Nếu lău mặt theo cách này, da mặt bạn sẽ hỏng lúc nào không biết
Khăm tắm – khăn mặt, hai loại khăn với công dụng khác nhau nhưng nhiều người lại tiện tay gộp lại thành một.
Khi tắm hay gội đầu xong, nhiều người thường tiện tay dùng luôn khăn tắm, khăn lâu đầu để lau mặt. Đó là một hành động khá thường thấy, mặc dù chỉ là tiện tay nhưng thực chất đằng sau đó lại ẩn chứa khá nhiều vấn đề liên quan đến làm da của mỗi người. Vậy thì dùng khăn tắm lau mặt, nên hay không nên?
Theo như các chuyên gia về da liễu, tốt nhất là các nàng nên tách riêng khăn mặt và khăn tắm ra, dùng mỗi loại khăn một mục đích nhất định. Khăn tắm để lau khô người và tóc sau khi tắm gội, còn khăn mặt chỉ chuyển dùng lau mặt. So với làn da trên cơ thể thì da mặt nhạy cảm và dễ hư tổn hơn hẳn, da mặt cũng tiết nhiều dầu và chất nhờn hơn tất cả các vùng da khác nên luôn cần một chiếc khăn riêng biệt để làm sạch và làm khô.
Bên cạnh đó, nếu gộp chung hai loại khăn này làm một, dùng cả trên người và trên mặt thì các loại vi khuẩn đang bám trên da, đặc biệt là ở lòng bàn tay, khuỷu tay chân, và hai bên nách… sẽ dễ dàng xâm nhập lên da mặt khiến làn da dễ nổi mụn, mẩm đỏ và không thể sạch và an toàn tuyệt đối.
Video đang HOT
Về vấn đề dùng khăn lau mặt, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên ít dùng thì tốt hơn. Không dùng khăn quá khô, hay nhiều ni lông để lau mặt, khi rửa mặt hãy chú ý rửa sạch tay trước. Sau khi rửa mặt xong nên dùng khăn mềm thấm nhẹ lên da để khăn hút nước chứ dừng lau mạnh như vậy sẽ khiến da sễ bị đỏ, các tế bào cũng bị kích ứng. Cả khăn mặt và khăn tắm đều cần làm sạch, giữ cho khô ráo hay phơi ở những nơi thoáng gió để tránh vi khuẩn, nấm mốc có thể xâm nhập vào da khi sử dụng.
Theo 6giosang
Những thành phần trong mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe
Nhiều phụ nữ sẵn sàng tiêu tốn nhiều tiền để mua sắm mỹ phẩm phục vụ cho việc làm đẹp mỗi ngày.
Các bé gái thường thích chơi với đồ trang điểm của mẹ; đến khi trưởng thành, nhiều cô gái không dám đi ra ngoài mà không trang điểm. Nhiều phụ nữ sẵn sàng tiêu tốn nhiều tiền để mua sắm mỹ phẩm phục vụ cho việc làm đẹp mỗi ngày.
Thật không may, nhiều loại mỹ phẩm có thể chứa các thành phần độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, và tùy vào mức độ nhạy cảm của làn da mà có những biểu hiện ngay tức thì hay tiềm tàng chờ ngày bộc phát.
Nhóm hoạt động vì môi trường EWG (ewg.org), một tổ chức giám sát tiêu dùng phi lợi nhuận, đưa ra báo cáo về những nghiên cứu thành phần mỹ phẩm bên cạnh những tác hại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những thành phần mỹ phẩm đó gồm:
Phthalates: là một hợp chất hóa học, xuất hiện dưới dạng thể lỏng như dầu, không màu sắc; thường được sử dụng trong hương thơm, trong các sản phẩm chăm sóc da và sơn móng tay; được tìm thấy trong gần 3/4 trong số 72 tên thương hiệu sản phẩm do EWG thử nghiệm năm 2002.
Hợp chất này hay thấy trong nhiều loại sản phẩm, nhưng thường không được các nhà sản xuất ghi trên nhãn thành phần. Chúng có thể gây những tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới. Nghiên cứu sơ bộ khác liên kết phthalates có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hen suyễn.
Triclosan: là hoạt chất kháng khuẩn thường thấy trong xà phòng, kem đánh răng, chất khử mùi và trong mỹ phẩm. Qua thời gian, thành phần này có thể tích tụ trong cơ thể và có khả năng làm tăng tác dụng của hormone tuyến giáp.
Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ EPA xếp hóa chất này vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Là một chất trong nhóm chlorophenol, triclosan bị nghi ngờ là hóa chất gây ung thư ở người.
Paraben:
đã được sử dụng từ những năm 1920 như là một chất bảo quản trong nhiều mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc trong mỹ phẩm và làm tăng tuổi thọ của những sản phẩm này.
EWG nói rằng một số nghiên cứu cho thấy paraben có thể gây rối loạn nội tiết tố sinh sản. Các hình thức paraben phổ biến nhất trong mỹ phẩm bao gồm: methyl-paraben, ethyl-paraben, propyl-paraben, isopropyl-paraben và butyl-paraben.
Sodium lauryl sulfate: là loại chất tẩy rửa và hoạt chất bề mặt nhằm mục đích tạo bọt cho sản phẩm, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì giá thành rẻ. Chất này cũng được tìm thấy trong nhiều sản phẩm bao gồm các loại kem dùng để điều trị bệnh chàm.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí British Journal of Dermatology cảnh báo chống lại việc sử dụng thành phần này trong các loại kem vì gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra, nó có thể gây đục thủy tinh thể và các vấn đề khác về mắt.
Acid salicylic: được tìm thấy ở dạng tự nhiên (trong thảo mộc, thực vật ở các mức độ khác nhau) hay nhân tạo (dạng tổng hợp phổ biến là trong aspirin), có trong nhiều loại sản phẩm bao gồm chăm sóc da, kem giảm đau thể thao và mỹ phẩm.
Nó có đặc tính chống viêm và đó là lý do tại sao nó là aspirin, thuốc giảm đau, nước súc miệng và kem đánh răng. Các triệu chứng bao gồm: triệu chứng giống như bệnh hen suyễn; ngứa, phát ban trên da; nhức đầu; sưng bàn tay, bàn chân hoặc mặt.
Đọc kỹ thành phần khi mua các loại mỹ phẩm để tránh dùng phải sản phẩm chứa những độc chất trên cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe.
Theo Alobacsi
Những thực phẩm cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho làn da Cứu tinh ở đây chính là các chất chống lão hoá. Những phân tử năng lượng cao được gọi là các gốc tự do có trong không khí, gây ra những tác hại nghiêm trọng tới tế bào da và DNA trong tế bào. Các chất chống ôxy hoá hoạt động như một thiết bị giảm xóc bảo vệ làn da. Sau đây...