Nếu ở cấp độ dịch 1 và 2, TP.HCM sẽ tổ chức countdown tại phố đi bộ Nguyễn Huệ để chào đón năm 2022
Nếu TP ở cấp độ dịch 1 và 2 thì sẽ tổ chức chương trình countdown tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường Nguyễn Huệ và đường Lê Duẩn.
Ngày 20/12, UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động đón năm mới 2021 trên địa bàn TP.
Theo đó, nếu TP ở cấp độ dịch 1 và 2 thì sẽ tổ chức chương trình countdown tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường Nguyễn Huệ và đường Lê Duẩn (từ Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến Pasteur, quận 1).
Ngoài ra còn có các chương trình biểu diễn nghệ thuật tại quận 12, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh và huyện Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ vào đêm 31/12/2021 và 1/1/2022.
Thành đoàn TP.HCM cũng có các hoạt động và biểu diễn văn nghệ đón chào năm mới 2022 tại Nhà văn hóa Thanh niên, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, ký túc xá vào đêm 31/12/2021 và 1/1/2022.
Video đang HOT
TP.HCM sẽ tổ chức lễ hội đếm ngược đón chào năm mới 2022 nếu cấp độ dịch 1 và 2
Bên cạnh đó, thành phố cũng tổ chức các hoạt động thể thao đón chào năm mới 2022 như giải Marathon TP.HCM lần IX năm 2022 tại quận 7; giải đua xe đạp phong trào đón chào năm mới 2022 trên tuyến đường Mai Chí Thọ.
Theo UBND TP.HCM, nếu dịch tại thành phố đạt cấp độ 3 – 4, UBND thành phố yêu cầu các sở ban ngành, đoàn thể và thành phố Thủ Đức, các quận huyện xây dựng kế hoạch tổ chức, chủ động giảm quy mô hoặc tạm dừng tổ chức các sự kiện, điều chỉnh các phương án phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ dịch.
UBND thành phố yêu cầu các ngành đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian diễn ra các chương trình phù hợp theo tình hình thực tế đánh giá cấp độ dịch của thành phố; đảm bảo nguyên tắc 5K; thực hiện khoanh vùng, phân luồng di chuyển kiểm tra và kiểm soát số lượng người tham dự.
Đường Lê Duẩn (đoạn từ Pasteur đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa) sẽ cấm các phương tiện di chuyển để triển khai thi công, tổ chức chương trình đón chào năm mới 2022. Các phương tiện sẽ được hướng dẫn di chuyển theo lộ trình khác, bắt đầu từ ngày 25/12 đến hết ngày 1/1.
Cán bộ dược bị nghi tuồn thuốc molnupiravir ra ngoài bán
Sở Y tế TP HCM phối hợp cơ quan chức năng xác định một số cá nhân, đơn vị tại các quận 10, Bình Tân, Tân Phú có dấu hiệu kinh doanh trái phép thuốc kháng virus molnupiravir.
Trong báo cáo gửi Bộ Y tế vài ngày trước, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho biết Sở đã phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) và Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) - Công an TP HCM, điều tra việc kinh doanh thuốc molnupiravir trên mạng xã hội.
Lực lượng chức năng kiểm tra nơi làm việc, kho dược của Trung tâm Y tế quận Bình Tân, phát hiện thuốc molnupiravir còn thiếu 60 hộp. Một dược sĩ làm việc tại quận cho biết đã cấp cho khu cách ly 20 hộp. Liên quan việc thiếu 40 hộp còn lại, dược sĩ này bị đưa về trụ sở công an để tiếp tục điều tra.
Tại quận Tân Phú, Trung tâm y tế quận nhận hai đợt tổng cộng 696 hộp thuốc molnupiravir và đã cấp phát tất cả số thuốc này. Trong quá trình sử dụng thuốc, do các địa bàn có nhu cầu khác nhau, trung tâm đã chuyển thuốc từ địa bàn này qua địa bàn khác.
Vụ việc kinh doanh thuốc molnupiravir đang được Công an TP HCM phối hợp với cơ quan Cảnh sát điều tra quận 10, Tân Phú, Bình Tân thụ lý.
Liên quan hai trung tâm y tế này, ngày 27/9 trong một cuộc họp báo, thượng tá Huỳnh Quang Tuyến (Phó phòng Tham mưu Công an TP HCM), cho biết đang điều tra hành vi Tham ô tài sản, mua bán thuốc kháng virus molnupiravir của cán bộ quản lý dược tại đây.
Sở Y tế cũng phối hợp PA03 kiểm tra đột xuất một số đơn vị gồm Công ty Dược Sài Gòn (Sapharco) - được giao nhiệm vụ tiếp nhận thuốc từ nơi sản xuất và xuất kho đến các cơ sở điều trị, Trung tâm Y tế TP Thủ Đức, Trung tâm Y tế quận 7. Kết quả ghi nhận không có chênh lệch thuốc, sai lệch hồ sơ theo dõi người bệnh cũng như chưa phát hiện các dấu hiệu sai phạm khác ở những nơi này.
Thuốc kháng virus molnupiravir được cấp phát miễn phí cho F0 nhẹ để điều trị Covid-19. Ảnh: HCDC
Molnupiravir là thuốc kháng virus đặc trị Covid-19, trong giai đoạn thử nghiệm giai đoạn 3 tại Việt Nam và được Bộ Y tế đưa vào Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại nhà và cộng đồng (Home-Based Care). Đến nay, đây là loại thuốc được cấp miễn phí cho người bệnh Covid-19 triệu chứng nhẹ, chưa bán trên thị trường. Bệnh nhân cần ký "Phiếu chấp nhận tham gia" sử dụng thuốc đúng mục đích và không chia sẻ người khác, nếu không sử dụng hết phải trả lại cho cơ sở y tế.
Nhằm đảm bảo hiệu quả của thuốc, quyền lợi người bệnh, tránh lợi dụng tình trạng dịch bệnh để trục lợi, Sở Y tế TP HCM đề nghị các cơ sở y tế nghiêm túc tuân thủ quy định, chỉ định cấp phát thuốc.
Ngành y tế phối hợp Công an TP HCM sẽ giám sát, kiểm tra đột xuất các đơn vị, xác minh ngẫu nhiên bệnh nhân đã dùng thuốc molnupiravir. Thuốc không sử dụng hết phải được thu hồi, hoàn trả để Sở Y tế xử lý.
Cuối tháng 9, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cảnh báo tình trạng các loại thuốc như kháng virus molnupiravir, liên hoa thanh ôn... được quảng cáo điều trị Covid-19 trái phép. Theo đó, các thuốc này chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành, được gắn mác hàng "xách tay" hoặc thuốc đang trong thời gian thử nghiệm lâm sàng, được rao bán với giá vài triệu đồng một hộp.
Ngày 16/8, Bộ Y tế đưa thuốc kháng vào thí điểm điều trị cho F0, với quy mô nhỏ tại bệnh viện dã chiến số 8, TP HCM. Sau khi có kết quả thử nghiệm lâm sàng, thuốc được cấp phát diện rộng, miễn phí và có kiểm soát đặc biệt cho các F0 điều trị tại nhà, từ ngày 27/8. Một gói thuốc là một liệu trình cho một F0 sử dụng trong 5 ngày, gồm 20 viên molnupiravir hàm lượng 400 mg. Hiện nguồn thuốc này chỉ được phân bổ từ Bộ Y tế.
TPHCM có siết chặt kiểm soát khi dịch Covid-19 phức tạp trở lại? Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, độ mở của các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ tùy thuộc vào tình trạng của dịch bệnh. Khi tình hình dịch Covid-19 xấu đi, các hoạt động cần hạn chế lại. Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội sáng 12/11, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM - đánh...