Nếu nhà bạn có người cao tuổi, nhắc họ tuyệt đối không làm 8 việc hại sức khoẻ này
Hạn chế được 8 hành động trong sinh hoạt này mỗi ngày, người cao tuổi sẽ tránh được cơ số những nguy hiểm đối với sức khỏe.
Ăn uống từ tốn sẽ giúp người cao tuổi tránh được nhiều nguy hiểm đối với cơ thể. (Ảnh minh họa).
Đối với những người cao tuổi mắc huyết áp cao hoặc có tiền sử xuất huyết não, thói quen ăn quá nhanh được ví như “hung thần” sức khỏe của họ.
Nguyên nhân là bởi chức năng nhai nuốt và tiêu hóa của họ đã bị thoái hóa theo thời gian và tuổi tác. Do đó, ăn quá nhanh sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa của nhóm người này, thậm chí còn dễ bị nghẹn, gây tổn thương thực quản và tăng áp lực lên tim.
2. Không nên vội rời giường khi vừa ngủ dậy
Khi vừa thức dậy, những người tuổi tác đã cao nên hạn chế việc xuống giường ngay lập tức để tránh nguy cơ xuất huyết não, thậm chí đứt mạch máu não.
Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi có tiền sử cao huyết áp hoặc mắc bệnh động mạch vành.
Các chuyên gia kiến nghị, người cao tuổi nên tuân thủ nguyên tắc “chậm thêm 3 lần, tránh hại một giây”.
Tức là sau khi ngủ dậy, họ nên nằm yên trên giường thêm ba phút, từ từ ngồi dậy trong 3 phút, sau đó tiếp tục ngồi ở mép giường, thả lỏng 2 chân trong 3 phút rồi mới rời giường.
3. Không dùng quá sức khi đi đại tiện
Dùng quá sức khi đi đại tiện sẽ khiến ổ bụng chịu áp lực lớn, huyết áp lên nhanh và làm tăng nguy cơ xuất huyết não.
Bên cạnh đó, việc dùng sức rặn quá mạnh còn tăng áp lực đối với tim và có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Những người cao tuổi mắc chứng táo bón nên tăng cường ăn rau xanh và hoa quả giàu chất xơ, hình thành thói quen đại tiện đúng giờ hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để việc đi vệ sinh diễn ra dễ dàng và an toàn hơn.
Video đang HOT
Đại tiện cũng là một vấn đề cần lưu ý ở người lớn tuổi (ảnh minh hoạ)
4. Không nên đứng co một chân để mặc quần
Khả năng giữ thăng bằng ở người cao tuổi rất kém, nên việc đứng co một chân để mặc quần dễ khiến họ bị ngã và có nguy cơ gãy xương.
Vì vậy, cách mặc quần an toàn nhất đối với họ là ngồi lên giường hoặc dựa vào một vị trí cố định chắc chắn.
Ngoài ra, khi rời giường hoặc đi vệ sinh, đi tắm cũng là thời điểm dễ ngã. Những người tuổi tác đã cao nên chú ý vịn tay vào chỗ chắc chắn rồi mới từ từ hoạt động.
5. Không nên nói nhanh, nói nhiều
Các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo, những người cao tuổi mắc bệnh tim hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa nên hạn chế nói quá nhanh, quá nhiều.
Trên thực tế, khi tuổi tác đã cao, càng nói to bao nhiêu sẽ càng gây hại cho sức khỏe của họ rất nhiều. Nói nhiều, nói nhanh, nói to đều khiến nhịp tim và huyết áp tăng nhanh một cách đột ngột.
Trong trường hợp tranh cãi với người khác, huyết áp của họ lại càng dễ tăng cao. Vì vậy, người cao tuổi nên duy trì thói quen nói chuyện nhỏ nhẹ, từ từ, giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp và hạn chế tranh cãi cùng người khác.
Rèn luyện và duy trì thói quen nói chuyện từ tốn, thong thả cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe đối với người cao tuổi. (Ảnh minh họa).
6. Không bước lên cầu thang quá nhanh
Tuổi tác càng cao, các bắp thịt, xương cốt và hệ thống thần kinh càng lão hóa. Nếu trong lúc bước lên cầu thang, hệ thống thần kinh phụ trách điều khiển bỗng nhiên bị “chậm” lại và không theo kịp hành động cơ thể thì nguy cơ bị ngã là rất cao.
Vì thế, khi bước lên cầu thang, người cao tuổi nên chú ý vịn tay vào tường hoặc lan can, bước chắc chắn, từ từ, chậm rãi để đảm bảo an toàn.
7. Hạn chế khom lưng
Trên thực tế, khom lưng là hành động không thích hợp với hầu hết người cao tuổi, đặc biệt là nhóm người có tiền sử mắc bệnh về hệ thống thần kinh.
Sự thoái hóa về xương cốt và hệ thống thần kinh khiến người già có khả năng thăng bằng kém, khớp xương cứng và bắp thịt không đủ khả năng bảo vệ xương cốt.
Bởi vậy, việc khom lưng quá thấp dễ dẫn đến nguy cơ trật khớp và làm tổn thương tới các khớp xương.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người cao tuổi nên tránh việc đột ngột khom lưng quá nhanh để hạn chế nguy cơ xuất huyết não. Trong trường hợp phải cúi người nhặt đồ, họ nên cúi xuống một cách từ từ, vịn tay vào vật cố định hoặc ngồi xuống nhặt đồ với tư thế thẳng lưng.
Theo thời gian, xương cốt của chúng ta sẽ bị thoái hóa. Vì vậy, khom lưng hay cúi người đột ngột là hành động nên hạn chế khi tuổi tác đã cao. (Ảnh minh họa).
8. Tránh quay đầu đột ngột
Khi quay đầu quá nhanh, các mạch máu dẫn lên não của người cao tuổi sẽ bị chèn ép đột ngột, dẫn đến tình trạng thiếu máu não, thậm chí kéo theo các biến chứng nguy hiểm như ngất, hôn mê, tai biến, đột tử.
Vì vậy, cách tốt nhất là người cao tuổi nên quay cả người lại phía sau, hoặc quay đầu một cách từ từ.
Theo phunugiadinh/Health Huanqiu
Cuộc sống của người già neo đơn Trung Quốc trong những căn nhà "quan tài"
Những người cao tuổi, không con cái, neo đơn và nghèo khổ ở Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền đầy khó khăn khi đã bước sang "sườn dốc" bên kia cuộc đời.
Một người cao tuổi đang sống trong "nhà quan tài" ở Trùng Khánh. (Ảnh: China News)
Họ là 6 người lớn tuổi đang sinh sống tại Trùng Khánh, một thành phố đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và là điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc. Họ ngủ trên những chiếc giường 3 tầng trong một căn phòng nhỏ vỏn vẹn 15 m2, được gọi là "nhà quan tài" vì kích thước quá nhỏ.
Động lực khiến họ có thể sống được trong một căn phòng chật chội là vì giá thuê nhà khá rẻ, chỉ vỏn vẹn 24 USD 1 tháng. Họ là những người không con cái, neo đơn, nghèo khó và không có đủ khoảng 206 USD hàng tháng để trả chi phí viện dưỡng lão.
Tuy nhiên, với những người đàn ông "gần đất xa trời", việc sống trong căn "nhà quan tài" cũng có những lợi ích nhất định: Họ có thể quan tâm lẫn nhau khi tất cả đều đang bước vào tuổi "xế bóng".
"Số phận đã đẩy đưa mọi người cùng tới đây", ông Wang Gande, 74 tuổi, người chủ đất nói với China Youth Daily. Chính vì thế, ông Wang đã cho thuê nhà nhỏ trở thành nơi cư ngụ cho những người thuê trọ có độ tuổi từ 61-81 có thể sống cùng và nương tựa vào nhau.
Dù cuộc sống khó khăn nhưng họ vẫn nương tựa vào nhau ở tuổi "gần đất xa trời". (Ảnh: China News)
Bản thân ông Wang có một con trai bị khuyết tật, được ưu tiên sống riêng ở một phòng. Căn phòng còn lại để dành cho các cụ ông sinh sống với nhau. Trong hơn 20 năm qua, ông Wang đã cho rất nhiều người già cả thuê nhà, những người từ nông thôn di cư lên thành thị và làm đủ nghề để kiếm sinh kế. Họ chưa từng kết hôn, chưa từng có con cái.
Câu chuyện của những khách trọ trong nhà ông Wang chỉ là một trong nhiều câu chuyện về những người già neo đơn, nghèo khó, không con cái khác, những người đang phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, nghèo đói, đơn độc.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của những căn "nhà quan tài" cho thấy thực trạng báo động về cuộc sống vất vả mà người lớn tuổi neo đơn ở Trung Quốc đang phải đối mặt.
Tình trạng ngày càng trầm trọng
Một cụ bà làm nghề thu mua phế liệu (Ảnh: Reuters)
Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), tình trạng trên có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn khi số liệu cho thấy tỉ lệ dân số Trung Quốc trên 60 tuổi sẽ tăng từ 12% năm 2010 lên 28% năm 2040. Chuyên gia Zhu Xiao của đại học Renmin năm 2014 ước tính khoảng 50 triệu người cao tuổi Trung Quốc đang sống dưới mức nghèo khó, với bằng hoặc ít hơn 1,9 USD chi phí ăn uống, sinh hoạt mỗi ngày, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB). Con số này chiếm 23% tổng số người cao tuổi ở Trung Quốc.
Theo ông Liu Kaiming, từ một tổ chức phi chính phủ ở Thâm Quyến, những người cao tuổi sống ở nông thôn là đối tượng dễ tổn thương và lâm vào cảnh nghèo đói khi họ ít được tiếp cận với các chương trình phúc lợi xã hội.
Mặc dù, nhà nước Trung Quốc đã có chế độ bảo hiểm cho người già neo đơn từ năm 2014, nhưng mức chi từ 15 USD tới 45 USD 1 tháng tùy vào các tiêu chuẩn của địa phương dường như chỉ là "muối bỏ bể".
Để sinh tồn, những khách trọ trong nhà ông Wang phải làm việc quần quật từ sáng sớm cho đến tối khuya. Họ làm từ các công việc chân tay, tới thu mua phế liệu tái chế, bán hàng ngoài chợ, bán kẹo trái cây trên phố miễn là có đủ tiền để duy trì cuộc sống.
Họ đều có điểm chung là đã lỡ dở tuổi thanh xuân khi không kết hôn cũng như có con cái và đến khi già nua, cái nghèo vẫn không buông tha những người đàn ông này.
Ông Luo, một khách trọ, cho biết hồi còn trẻ ông đã không có đủ tiền trả sính lễ, một tập tục không thể thiếu ở Trung Quốc để cưới được vợ. Khoản tiền này lên tới vài nghìn USD và thường được chú rể hay gia đình chú rể chi trả cho nhà gái. "Ít nhất tôi có thể có con nếu chịu trả khoản tiền đó", ông Luo nói.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Ga Hà Nội, Sài Gòn được lắp cổng soát vé tự động Từ 15.12, ga Hà Nội và Sài Gòn được lắp cổng soát vé tự động để đảm bảo an ninh. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, đảm bảo an toàn, từ hôm nay (15.12), ga Hà Nội và Sài Gòn sẽ được lắp cổng thu phí tự động. Tại ga Hà...