Nếu “tấn công” tất cả quan chức tham nhũng, chính phủ Trung Quốc sẽ bị tê liệt?
Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình cam kết không dung thứ bất kỳ quan chức tham nhũng nào, dù thuộc dạng “hổ hay ruồi”; ngày 3-8, truyền thông Trung Quốc đưa tin 37 thường dân và 59 “kẻ khủng bố” thiệt mạng trong vụ tấn công ở Tân Cương hôm 28-7.
Chiến dịch “đả hổ” của Tập Cận Bình, quận đội cũng nằm trong tầm ngắm
Kể từ khi lên làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11-2012 và nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 3-2013, ông Tập Cận Bình hay cảnh báo nạn tham nhũng đe dọa sự tồn vong của đảng và cam kết không dung thứ bất kỳ quan chức tham nhũng nào, dù thuộc dạng “hổ hay ruồi”.
Bằng chứng thuyết phục nhất từ trước tới nay cho thấy ông Tập đã thực hiện cam kết trên là ngày 29-7, giới lãnh đạo Trung Quốc công bố quyết định điều tra “đại lão hổ” Chu Vĩnh Khang (71 tuổi), người từng nắm vị trí Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp trung ương (2007 – 2012), với cáo buộc “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, cụm từ ám chỉ tham nhũng.
Chân dung Chu Vĩnh Khang
Đây là lần đầu tiên một cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc bị điều tra tham nhũng vì Trung Quốc lâu nay có luật bất thành văn là ủy viên Thường vụ dù đương nhiệm hay về hưu cũng “không thể bị đụng tới”, theo tờ South China Morning Post.
Quân đội cũng không nằm ngoài tầm ngắm của ông Tập. Đầu tháng 4-2014, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Cốc Tuấn Sơn chính thức bị truy tố tội tham nhũng, biển thủ, lạm dụng công quỹ và lạm dụng quyền lực, trở thành sĩ quan cao cấp nhất phải đối mặt với tòa án quân sự nước này kể từ năm 2006.
Video đang HOT
Nhiều nguồn tin gần gũi với giới lãnh đạo Trung Quốc mới đây tiết lộ với Reuters cuộc điều tra nội bộ được thực hiện trong năm 2013 cho thấy có khoảng 30% quan chức trong đảng, chính quyền và quân đội Trung Quốc dính đến tham nhũng.
Các nguồn tin khẳng định cho đến nay, ông Tập chưa gặp sự phản đối lớn về chiến dịch chống tham nhũng từ các đảng viên lão thành hoặc những quan chức khác, bất chấp việc họ có nguy cơ trở thành người kế tiếp bị “hạ bệ”. Tuy nhiên, hiện vẫn có giới hạn về số quan tham mà ông Tập có thể trừng trị. Một quan chức nhận định với Reuters: “Nếu ông Tập tấn công tất cả quan chức tham nhũng, chính phủ sẽ bị tê liệt”.
Ngày 1-8, Reuters dẫn 2 nguồn tin cấp cao từ Trung Quốc tiết lộ ông Tập có thể cất nhắc một người dám tố cáo tham nhũng trong quân đội, giúp mở đường cho cuộc điều tra ông Từ và ông Cốc, vào CMC tại Hội nghị trung ương 4 khóa 18 của Đảng cộng sản Trung Quốc diễn ra vào tháng 10. Người đó chính là Chính ủy Tổng cục Hậu cần Lưu Nguyên, con trai cả của cố Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thế Kỳ (1898 -1969) và là bạn của ông Tập. Trong đó có một nguồn tin khẳng định thượng tướng Lưu (62 tuổi) ít nhất sẽ trở thành ủy viên hoặc phó chủ tịch CMC.
Nhà ông Lưu hiện được thắt chặt an ninh sau khi ông này bị dọa giết vì đã phơi bày nạn tham nhũng trong quân đội. Các nguồn tin nhận định với Reuters rằng ông Lưu có năng lực cũng như quyết tâm chống tham nhũng và việc đưa ông này vào CMC sẽ góp phần đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội của ông Tập.
Tấn công ở Tân Cương – Trung Quốc, 96 người thiệt mạng
Ngày 3-8, truyền thông Trung Quốc đưa tin 37 thường dân và 59 “kẻ khủng bố” thiệt mạng trong vụ tấn công ở Tân Cương hôm 28-7.
Tân Hoa xã cho biết có 13 thường dân khác bị thương. Cảnh sát Tân Cương bắt giữ 215 “tên khủng bố” trong vụ tấn công bằng dao tại một đồn cảnh sát và một số cơ quan chính quyền địa phương ở huyện Shache, vùng Kashgar thuộc Tân Cương.
Truyền thông Trung Quốc chỉ hé lộ thông tin về vụ tấn công này vào ngày 29-7. Một tổ chức người Uighur ở nước ngoài cho biết gần 100 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa những người Uighur nổi loạn và cảnh sát Tân Cương.
96 người thiệt mạng sau vụ khủng bố ở Tân Cương, Trung Quốc
Theo Tân Hoa xã, trong số các thường dân thiệt mạng có 35 người Hán và hai người Uighur. Cảnh sát thu giữ nhiều con dao ở hiện trường vụ án và những băng rôn với khẩu hiệu kêu gọi thánh chiến chống chính quyền Trung Quốc.
Bắc Kinh tuyên bố vụ tấn công “được lên kế hoạch từ trước và có liên quan đến nhóm khủng bố Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan”. Hôm 1-8, cảnh sát ở Tân Cương bắn chết chín “nghi can khủng bố” và bắt giữ một người khác.
Trong thời gian qua, hàng loạt vụ bạo động nổ ra ở Tân Cương, đẫm máu nhất là vụ tấn công vào khu chợ trời thủ phủ Urumqi hồi tháng 5 khiến 39 người thiệt mạng. Trước đó là vụ tấn công bằng dao ở nhà ga Côn Minh hồi tháng 3, do một số người Uighur thực hiện, khiến 29 người chết.
Theo ANTĐ
Canada cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công mạng của cơ quan chính phủ
Đây là lần đầu tiên Canada chỉ đích danh Trung Quốc.
Chính phủ Canada hôm qua (29/7) cáo buộc tin tặc Trung Quốc đã tấn công 1 mạng lưới máy tính chủ chốt của nước này.
Cơ quan tình báo Canada xác định tin tặc Trung Quốc tấn công mạng máy tính chính phủ Canada (ảnh: CTVnews)
Quan chức Canada cho biết, thủ phạm vụ tấn công mạng lưới máy tính của Hội đồng nghiên cứu quốc gia (NRC) là "một đối tượng có trình độ vô cùng tinh vi được nhà nước Trung Quốc tài trợ".
Ngoại trưởng Canada John Baird cho biết, ông đã có các cuộc trao đổi quan điểm thẳng thắn về vấn đề này với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp ở Bắc Kinh hôm qua. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Canada Adam Hodge cho biết, chính phủ Canada coi đây là "một vấn đề nghiêm trọng" và "giải quyết ở cấp độ cao nhất" giữa 2 nước.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Ottawa, Canada thì cho biết, chính phủ Trung Quốc không có liên hệ với các tin tặc tấn công mạng của chính phủ Canada.
Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada là cơ quan hàng đầu của chính phủ trong lĩnh vực nghiên cứu phục vụ cho các công ty chính như tập đoàn chế tạo máy bay chiến đấu và ném bom.
Quan chức chính phủ Canada cho biết, dù mạng lưới máy tính của Hội đồng nghiên cứu quốc gia không hoạt động trong hệ thống chung của chính phủ, nó vẫn bị cô lập như một biện pháp phòng ngừa sớm sau vụ việc này.
Canada từng ghi nhận các vụ tấn công mạng trước đó nhưng đây là lần đầu tiên nước này chỉ đích danh Trung Quốc. Trung Quốc cũng thường bị nghi ngờ là thủ phạm các vụ tấn công mạng nhằm vào nhiều công ty của Mỹ và các nước khác song chính phủ Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc trên, cho rằng đây là những luận điệu vô căn cứ./.
Theo_VOV
Báo mạng TQ chỉ ra 7 yếu tố lợi thế và lẽ phải của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông Mới đây, cổng thông tin điện tử Hexun của Trung Quốc có bài viết nêu ra 7 yếu tố lợi thế và lẽ phải của Việt Nam trước Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông để chứng minh rằng, nếu Trung Quốc có hành động gây sự thì chỉ chuốc thiệt. Hexun nêu ý kiến cho rằng, hành động cố tình tạo ra...