Nếu mỗi gia đình duy trì, thắp lửa được hạnh phúc sẽ tạo nên một quốc gia hạnh phúc
Một quốc gia hạnh phúc phải được xây dựng bằng nền tảng hạnh phúc gia đình: Duy trì hạnh phúc gia đình vừa là chuyện cá nhân, vừa là chuyện quốc gia hết sức quan trọng.
Một năm có 356, nhưng chỉ có một ngày được gọi là Quốc tế Hạnh phúc. Vì thế có thể coi Ngày Quốc tế hạnh phúc mỗi năm là dịp để sống chậm, để suy nghĩ về hạnh phúc cá nhân và của cộng đồng.
Theo định nghĩa của Wikipedia: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao. Ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.
Mọi người đều tìm kiếm và mong muốn hạnh phúc. Nhưng lại không có cái hạnh phúc nào từ trên trời rơi xuống, cũng không có thiên đường nào chỉ toàn hạnh phúc. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì ý niệm hạnh phúc chỉ có khi mỗi người biết chấp nhận, biết thỏa mãn cảm xúc của chính mình.
Ảnh minh họa/ Gia đình VN
Thạc sĩ Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng viện nghiên cứu quản lý Phát triển bền vững thì cho rằng: Hạnh phúc là khái niệm trừu tượng. Đấy là cảm giác nội tại của bản thân chúng ta trước phản ứng trước môi trường xung quanh. Cảm xúc trong lòng phản ánh môi trường xã hội xung quanh.
Hạnh phúc gia đình là thứ hạnh phúc vừa thỏa mãn cá nhân vừa thỏa mãn những thành viên trong gia đình.
Trong một lần nói chuyện nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Hoa Hữu Vân (thời điểm đó là Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình) đã khẳng định: Xây dựng hạnh phúc gia đình là quá trình cố gắng không mệt mỏi của cả vợ và chồng. Nếu chỉ quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” là chưa hợp lý. Trong bối cảnh hiện nay cần quan tâm nhiều đến vai trò của người đàn ông, phải bắt đầu từ đàn ông để đàn ông cùng “xây tổ ấm” và đàn bà cũng cùng chung tay với đàn ông để “xây nhà”.
Hạnh phúc gia đình không ở đâu xa mà ở chính trong ta, tự ta và mỗi người phải giữ gìn, trân trọng từng phút giây. Hạnh phúc không nằm ở đích đến mà ở chặng đường cùng nhau đi qua – ông Hoa Hữu Vân nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cùng quan niệm này, bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng viện nghiên cứu quản lý Phát triển bền vững cũng cho rằng “Hạnh phúc không phải đích đến mà là hành trình. Trải nghiệm hàng ngày, hay cảm xúc hàng ngày định nghĩa hạnh phúc của mỗi con người”.
Gia đình một tế bào xã hội là cái nôi đầu tiên của mỗi đứa trẻ là yếu tố rất quan trọng góp phần làm cho một quốc gia hạnh phúc, cảm xúc trong gia đình thể hiện ở tình yêu thương sự san sẻ, đùm bọc, học hỏi, chia sẻ lẫn nhau. Với gia đình như vậy sẽ giúp cho mỗi cá nhân có sức mạnh, niềm tin, có sự tin tưởng để đạt được các yếu tố tự do, phấn đấu vươn lên có thu nhập tốt hơn, có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng để bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khỏe để góp phần làm cho xã hội tốt đẹp.
Nói về “chìa khóa” hạnh phúc cho mỗi gia đình, ông Hoa Hữu Vẫn cũng cho biết: Cuộc sống với muôn hình muôn vẻ, không có khuôn mẫu lý tưởng nào cho tất cả mọi người cùng thực hiện để có được hạnh phúc gia đình và có lẽ mỗi người phải trang bị cho riêng mình những hiểu biết, kỹ năng… để nắm trong tay chìa khóa của hạnh phúc gia đình.
Ảnh minh họa/giaoducthoidai.vn
Một quốc gia hạnh phúc phải được xây dựng bằng nền tảng hạnh phúc gia đình: “Duy trì hạnh phúc gia đình vừa là chuyện cá nhân, vừa là chuyện quốc gia hết sức quan trọng. Giáo dục về gia đình để thấy gia đình là nguồn vui, hạnh phúc, dựa vào gia đình mà sống, sống vì gia đình” – ông Hoa Hữu Vân nhận định.
Còn theo bà Nguyễn Phương Linh cho rằng: Báo cáo Hạnh phúc toàn cầu năm mỗi năm của Việt Nam đều tăng bậc là kết quả vô cùng khả quan, thể hiện nỗ lực rất nhiều của tất cả các bên liên quan: thu nhập bình quân tăng, tình trạng tham nhũng giảm, chỉ số về sức khỏe, niềm tin gia tăng đáng kể. Khi mọi người ý thức bảo vệ sức khỏe môi trường cũng tạo nên thế giới tốt đẹp hơn. Việt Nam có sự quan tâm sức khỏe cá nhân và cộng đồng và tạo ra niềm tin, những thói quen tốt, lan tỏa thông điệp tốt. Đây là điều mà vị chuyên gia này tin rằng trong những báo cáo chỉ số hạnh phúc toàn cầu thời gian tới Việt Nam sẽ tăng bậc.
Nếu mỗi gia đình duy trì, thắp lửa được hạnh phúc gia đình mình thì sẽ lan tỏa năng lượng vô cùng tích cực và tạo nên một quốc gia hạnh phúc – bà Nguyễn Phương Linh khẳng định.
Nhị Xuân
Sống chậm trong mùa dịch Covid-19
Sống chậm trong mùa dịch Covid-19, không có nghĩa là trì trệ, đây là cơ hội khiến nhiều người biết trân trọng những giá trị cuộc sống đem lại.
Dịch Covid-19 bùng phát khiến cho cuộc sống của con người gần như đảo lộn. Một ngày mở mắt ra bỗng dưng phá sản, mất việc, bệnh tật. Không ai muốn sống trong lo lắng, sợ hãi.
Học sinh nghỉ học, nhiều người mất việc, số lượng lớn làm việc online tại nhà...ngoài đường quán xá vắng vẻ, rạp chiếu phim đóng cửa, các cửa hàng thưa thớt người qua lại.
Bất cứ ai ra đường thời gian này đều nói "vắng như Tết". Không còn cảnh chen chúc, tắc đường còi xe inh ỏi. Không còn cái sự tất bật sáng ra lo toan cho đàn con ăn sáng rồi đến trường. Không còn cái cảnh ngồi thong dong buổi trưa nhâm nhi chén trà, ngắm phố phường người qua lại nườm nượp.
Phố phường giờ cũng không còn tiếng rao lảnh lót của đủ các mặt hàng như "Ai bánh mì nóng đi"; "Ai bánh khúc đi"; "Đánh giầy đi cô/chú/anh/chị".... Nhịp sống trôi đi chầm chầm khiến cho những người đang quen với sự hối hả thấy bứt rứt khó chịu.
Không quen cũng phải chịu khi mà dịch Covid -19 vẫn đang còn. Chấp nhận "sống chung với lũ" là cách lựa chọn tốt nhất thời điểm này. Không còn thấy cảnh kêu than trên facebook rằng "Nghỉ Tết dài thế này biết làm gì"; "Nhớ tiếng còi xe, cảnh tắc đường"; "Thèm được đi chơi"... Bởi ai cũng hiểu cách khôn ngoan lúc này, đó là "Hãy ngồi yên một chỗ nếu không có việc gì cấp bách".
Nhiều gia đình phải hủy hết lịch đi du lịch, cơ quan hủy chuyển sang họp trực tuyến và luôn luôn đưa ra khuyến cáo tránh tụ tập nơi đông người. Tất cả hãy chung tay chống dịch covid-19 bằng cách đừng đi ra ngoài đường những nơi đông người.
"Gia đình tôi đang sống chậm lại. Con cái, bố mẹ có nhiều thời gian ở bên nhau. Thời gian ở nhà nhiều hơn khiến cho mỗi thành viên đều nhìn thấy những giá trị cốt lõi của gia đình quan trọng như thế nào. Mọi người quan tâm đến nhau hơn và ý thức trong việc vệ sinh cá nhân và cộng đồng", đó là chia sẻ của chị Phương Dung ở quận Hà Đông.
Thay vì trước kia cả nhà hối hả, sáng ra mỗi người một việc, tận tối mịt cả nhà mới về đến nhà, ai cũng mệt mỏi, bơ phờ. Bữa cơm tối hôm đủ, hôm thiếu thành viên. Mọi thứ nó cứ cuốn đi như vậy hết ngày này đến ngày khác.
Dần dần gia đình cũng mất đi thói quen trao đổi, trò chuyện với nhau. Nhưng nay, chồng chị Dung hết giờ làm về nhà, không còn la cà quán xá. Về nhà tranh thủ giúp vợ nấu bữa tối, rảnh thì đọc sách. Còn các con dành thời gian tự ôn luyện kiến thức. "Đã lâu lắm rồi, tôi mới cảm nhận được không khí gia đình nó là như nào. Chúng tôi đang sống chậm lại, hiểu nhau hơn", chị Dung chia sẻ.
Hơn nữa, trước thì chả có thời gian tập tành nhưng mà nay, tối đến cả 3 người nhà chị Gấm ở quận Đống Đa dành thời gian đi bộ quanh khu chung cư. Chị Gấm cho biết "Tối ăn cơm sớm, tầm 20h, cả nhà đeo khẩu trang, rồi cùng nhau đi bộ. Cô con gái rất hào hứng, còn ông chồng thì bảo rằng, đi bộ như này thực là thư thái.
Tuy dịch có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của gia đình nhưng đó là tình hình chung, cả xã hội chịu ảnh hưởng chứ không riêng gì gia đình mình nên tất cả mọi người đều phải cố gắng. Điều quan trọng là phải ăn uống đủ chất, nâng cao sức khỏe bằng cách tập thể dục thể thao. Trước khi đi ngủ, hai mẹ con lại cùng nhau tập vài động tác yoga".
Mẹ con chị Gấm tự tập luyện yoga tại nhà trong mùa dịch Covid-19.
Còn chị Hảo nhà ở Royal City khoe rằng từ ngày có dịch, chị trở thành ngôi sao sáng trong nhà. Trước chị còn hay rẽ ngang, rẽ dọc hẹn hò bạn bè, mua sắm nên có hôm về muộn. Nhưng nay dịch chả dám đi đâu, hết giờ là về nhà với ba cậu con trai. Chính vì thế thành nếp, cứ đến 17h, là ba cậu con trai lại sẵn sàng đeo khẩu trang, xuống hầm của tòa nhà đón mẹ. Chị Hảo bảo rằng "Giờ chị thực sự trở thành ngôi sao sáng của cả nhà. Còn 3 ông con trai thì trở thành cảnh sát cai quản giờ giấc của mẹ. Dù thói quen sinh hoạt thay đổi nhiều nhưng mà thấy vui".
Sống chậm trong mùa dịch Covid-19, không có nghĩa là trì trệ, đây là cơ hội khiến nhiều người biết trân trọng những giá trị mà cuộc sống đem lại.
Là người yêu chủ nghĩa xê dịch, một năm chị Hiền ở quận Đống Đa thường xuyên di chuyển ra khỏi Hà Nội. Không đi công tác thì chị lại đi du lịch. Nhưng giờ dịch, chị hủy mọi kế hoạch di chuyển. Lúc đầu khó chịu lắm nhưng giờ khác rồi. "Thật là kỳ lạ, ngày trước mình không nhận ra những cái thú khi ở nhà.
Có lẽ, tình cảm vợ chồng cũng có phần phai nhạt nên chị chọn cách đi nhiều hơn ở nhà. Con cái cũng quen với việc chị vắng mặt thường xuyên. Nói ra thì buồn cười nhưng nhờ dịch covid-19, mình thay đổi hẳn thói quen. Giờ ở nhà mình trở lại với sở thích nấu nướng, làm bánh. Bọn trẻ con thích lắm còn ông chồng dường như cũng thay đổi nhiều. Hai vợ chồng tình cảm hơn, nói chuyện với nhau nhiều hơn. Chúng mình còn bàn nhau hết dịch cả nhà sẽ đi du lịch xuyên Việt, đó là điểu không tưởng", chị Hiền hồ hởi chia sẻ.
Cuộc sống là muôn màu, ai biết thích nghi người đó sẽ hạnh phúc. Sống chậm trong mùa dịch Covid-19, không có nghĩa là trì trệ, đây là cơ hội giúp nhiều người hiểu rõ và trân trọng giá trị mà cuộc sống đem lại./.
Hạ Anh/VOV.VN
Tiền nhiều để làm gì khi không còn sức khỏe? Sang trọng hào nhoáng là những đặc điểm mà ai cũng nghĩ đến khi nhắc hai về doanh nhân. Thế nhưng phía sau sức hút đó là những đánh đổi rất lớn về sức khỏe, hạnh phúc. Ảnh minh họa Với những đặc thù nghề nghiệp nên doanh nhân luôn có những nguy cơ bệnh tật nghề nghiệp như béo phì, tăng huyết...