Nếu thấy chu kì kinh nguyệt kéo dài: Rất có thể đây là nguyên nhân và bạn cần cẩn trọng
Nhận biết một số nguyên nhân phổ biến sẽ giúp bạn tự chẩn đoán cho bản thân từ hiện tượng chu kì kinh nguyệt kéo dài trước khi gặp các chuyên gia y khoa.
Theo các chuyên gia y khoa, chu kỳ đèn đỏ thường xảy ra mỗi tháng một lần, kéo dài không quá 7 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giai đoạn này có thể kéo dài lâu hơn bình thường. Đó là biểu hiện của cơ thể khi đang cố gắng cảnh báo điều bất ổn gì đó đang xảy ra. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia phụ khoa càng sớm càng tốt.
Nếu chưa có thời gian gặp các chuyên gia y khoa, một số thông tin dưới đây có thể giúp bạn biết được một số nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Theo các chuyên gia y khoa, chu kỳ đèn đỏ thường xảy ra mỗi tháng một lần, kéo dài không quá 7 ngày.
Xuất huyết âm đạo bất thường
Hiện tượng này được biết đến như quá trình chảy máu tử cung bất thường, gây ra do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Nupur Gupta, tiến sĩ y khoa phụ khoa tại Viện nghiên cứu Well Woman tại Gurgaon cho biết, trong phần lớn trường hợp, hiện tượng này là dấu hiệu cho thấy buồng trứng không sản xuất trứng và có tổn thương ở khu vực tử cung. Thông thường, vấn đề này chỉ gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 18-35 tuổi.
Rối loạn xuất huyết
Hiện tượng này thường gặp phải ở những người trong độ tuổi vị thành niên hoặc dậy thì. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân sẽ cần đến xét nghiệm và chẩn đoán cụ thể. Trong một số trường hợp, các bác sĩ phụ khoa sẽ cần siêu âm để xác định các biến đổi trong tử cung.
Janet Choi, bác sĩ chuyên khoa sản tại trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) cho biết, nếu chu kì kinh của bạn kéo quá dài lâu, tốt nhất nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa. Nếu vấn đề không phải rối loạn xuất huyết, thiếu sắt và vitamin là những nhân tố bạn cần quan tâm kế tiếp. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần tư vấn chuyên khoa để bổ sung vitamin và cải thiện chế độ dinh dưỡng hiện tại.
Nếu chu kì kinh của bạn kéo quá dài lâu, tốt nhất nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa.
Video đang HOT
Chu kì kéo dài còn có thể do mất cân bằng hormone tuyến giáp gây ra. Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại trung tâm Santa Monica, California cho biết, khi lượng hormone này thấp, hoạt động của tuyến giáp sẽ bị suy giảm và chu kì kéo dài chỉ là một trong số những vấn đề sức khỏe bạn phải đối mặt. Các xét nghiệm cụ thể sẽ cho bạn biết nguyên nhân của sự sụt giảm hormone này, từ đó xác định được phương án điều trị phù hợp nhất.
Tăng prolactin huyết (Hyperprolactinemia)
Tăng prolactin huyết là tình trạng hormone prolactin tăng mạnh, gây ra một vài vấn đề sức khỏe trong đó có kéo dài chu kì kinh. Theo Mira Aubuchon, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề phụ khoa kiêm bác sĩ tại tổ chức sức khỏe sinh sản Missouri, đây là hormone có tác dụng kích thích vòng 1 phát triển trong giai đoạn cho con bú ở các bà mẹ trẻ. Tuy vậy, rối loạn hormone này có thể gây nên ung thư, tăng cân và một vài biến chứng về thận.
Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là 47 – 50 nhưng trước đó bạn sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh trong khoảng từ 40 – 45 tuổi. Trong giai đoạn này, nội tiết tố có xáo trộn và biến đổi mạnh mẽ chuẩn bị cho quá trình mãn kinh diễn ra sau đó. Đây là lý do bạn có thể trải nghiệm chu kì dài hơn bình thường. Trong trường hợp này, mọi chuyện không có gì đáng ngại tới sức khỏe bạn. Vấn đề chỉ thực sự bắt đầu khi bạn vẫn bị chảy máu sau khi mãn kinh. Khi đó, các chuyên gia y khoa sẽ phải lấy sinh thiết nội mạc tử cung để chẩn đoán và phát hiện các khối u nếu có.
Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là 47 – 50 nhưng trước đó bạn sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh trong khoảng từ 40 – 45 tuổi.
Một nguyên nhân khá phổ biến khác của tình trạng chu kì kinh nguyệt kéo dài là u xơ tử cung. Wilfred Marion, nhà nghiên cứu kiêm tư vấn phụ khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), cho biết, tình trạng này xảy ra khi một khối u lành tính phát triển trong tử cung của bạn mà chưa di căn sang khu vực khác. Khối u xơ này thường chèn ép các tế bào nội mạc tử cung, khiến chúng chảy máu và hình thành các vết loét ở tử cung theo thời gian.
Chu kì kéo dài trên một tuần, đặc biệt ở những phụ nữ lứa tuổi trên 45 là biểu hiện rõ rệt của ung thư cổ tử cung. Siêu âm và xét nghiệm PAP là các biện pháp xác định chiính xác nhất. Nội soi tử cung cũng thường được sử dụng để nhận biết tình trạng này.
(Nguồn: Thehealthsite)
Theo Hồng Quân/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
8 nguyên nhân liên quan đến vấn đề kinh nguyệt khác thường
Bất kì sự 'không bình thường' nào của chu kì kinh nguyệt đều có nguyên nhân. Vì vậy, đừng bỏ qua, hãy theo dõi và đi khám ngay lập tức.
Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn thất thường, khác lạ (biến mất, chậm, nhanh, quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường...) hãy đi kiểm tra ngay lập tức.
1. Bạn chắc là mình không có thai chứ?
Tiến sĩ Mary Jane Minkin, giáo sư lâm sàng của khoa sản và phụ khoa tại Đại học Yale School of Medicine nói: 'Một nửa số ca mang thai ở Hoa Kỳ là do không kế hoạch'. Đó chính là lý do tại sao nhiều người không thấy kinh nguyệt mà vẫn không nghĩ tới khả măng mình đã mang thai.
Bạn cũng có thể thấy một chút máu ở đầu thời gian thai kì và dấu hiệu này càng khiến chị em nhầm tưởng là mình sắp có kinh nguyệt cho dù sau đó hiện tượng ra máu này biến mất nhanh chóng.
2. Có thể bạn đang thực sự stress
Sự rụng trứng là do tuyến yên ở não tác động. Tuyến yên lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả cảm xúc, tâm trạng như căng thẳng, lo âu... Theo Tiến sĩ Lauren Streicher, phó giáo sư lâm sàng của khoa sản và phụ khoa tại Đại học Northwestern thì đây chính là lý giải tại sao khi quá stress chị em có thể gặp hiện tượng mất hoặc chậm kinh.
Sự rụng trứng là do tuyến yên ở não tác động (Ảnh minh họa: Internet)
3. Bạn bắt đầu, ngừng lại, hoặc thay đổi biện pháp tránh thai
Các biện pháp tránh thai có thể tác động đến chu kì kinh nguyệt của bạn, mức độ ảnh hưởng thường không giống nhau. Những biện pháp tránh thai liên quan nhiều đến nội tiết như thuốc uống, tiêm, cấy que tránh thai thường có tác động nhiều hơn so với biện pháp khác như vòng tránh thai, màng ngăn âm đạo hay bao cao su.
4. Hoặc bạn đang bị ốm
Những bệnh tưởng chừng không liên quan đến kinh nguyệt như cảm lạnh, cảm cúm cũng có thể tác động đến nội tiết và làm cho bạn chậm hoặc mất kinh, tương tự như các biện pháp tránh thai.
5. Nguyên nhân là từ tuyến giáp của bạn
Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến kinh nguyệt không đều là do tình trạng tuyến giáp không tốt. Chị em mắc bệnh cường giáp thường có thể làm cho lượng kinh nguyệt ít đi (hoặc không có gì cả), trong khi bệnh suy giáp có thể gây chảy máu nặng, bác sĩ sản phụ khoa Minkin cho biết. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng khác thường trong kì kinh nguyệt, nên nói chuyện với bác sĩ sớm.
6. Tác dụng phụ của bệnh mãn tính cũng có thể bao gồm cả kinh nguyệt thất thường
Hội chứng buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung là 2 bệnh chắc chắn có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt, thường làm cho chúng kéo dài hơn, nhiều hơn hoặc ra máu bất thường.
Hội chứng buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung là 2 bệnh chắc chắn có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt (Ảnh minh họa: Internet)
7. Cũng có thể bạn đang trong thời kì tiền mãn kinh
'Mặc dù tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh là 51 tuổi nhưng cũng có 1% phụ nữ mãn kinh ở tuổi 40', bác sĩ Minkin cho biết. Và triệu chứng của thời kì này là kinh nguyệt không đều, có thể chậm 1-2 tháng/lần hoặc lâu hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có thể bạn có thời gian mãn kinh tương tự như mẹ, vì vậy, hãy hỏi mẹ bạn về vấn đề này để biết mình có khả năng gặp nguyên nhân này không.
8. Hoặc chẳng có nguyên nhân nào hết
Đôi khi cơ thể của bạn có những biểu hiện lạ mà không làm một số shit lạ và không ai biết lý do tại sao. Tiến sĩ Streicher cũng từng thừa nhận: 'Chúng tôi thấy điều này ở những phụ nữ đang cố gắng để có thai và không phải lúc nào chúng tôi cũng có thể giải thích tại sao'.
Theo Afamily
Những cách hay giúp hâm nóng 'chuyện yêu' Thời gian có thể làm phai mờ đi mọi thứ, kể cả tình yêu vì vậy để hâm nóng chuyện yêu cần có những lắng nghe, những 'đồng lõa', những cử chỉ thân mật... Trong cuộc sống với những mệt mỏi, những lo toan, những căng thẳng... và nếu không có những 'kích thích' từ người bạn đời thì chuyện yêu sẽ trôi...