽ không chỉ dùng lý trí để phân định mọi việc mà cũng có cảm xúc, biết suy nghĩ cho người thân yêu. Ngược lại, với những ai cứng rắn tới mức vô cảm, sự tổn thương sẽ dồn hết lên đôi vai người phụ nữ. Khi không thể nói chuyện hợp tình hợp lý, có lẽ anh ấy chẳng phải người đàn ông dành cho bạn.
Luôn đặt vợ đằng sau những người thân khác
Người đàn ông sau khi kết hôn sẽ cần cân bằng nhiều mối quan hệ trong gia đình. Một bên là vợ con, một bên là bố mẹ, anh chị em. Thật khó để chúng ta có thể khẳng định nên đặt bên nào lên trên và dành sự quan tâm ưu tiên. Nhưng miễn là đừng quá mù quáng đối xử tốt với một bên và quên đi nửa còn lại.
Video đang HOT
Đã có không ít trường hợp, người chồng làm ra bao nhiêu tiền là đem về hết cho bố mẹ, anh chị em mà bỏ mặc vợ con. Đôi khi thì vì trả nợ, nhưng cũng có lúc họ làm vậy vì muốn cưu mang người thân từ nhỏ. Giúp đỡ hoặc làm vì báo hiếu thì không nói, nhưng nếu tình trạng này cứ kéo dài thì hẳn người tổn thương sẽ luôn là cô vợ và những đứa trẻ.
Lập gia đình và về sống chung một nhà với ai đó không phải chuyện đơn giản, đòi hỏi người đàn ông phải có sự tính toán, sắp xếp từ trước. Việc không thể cân bằng các mối quan hệ là kết quả của sự thiếu cẩn trọng, không biết trước sau. Và rồi cuộc hôn nhân ấy sẽ khó kéo dài được, vì sức chịu đựng của người phụ nữ là có giới hạn.
Ảnh minh họa.
Không có chí tiến thủ và chỉ biết chê người khác thực dụng
Với những người thực dụng, chắc chắn họ sẽ không tiến tới mối quan hệ với đàn ông nghèo. Khi phụ nữ lựa chọn gắn bó cùng người đàn ông chưa có nhiều thứ trong tay, là bởi cô ấy tin vào tình yêu, tin vào người kia có chí tiến thủ để đồng cam cộng khổ, sau này bứt lên thành công giàu sang. Nhưng nếu người đàn ông chẳng có chí tiến thủ, bao hi vọng của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.
Mặt khác, thường thì những người như vậy, đã không cố gắng làm ăn, tu chí xây dựng sự nghiệp, mải mê ham chơi thì lại hay chỉ trích người khác thực dụng. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc thời nay chẳng thể “một túp lều tranh, hai trái tim vàng” được. Vậy nên khi gặp những ai có biểu hiện này, bạn nên rời xa và đừng tiếp tục mối quan hệ chẳng có tương lai.
Làm thế nào để tranh cãi một cách lành mạnh?
Xung đột là điều không thể tránh khỏi. Thay vì chờ đợi vấn đề phát sinh rồi mới xử lý, mọi thứ sẽ hiệu quả hơn nếu bạn thực hiện một cách tiếp cận chủ động, có chủ đích để đối phó với xung đột.
Chìa khóa để xử lý các xung đột nảy sinh trong mối quan hệ một cách lành mạnh chính là từ những phản ứng mang tính xây dựng cao, cả về tình yêu hay logic. Thay vì để cảm xúc chi phối hành động và lời nói của mình, hãy bình tĩnh và đưa ra những cử chỉ hợp lý nhất.
Xung đột là điều không thể tránh khỏi. Thay vì chờ đợi vấn đề phát sinh rồi mới xử lý, mọi thứ sẽ hiệu quả hơn nếu bạn thực hiện một cách tiếp cận chủ động, có chủ đích để đối phó với xung đột. Mặc dù bạn không thể đoán trước bản chất của cuộc tranh luận, nhưng bạn có thể lập kế hoạch phản ứng trước đó cho bản thân. Đây là cách giải quyết xung đột với người ấy một cách tích cực nhất:
1. Kiểm soát lời nói của bản thân
Thay vì hậm hực đứng dậy và to tiếng với đối phương, hãy dành một chút thời gian để kiểm soát cảm xúc và kết nối các suy nghĩ của bạn. Khi bạn cảm thấy tức giận và những cảm xúc tiêu cực khác bắt đầu nổi lên, hãy nghỉ ngơi và bình tĩnh lại.
Bạn được phép cảm nhận cảm giác của mình. Cảm xúc của bạn là hợp lệ và chính đáng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng phải được thể hiện ngay lúc đó. Cảm xúc của bạn sẽ thay đổi và dao động, điều quan trọng là phải hiểu bạn thực sự cảm thấy như thế nào (ít nhất là theo một mức độ nào đó) và lý do tại sao bạn lại có cảm nhận ấy, trước khi vào cuộc tranh cãi.
2. Truyền đạt cảm xúc với một phong thái bình tĩnh
Khi bạn đã có cơ hội xử lý và sắp xếp cảm xúc của mình, thì bạn đã có thể chia sẻ cảm xúc của mình với người ấy.
Khi thảo luận vấn đề, hãy cởi mở và trung thực về những gì bạn đang cảm nhận. Sử dụng câu nói "Tôi cảm thấy" và cố gắng tránh những câu nói tiêu cực ha chỉ trích đối phương. Giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy và cho phép người ấy đặt câu hỏi làm rõ. Chìa khóa ở đây là thảo luận về cảm xúc của nhau mà không giấu giếm chúng. Đó là một sự khó khăn, nhưng hoàn toàn xứng đáng.
3. Đừng chạy trốn hoặc lẩn tránh xung đột
Lảng tránh hoặc từ chối giải quyết xung đột không làm cho vấn đề biến mất. Việc né tránh sẽ chỉ khiến những câu chuyện nhỏ trở thành các vấn đề lớn chẳng bao giờ được giải quyết.
Mục tiêu chính trong bất kỳ cuộc xung đột nào là giải quyết được nó. Nhưng có những lợi ích cơ bản khác nảy sinh ran gay từ trong quá trình hai người giải quyết xung đột. Làm cho người ấy cảm thấy được lắng nghe, được trân trọng, đặc biệt và được yêu thương. Những điều này còn quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ tranh chấp nào. Hãy đối mặt và xử lí vấn đề cùng nhau.
4. Chấp nhận sự khác biệt của nhau
Không phải vấn đề nào cũng có câu trả lời đúng hay sau cho nó. Mặc dù quan điểm của bạn có thể nằm ở một đầu thái cực, nhưng cả hai đều có lí giải riêng và cần được xem xét.
Sau khi hai người đã thoải mái và thẳng thắn chia sẻ cảm xúc cho nhau, đôi lúc, bạn vẫn phải đồng tình hay không đồng tình với đối phương. Ban đầu, cảm giác bế tắc có thể khiến bạn cảm thấy phí thời gian, nhưng trải qua quá trình cố gắng giải quyết xung đột sẽ củng cố mối quan hệ lâu dài. Dù có không đi đến giải pháp trong thời gian ngắn, nhưng cả hai đều đã cảm thấy được lắng nghe và được trân trọng. Khi đó thì chẳng ai là người thua cuộc cả.
5. Chọn người bạn tâm giao của bạn một cách khôn ngoan
Thảo luận vấn đề với người khác là một cách tuyệt vời để có được góc nhìn khách quan về vấn đề. Tuy nhiên, khi nói chuyện với bên thứ ba, họ có thể đưa ra lời khuyên khiến tình hình thêm trầm trọng. Khi chọn một người bạn tâm giao, hãy đảm bảo rằng họ biết rõ về bạn, có sự quan tâm tốt nhất tới bạn, khách quan và sẽ tận tình nói với bạn sự thật thay vì những gì bạn muốn nghe. Khi bạn đã nhận được lời khuyên tốt và có cơ hội đánh giá lại vị trí của mình, hãy quay lại và giải quyết vấn đề với người ấy.
6. Chiến đấu để cải thiện, không phải để thiệt hại
Đôi khi vợ chồng cãi nhau là chuyện bình thường. Bản thân xung đột và tranh luận không gây nguy hiểm cho một mối quan hệ, yếu tố quan trọng là bạn đã chọn cách phản hồi như thế nào.
Các cặp vợ chồng thành công thường tập trung vào việc giải quyết vấn đề hơn là phân chia người thắng kẻ thua. Ngay cả khi tức giận, họ cũng tìm mọi cách để kiểm soát sự tức giận và giữ vững vai trò là một người bạn đời của mình.
Xung đột mang lại cho hai người cơ hội để xác định các vấn đề, giải quyết chúng, cải thiện bản thân và mối quan hệ của mình. Vì vậy, đừng lảng tránh sự thật mà hãy đối mặt với chúng một cách khôn ngoan./.
8 dấu hiệu cho thấy "nửa kia" không tôn trọng bạn Tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để tình yêu vững bền. Đừng bỏ qua những dấu hiệu đáng báo động dưới đây để nhận biết một mối quan hệ "độc hại". 1. Đối phương không cố gắng cho mối quan hệ Đây là một trong những dấu hiệu rõ nhất chứng tỏ nửa kia không hề coi trọng bạn. Họ lười làm...