Nếu phải đưa ra quyết định quan trọng, hãy nghe theo Jeff Bezos: ‘Đừng làm theo lý trí’
Tất cả mọi quyết định sáng suốt nhất của Jeff Bezos trong công việc lẫn cuộc sống đều xuất phát từ trái tim, trực giác, linh tính… chứ không phải nhờ phân tích các số liệu.
Người sáng lập ra Amazon Jeff Bezos đã trải qua nhiều thất bại lớn trên con đường trở thành người giàu nhất thế giới.
Ông từng thất bại lớn với sản phẩm Fire phone, nhưng Bezos hiểu được rằng nó đã tạo tiền đề cho những thành công lớn hơn của Echo và Alexa.
Dù thất bại hay thành công ở những quy mô khác biệt so với phần lớn chúng ta, Bezos cũng cho rằng quy trình nằm phía sau các quyết định quan trọng đều nằm ở ‘trái tim’.
Khi phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế Washington, D.C vào năm 2018, Bezos đã chia sẻ một triết lý hết sức gần gũi mà giới truyền thông hiếm khi quan tâm:
“Tất cả mọi quyết định sáng suốt nhất của tôi trong công việc lẫn cuộc sống đều xuất phát từ trái tim, trực giác, linh tính… chứ không phải nhờ phân tích các số liệu. Nếu bạn có thể ra quyết định dựa vào phân tích, thì tất nhiên là nên làm vậy. Nhưng hóa ra, trên thực tế, những quyết định quan trọng nhất của bạn đều được đưa ra dựa trên bản năng, trực giác và linh cảm của trái tim”.
Lý lẽ khoa học khi nghe theo trái tim của bạn
Có thể bạn đã nghe lời khuyên “làm theo sự mách bảo của trái tim” khi đưa ra các quyết định lớn. Trong khi đó có thể là cách riêng của Bezos để đưa ra quyết định, thì rõ ràng ai cũng thấy trực giác, bản năng rất khó có thể hành động nếu thiếu đi sự chỉ đạo toàn cục từ trái tim.
Với những ai đã quen với hình ảnh một Jeff Bezos, vốn được báo chí khắc họa là một người lạnh lùng gay gắt trong phong cách quản lý của mình, thì hẳn sự “mềm mỏng” này sẽ gây ra đôi chút ngạc nhiên. Thực ra, ấn tượng đó hoàn toàn khác xa sự thật. Nhiều người cho rằng từ “trái tim” luôn gắn với những thứ tiêu cực trong công việc kinh doanh, nhưng y học đã đưa ra một kết luận hoàn toàn khác.
Bộ phận chuyên bơm máu nằm trong lồng ngực của bạn không chỉ hoạt động để vận chuyển máu và xung cấp ô xy cho cơ thể. Theo nghiên cứu, trái tim và bộ não cùng hoạt động như một tổng thể thông minh, và có giao tiếp với nhau. Trên thực tế, trái tim là ông chủ của bộ não và truyền nhiều tín hiệu đến bộ não hơn là chiều ngược lại.
Trong một cuộc phỏng vấn, bác sĩ James Doty – một chuyên gia phẫu thuật não nổi tiếng – cho biết, “… thay vì thụ động chờ đợi chỉ dẫn từ bộ não, trái tim không chỉ tư duy cho chính nó, mà còn gửi các tín hiệu đến toàn bộ phần còn lại của cơ thể”.
Tiến sĩ McCraty, phó thủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu tại Viện HeartMath còn nói rằng, các nghiên cứu đã khẳng định “trái tim thường xuyên thông báo cho bộ não biết về trạng thái cảm xúc của cơ thể, và kết quả là nó ảnh hưởng sâu sắc đến chức năng não bộ cũng như quá trình ra quyết định”.
Khi người ta trải qua một dòng cảm xúc tích cực ổn định (VD: được trân trọng, có cảm hứng và hạnh phúc), trái tim chuyển sang trạng thái được gọi là “cố kết” (coherence). Điều này có nghĩa là giao tiếp liên tục giữa trái tim và bộ não đang ở trạng thái lý tưởng, tạo điều kiện cho người ta có mức độ hoạt động và làm việc tối ưu”.
Để cho trái tim dẫn đường
Một nghiên cứu được Medical Alert Buyers Guide thực hiện gần đây cho biết những người làm theo sự chỉ dẫn của trái tim thường có được mức độ hài long cao hơn cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống.
Vì thế, nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp và có một cuộc sống thỏa mãn hơn, hãy lưu ý lời khuyên của người giàu nhất thế giới: “Hãy làm theo sự mách bảo của trái tim”.
CEO Amazon Jeff Bezos: Từ tuổi thơ sóng gió tới ông chủ sở hữu 171 tỷ đô la
Jeff Bezos vừa lập thêm một kỷ lục cá nhân khi sở hữu tới 171 tỷ đô tài sản ròng. Tuy nhiên, để đạt tới thành công như ngày nay, ông đã trải qua không ít khó khăn, vất vả trên chặng đường của mình.
Video đang HOT
Jeff Bezos, hay còn biết đến với biệt danh gần gũi "gã bán sách" - là nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) của Amazon trong nhiều năm trở lại đây vẫn là một trong những tượng đài thành công nhất trong lĩnh vực công nghệ.
Để đạt tới thành công như ngày nay, Jeff đã trải qua không ít khó khăn, vất vả. Tuy nhiên bằng sự nhạy bén với thị trường, cùng tài lãnh đạo thiên bẩm, ông đã đứng trên "đỉnh vinh quang", và chắc chắn là một trong những "huyền thoại" thành công nhất trong lĩnh vực công nghệ.
Jeff Bezos cùng gia đình đã gặp phải sóng gió ngay khi ông vừa mới chào đời. Mẹ của Jeff là Jackie sinh ông khi mới chỉ là cô gái "tuổi teen" 17 tuổi.
Khi Jeff lên 4, bà ly dị chồng cũ và kết hôn với Mike Bezos, một người nhập cư người Cuba, và ông này đã nuôi dưỡng Jeff từ những ngày tấm bé. Jeff Bezos sau khi lên 10 mới được mẹ kể rằng Mike không phải là cha đẻ của ông. Đây thực sự là một cú shock lớn với cậu bé chỉ đang học lớp 5.
Bất chấp một tuổi thơ khá "dữ dội" so với lũ trẻ cùng lớp, Jeff Bezos đã sớm bộc lộ sự thông minh và tài năng thiên bẩm của mình. Khi chỉ mới 4 tuổi, Jeff đã có thể "tháo tung" chiếc cũi em bé bằng một chiếc tuốc nơ vít chỉ vì ông muốn được ngủ trên giường cùng mẹ.
Thời niên thiếu, Jeff Bezos sống cùng ông bà ngoại tại trang trại ở ngoại ô Texas và làm các công việc đồng áng như sửa chữa cối xay gió, thiến bò đực,.. cho tới năm lên 16.
Dù cuộc sống vất vả, nhưng Jeff ngày càng bộc lộ sự thông minh, cũng như các tố chất hơn người. Ông ngoại của Jeff nhanh chóng nhận ra điều này và đã khéo léo giúp đỡ để cháu mình phát huy được những khả năng vốn có. Sau này khi đã thành danh, Jeff luôn ca ngợi người ông ngoại giống như nguồn cảm hứng giúp khơi dậy niềm đam mê trong ông.
Ông chủ Amazon là một "fan" trung thành của tựa phim giả tưởng Star Trek, đến nỗi ông từng có ý tưởng đặt tên website Amazon ngày nay là MakeItSo.com, phỏng theo một câu nói của nhân vật Captain Jean-Luc Picard trong phim.
Thời còn đi học, Jeff Bezos cũng giống như nhiều cậu bé khác, mơ mộng về tương lai trở thành một nhà du hành vũ trụ. Ông thậm chí đã đứng lên nói với cả lớp rằng: "Tương lai của nhân loại không nằm trên hành tinh này". Câu nói này giờ đây được vị CEO của Amazon cụ thể hóa thông qua việc sở hữu một công ty thám hiểm vũ trụ mang tên Blue Origin.
Jeff Bezos tốt nghiệp 2 trường đại học, là Dream Institute và Princeton đều là khoa công nghệ máy tính. Sau khi ra trường, ông từ chối lời mời từ Intel và Bell Labs để làm cho một dự án khởi nghiệp mang tên Fitel.
Sau đó, Jeff Bezos suýt nữa kết thúc sự nghiệp của mình như là một nhân viên đánh máy fax tại công ty văn phòng nếu không được nhận vào quỹ đầu tư D.E.Shaw. Ông nhanh chóng trở thành phó chủ tịch cấp cao chỉ sau vỏn vẹn 4 năm làm việc.
Vào năm 1994, Jeff Bezos đọc được thông tin rằng website cùng các dịch vụ trực tuyến đã tăng trưởng tới hơn 2.300% chỉ trong vòng có 1 năm.
Con số này thực sự làm Jeff phải kinh ngạc, và ông quyết định rằng đã đến lúc phải làm một điều gì đó nhằm tận dụng lợi thế từ sự phát triển của Internet. Sau khi liệt kê hơn 20 sản phẩm được mua bán trực tuyến nhiều nhất thời bấy giờ, ông chủ của Amazon đã lựa chọn sách, truyện là mục tiêu trọng yếu.
Jeff Bezos từng chia sẻ rằng việc rời D.E.Shaw là một trong những bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời ông, và cũng là điều đến giờ ông vẫn chưa thể tự lý giải được.
Trong một buổi phỏng vấn, Jeff Bezos cho biết: "Ngay cả khi tôi 80 tuổi, có lẽ tôi vẫn không lý giải được tại sao tôi đã từ bỏ một vị trí cao, trong một trong những công ty quyền lực bậc nhất tại phố Wall thời bấy giờ, vào thời điểm giữa năm - vốn là thời gian tệ nhất để bạn nghỉ việc."
Tổng giám đốc của D.E.Shaw là ông David E. Shaw là đã dùng mọi cách để thuyết phục Jeff ở lại công ty, nhưng vị CEO tương lai của Amazon vẫn không thay đổi trong quyết định thành lập một công ty khởi nghiệp của riêng mình với tư tưởng "thà thất bại còn hơn không thử".
Và thế là công ty mang tên miền Amazon.com đã chính thức ra đời. Biệt danh "gã bán sách" cũng gắn liền với ông kể từ lúc bấy giờ.
Mới đầu, Jeff đặt trụ sở của Amazon tại một garage xe cũ, chỉ đủ diện tích cho một khu làm việc và một khu bếp. Ông cũng đã tổ chức hầu hết các cuộc họp tại khu phố Barnes & Noble.
Tháng đầu tiên sau khi được thành lập, Amazon đã bán sách được cho hàng nghìn độc giả từ hơn 50 bang của Mỹ, và hơn 45 quốc gia khác nhau. Amazon chính thức bước chân lên sàn chứng khoán vào năm 1997.
Không lâu sau đó, năm 2000 được biết đến với sự kiện "bong bóng Dotcom" khiến cho gần 1 nghìn tỷ USD của trị giá thị trường chứng khoán bốc hơi trong vòng chưa đầy một tháng.
Rất nhiều doanh nghiệp đã mất từ 10 triệu đến 30 triệu USD trong chỉ một quý, dẫn đến sự kết thúc của nhiều trang thương mại điện tử nổi tiếng thời bấy giờ. Amazon là một trong số ít các startup vượt qua được thời kỳ khủng hoảng này.
Sau đó bên cạnh sách, truyện, Amazon dần mở rộng thị trường sản phẩm ra nhiều hơn. Cho đến nay, Amazon có hầu như mọi thứ bạn có thể tưởng tượng như quần áo, trang sức, đồ điện tử, và thậm chí là cả ứng dụng, dịch vụ.
Jeff Bezos ngày càng chứng minh được tải năng thiên bẩm là nhà lãnh đạo của mình, khi liên tiếp đưa Amazon từ thành công này tới thành công khác. Ông cũng được biết đến với nhiều cách quản lý khác lạ, thí dụ như việc cấm thuyết trình bằng Powerpoint tại công ty.
Thay vào đó, Jeff Bezos yêu cầu nhân viên, bộ máy quản lý phải rút gọn vài trang giấy thuyết trình bằng những gạch đầu dòng đơn giản, súc tích mà vẫn bao quát được vấn đề.
Ông cũng nổi tiếng trong việc tạo ra môi trường làm việc "tiết kiệm", khi tuyệt nhiên không có các ưu đãi như đồ ăn miễn phí, các công cụ giải trí đắt tiền, hay dịch vụ massages mà nhiều công ty lớn khác vẫn áp dụng.
Như đã đề cập, ông chủ của Amazon rất muốn đầu tư vào lĩnh vực thám hiểm vũ trụ, và công ty Blue Origin của ông cũng gặt hái được nhiều thành công. Tiêu biểu trong số đó là sự kiện trở thành công ty thương mại đầu tiên khởi động thành công một tên lửa tái sử dụng vào năm 2015.
Trong quá khử, Jeff Bezos từng suýt thiệt mạng trong một tai nạn rớt máy bay trực thăng vào năm 2003, khi ông đang đi khảo sát ở vùng ngoại ô Texas.
Sau những thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử của Amazon, Jeff quyết định mở rộng sang sản xuất, nghiên cứu phần cứng. Công ty đã xuất xưởng một thiết bị streaming TV, và nhiều dòng máy tính bảng, smartphone.
Tuy nhiên, nhiều thiết bị của Amazon như smartphone và máy tính bảng đã không thực sự thành công, đặc biệt là đối với dòng Fire Phone có thể coi như một thất bại, nhưng Jeff cho biết điều này không ảnh hưởng nhiều tới tốc độ phát triển phần cứng của công ty. Fire TV, Fire TV Stick vẫn là những điểm sáng mà họ đang khá thành công.
Ngày 27/7/2017 đánh dấu một cột mốc quan trọng, khi giá cổ phiếu của Amazon tăng đột biến lên đến 1,083.31 USD, khiến tỷ phú Jeff Bezos trở thành người giàu nhất thế giới với tài sản ròng trị giá 90,9 tỷ USD, trong khi tỷ phú Bill Gates có giá trị tài sản ròng hơn 90,7 tỷ USD, theo Bloomberg.
Cũng chính từ đây, Jeff Bezos bắt đầu chặng đường của người đàn ông "sống trên đỉnh" thế giới, kế nhiệm cho một Bill Gates đã về hưu và chỉ tập trung vào các hoạt động cố vấn, thiện nguyện.
Năm 2019, vụ ly hôn đình đám xảy ra giữa Jeff Bezos và người vợ MacKenzie Bezos sau 25 năm chung sống. "Sau một quãng thời gian dài tìm hiểu và chung sống bên nhau, chúng tôi quyết định ly dị và coi nhau như bạn bè", cặp đôi cho biết. "Ngay cả khi biết trước rằng sẽ có ngày chia ly, nếu là 25 năm trước, chúng tôi vẫn sẽ đến với nhau".
Đây chính thức trở thành vụ ly hôn đắt nhất lịch sử, với thỏa thuận 38 tỷ USD dành cho người vợ MacKenzie, biến bà trở thành người phụ nữ giàu thứ 3 thế giới. Dù vậy, Jeff Bezos vẫn là người giàu nhất thế giới, với số tài sản trị giá 112 tỷ USD.
Kể từ đó tới nay, bất chấp những lùm xùm về đời sống tình cảm cá nhân, các cuộc tranh cãi qua lại trên mạng với Elon Musk, Jeff Bezos vẫn giữ vững vị trí người giàu nhất thế giới.
Dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020 khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, nhưng lại là khoảng thời gian Amazon phát triển mạnh nhất do đa số mọi người đều chuyển sang hình thức mua bán trực tuyến.
Mới đây, Jeff Bezos đã lập thêm một kỷ lục cá nhân khi sở hữu tới 171 tỷ đô tài sản ròng, đồng thời đưa Amazon trở thành công ty có giá trị nhất thế giới hiện nay.
Đây chính là "quả ngọt" xứng đáng dành cho những nỗ lực đấu tranh không biết mệt mỏi của Jeff Bezos, đồng thời cho thấy tầm nhìn của ông chủ Amazon ngay từ những ngày đầu tiên thành lập công ty.
Về tài sản của Jeff Bezos, ông được cho là sở hữu một khu đất rộng 5,35 mẫu (tương đương 2.165 hecta) tại khu vực Hồ Washington, Seattle (Mỹ), bao gồm 200 mét bờ biển.
Ông cũng từng mua một biệt thự trị giá 24,5 triệu USD với 7 phòng ngủ tại Beverly Hills vào năm 2007, ngay cạnh biệt thự của diễn viên điện ảnh Tom Cruise. Trong quần thể này gồm có một nhà kính, sân tennis, bể bơi, khu nhà cho khách.
Vào năm 2017, Jeff Bezos "chơi độc" khi mua nguyên cả một bảo có diện tích hơn 2.400 mét vuông tại Washington DC để làm nhà ở. Đây là một công trình có niên đại gần một thế kỷ với 10 phòng ngủ, 14 phòng tắm cùng một khu vườn xanh mướt.
Jeff Bezos cũng đồng thời là chủ sở hữu của 3 căn hộ chung cư rộng gần 1.000 mét vuông tại khu vực Century Tower, thuộc thành phố New York.
Vào tháng 2 năm nay, Jeff Bezos tiếp tục trở thành chủ sở hữu mới của điền trang Warner, một khu phức hợp rộng lớn ở Beverly Hills, California. Số tiền được ông bỏ ra lên tới 165 triệu USD.
Ngoài thú vui đầu tư bất động sản, ông chủ Amazon còn sở hữu vô số tài sản giá trị khác. Trong đó, đáng chú ý phải kể tới chiếc máy bay cá nhân hiệu Gulfstream G650ER với 8 chỗ ngồi, trị giá khoảng 65 triệu USD.
Covid-19 là thời cơ không thể tốt hơn nhưng cũng đã vạch trần những điểm yếu "chết người" của Amazon 25 năm đã trôi qua, tầm nhìn của Bezos về 1 thế giới trong đó tất cả các hoạt động của con người từ đi mua sắm đến xem và đọc đều diễn ra trên mạng đã trở thành hiện thực. Nhưng công việc điều hành Amazon thì ngày càng trở nên khó nhằn hơn. Mùa hè năm 1995, Jeff Bezos là 1...