Nếu mua S-400 của Nga, các quốc gia này có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt
Nhiều quốc gia phải đối mặt với nguy cơ bị Washington áp đặt lệnh trừng phạt nếu mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga, trong số này thậm chí có cả đồng minh của Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert khẳng định trong buổi họp báo rằng Washington tuyên bố rất rõ ràng về việc mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 có thể “làm bùng nổ loạt lệnh trừng phạt nhằm vào các quốc gia và thực thể trên toàn cầu”. Đồng thời bà Nauert bày tỏ thái độ không đồng ý với việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Hiện tại, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 đang có mặt trong biên chế quân đội Nga, quân đội Belarus và quân đội Trung Quốc, song nhiều quốc gia trên thế giới đang bày tỏ ý định sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không được liệt vào danh sách tốt nhất thế giới này.
Ấn Độ là một trong các quốc gia có thể bị Mỹ trừng phạt vì mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga. Tháng 10/2016, Matxcơva và Delhi đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc bàn giao tổ hợp S-400, tuy nhiên hợp đồng chính thức chưa được ký kết. Ngày 20/8, Giám đốc Cơ quan Liên bang phụ trách Vấn đề Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Nga, Dmitry Shugaev thông báo Nga và Ấn Độ đang tiến tới việc ký kết hợp đồng bàn giao tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và nhiều khả năng hợp đồng này sẽ được ký vào tháng 10/2018.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga. (Ảnh: Sputnik)
Washington cảnh báo New Delhi về hậu quả của việc mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400, tuy nhiên Ấn Độ gửi phái đoàn quan chức và chuyên gia quốc phòng cao cấp đến Mỹ để thuyết phục nước này không cấm vận Ấn Độ vì S-400.
Ả-rập Xê-út cũng bày tỏ sự quan tâm đến tổ hợp S-400 của Nga trong Triển lãm Hàng không Dubai 2015, người đứng đầu công ty Rostec của Nga và Đại sứ Nga tại Ả-rập Xê-út xác nhận việc này. Năm 2017, Matxcơva và Riyadh đạt được thỏa thuận mà theo đó Nga sẽ cung cấp một số vũ khí cho Ả-rập Xê-út, trong đó có tổ hợp S-400, tuy nhiên hợp đồng chính thức chưa được ký kết do 2 bên chưa thống nhất về mặt kỹ thuật.
Tháng 1/2018, Đại sứ Qatar tại Nga Fahad bin Mohammed Attiyah cho biết nước này đang trong giai đoạn đàm phán tiếp theo với Nga về việc mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400. Tuy nhiên bên cạnh áp lực từ Washington, Doha có thể phải đối mặt với việc Ả-rập Xê-út phản ứng dữ dội khi tìm cách mua S-400 từ Nga, dù vậy Qartar được cho là vẫn tiếp tục thỏa thuận về thương vụ S-400 với Nga.
Iraq là quốc gia khác muốn mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga, lý do mà Baghdad đưa ra là việc sở hữu loại vũ khí này “sẽ tăng cường an ninh cho Iraq cũng như sức mạnh của các lực lượng vũ trang”. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Iraq Ibrahim Jaafari nhấn mạnh rằng có thể Mỹ sẽ trừng phạt Iraq nếu nước này ký hợp đồng mua S-400 của Nga, đồng thời cho biết Baghdad chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc này.
(Nguồn: Sputnik)
NGUYỄN TIẾN
Theo VTC
'Vệ tinh bí ẩn của Nga' có thật sự đáng sợ như Bộ Ngoại giao Mỹ nói?
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 14/8 gửi thông điệp cảnh báo đến Liên Hợp Quốc về các vệ tinh của Nga mà Washington nhận định là bí ẩn và đáng sợ, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng trên thực tế các vệ tinh này không đến mức quá bất thường như Washington nhận định.
Ngày 14/8, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ gửi thông điệp cảnh báo đến Hội nghị Giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc về vệ tinh Nga mà Washington có rất ít thông tin và kết luận các vệ tinh này vừa đáng ngờ vừa có vẻ là mối đe dọa đối với Mỹ. Nhiều chuyên gia và quan chức Mỹ nhận định những "vệ tinh bí ẩn của Nga" này có thể là hệ thống vũ khí trên không gian.
"Chúng tôi quan ngại về những thứ bất thường của hệ thống được gọi là &'giám sát vũ trụ'. Điều duy nhất chúng tôi biết là hệ thống này được triển khai trên quỹ đạo, chúng tôi không biết chắc chắn nó là gì và không có cách nào để xác minh về nó", Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Kiểm soát vũ khí, Kiểm chứng và Tuân thủ Yleem Poblete phát biểu trước Liên Hợp Quốc.
"Hành vi của thiết bị trên quỹ đạo này không giống với bất cứ thiết bị giám sát trên quỹ đạo hoặc không gian với khả năng ghi nhận tình hình, trong đó có hoạt động của các vệ tinh giám sát của Nga", bà Yleem Poblete nói.
Tuy nhiên, nhà thiên văn học Jonathan McDowell thuộc trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian nhận định rằng "dù hệ thống này có thể gây bối rối và thậm chí là hơi khác thường, nhưng nếu kết luận là &'hoàn toàn bất thường' thì hơi quá, bởi Mỹ cũng có những vệ tinh tuyệt mật với quỹ đạo thay đổi không giải thích được".
Tên lửa Soyuz-2.1b được phóng từ sân bay vũ trụ Plestsk, Nga. (Ảnh: Sputnik)
Những vệ tinh của Nga được Washington coi là bí ẩn và khiến Bộ Ngoại giao Mỹ lấy làm lo ngại là vệ tinh Kosmos 2519, Kosmos 2521 và Kosmos 2523, được phóng lên quỹ đạo vào tháng 6/2017 từ sân bay vũ trụ Plestsk ở phía bắc nước Nga. Trên quỹ đạo, vệ tinh chính Kosmos 2519 triển khai vệ tinh con Kosmos 2521 vào tháng 8/2017, tiếp đến vệ tinh Kosmos 2521 triển khai vệ tinh Kosmos 2523 vào tháng 10/2017.
Tháng 8/2017, Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo nói về 1 dụng cụ vũ trụ cỡ nhỏ, nhiều khả năng là vệ tinh Kosmos 2521, sẽ được sử dụng để kiểm tra 1 vệ tinh khác của Nga. "Trong dài hạn, sẽ có một cuộc thử nghiệm triển khai dụng cụ vũ trụ để kiểm tra bên ngoài của vệ tinh", thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Tháng 10/2017, khi vệ tinh Kosmos 2523 tách ra khỏi vệ tinh Kosmos 2521, Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo xác nhận thử nghiệm việc "điều khiển hướng di chuyển của vệ tinh quốc phòng, các hệ thống thông tin liên lạc trên mặt đất và trên quỹ đạo của vệ tinh" cũng như triển khai giải pháp tính toán mới.
Video: Tên lửa Soyuz-2.1b mang vệ tinh Kosmos 2519 được phóng từ sân bay vũ trụ Plestsk
Chuyên gia McDowell lưu ý rằng cả 2 vệ tinh Kosmos 2521 và Kosmos 2523 của Nga có thực hiện loạt động tác thay đổi quỹ đạo cao hơn hoặc thấp hơn vệ tinh chính, cũng như chuyển từ quỹ đạo tròn sang quỹ đạo elip và ngược lại. "Có thể người Nga đang thử nghiệm khả năng triển khai nhiều vệ tinh trong 1 lần phóng với các quỹ đạo khác nhau", chuyên gia này nhận định.
Giám đốc Quỹ An ninh Thế giới Brian Weeden cho rằng các vệ tinh của Nga có một số lần cơ động đến các vệ tinh khác để thực hiện việc kiểm tra, việc này có vẻ hơi khác thường nhưng không đến mức đáng báo động và đáng sợ như Washington thể hiện.
"Họ đang phàn nàn chuyện gì vậy? Có rất nhiều sự kiện nhưng lại không có gì chi tiết. Nên tôi coi tuyên bố của Mỹ có thể hiểu thế này - Nga, tại sao anh dám làm điều gì đó khó hiểu?", ông Brian Weeden nhận định về tuyên bố của đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ.
(Nguồn: Sputnik)
NGUYỄN TIẾN
Theo VTC
Đại sứ quán Nga tại Mỹ: '100 năm trước, quân Mỹ tới Nga gây ra vụ can thiệp đẫm máu' 100 năm về trước, ngày 15/8/1918, quân đội Mỹ đổ bộ lên Vladivostok và bắt đầu chiến dịch can thiệp đẫm máu vào tình hình nội bộ của Nga lúc bấy giờ, khi Hồng quân chiến đấu chống lại lực lượng Bạch vệ và các lực lượng phản cách mạng khác để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng 10 Nga. Ngày 15/8,...