Nếu làm hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận, mất bao lâu để trồng lại 1.844 ha rừng?

Theo dõi VGT trên

Theo các nhà khoa học, trồng rừng hỗn giao nhiều tầng bằng các loài bản địa thì cũng phải mất thời gian khá dài (50-100 năm) mới có thể có được cánh rừng gần giống như hiện nay.

Liên quan đến vụ tỉnh Bình Thuận sẽ lấy hơn 600 ha rừng tự nhiên tại xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam để làm hồ chứa nước đã làm dư luận “dậy sóng”. Nhiều câu hỏi liên quan đến việc trồng hơn 1.844 ha rừng để bù diện tích rừng đã mất liệu Bình Thuận có làm được không? Bằng cách nào? Giả sử tỉnh này trồng được thì phải mất bao lâu? Rừng trồng sẽ khác gì so với rừng tự nhiên? Pháp Luật TP.HCM đã tìm lời giải đáp qua trao đổi với các chuyên gia về rừng.

Sự khác nhau giữa rừng tự nhiên và rừng trồng

Theo TS Đinh Quang Diệp, nguyên Trưởng bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, hệ sinh thái rừng tự nhiên có cấu trúc đa tầng, phức tạp, gồm nhiều tầng cây gỗ, cây bụi, cỏ quyết và thực vật ngoại tầng như dây leo, thực vật phụ sinh, thực vật ký sinh.

Rừng tự nhiên có thành phần đa dạng sinh học cao. Chức năng của rừng tự nhiên là bảo tồn nguồn gen, duy trì sự cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu, bảo vệ đất và nguồn nước, cung cấp các sản phẩm lâm nghiệp và các dịch vụ sinh thái khác.

Trong khi đó, rừng trồng có cấu trúc đơn giản, chỉ gồm một tầng cây gỗ thuộc cùng một loài hoặc ít loài. Rừng trồng chỉ gồm một hoặc ít loài cây gỗ và ít loài động vật, vi sinh vật liên quan. Rừng này chỉ có một loài cây gỗ được trồng theo một quy hoạch nhất định, thường là để cung cấp gỗ và một số sản phẩm lâm nghiệp khác. Do đó, rừng trồng không có nhiều không gian sống cho các loài động vật, vi sinh vật và thực vật ngoại tầng nên khả năng chống lũ, giữ đất, giữ nước kém.

Cũng vì những đặc điểm như trên mà GS-TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, đánh giá rừng tự nhiên có khả năng giữ nước rất tốt. “Mất rừng là mất đi các gen giống, cây giống, các loài sinh vật giống. Do đó, khi đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì cần phải đánh giá về mặt sinh học, động vật, thực vật… Nếu mất rừng đặc dụng là mất đi nguồn giống tốt” – ông Hồng nói.

TS Đào Phú Quốc, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững và đa dạng sinh học, Viện Môi trường và tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng cho rằng tính đa dạng sinh học là yếu tố quan trọng nhất của công tác bảo tồn hiện nay. Rừng tự nhiên thì không chỉ là cây lấy gỗ mà còn nhiều loài cây làm thuốc, làm mỹ phẩm và các sản phẩm khác. Rừng cũng cung cấp nơi ở, nguồn thức ăn và cả thuốc cho các loài động vật trong rừng. Ngược lại, các loài động vật trong rừng cũng giúp cân bằng và ổn định sự phát triển của rừng.

Nếu làm hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận, mất bao lâu để trồng lại 1.844 ha rừng? - Hình 1

Trong vùng lõi của rừng, vị trí làm dự án hồ chứa nước Ka Pét. Ảnh: VÕ TÙNG

Cần hơn 50 năm để khôi phục

TS Đinh Quang Diệp cho biết việc phải trồng rừng thay thế gấp ba lần diện tích rừng mất đi, theo Luật Lâm nghiệp là đương nhiên. Tuy nhiên, để diện tích rừng mới này có thể phát huy tác dụng giữ đất, giữ nước, bảo vệ môi trường thì cần thời gian rất dài và hiệu quả của nó sẽ không thể nào giống như diện tích rừng tự nhiên hiện có được.

“Trong điều kiện khô hạn như ở vùng của dự án mà hình thành và tồn tại một khu rừng như hiện nay là điều kỳ diệu. Nên nhớ rằng rừng nhiệt đới trong môi trường khô hạn có những giá trị độc đáo về sinh thái không tìm thấy ở những loại rừng khác và không thể tái tạo một khi đã phá bỏ” – TS Diệp đánh giá.

Tính toán giải pháp thay thế việc bỏ rừng

Chính vì những giá trị của rừng tự nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Bình Thuận có thể tính toán giải pháp thay thế khác để vừa có thể có nước phục vụ cho người dân, vừa có thể giữ được rừng tự nhiên.

GS-TS Vũ Trọng Hồng đề xuất hồ Ka Pét nếu không làm vẫn có giải pháp có nước cho vùng này bằng cách chuyển nước từ hồ La Ngà 3 về sông Bà Bích và làm đập dâng hạ lưu thì sẽ thay hồ Ka Pét để phục vụ nước cho người dân. Ngoài ra, chúng ta còn có thể chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ những giống cây cần nhiều nước sang những giống cây cần ít nước.

“Hồ Ka Pét nhỏ được thiết kế điều tiết nhiều năm có nghĩa có năm có nước, có năm không có nước, với những năm không có nước thì không thể cấp nước cho người dân và phục vụ sản xuất. Do vậy phải dùng giải pháp khác” – ông Hồng nói.

TS Đinh Quang Diệp cũng đánh giá thêm khi tiến hành thực hiện dự án, cần tham vấn các chuyên gia về từng lĩnh vực trong đánh giá tác động môi trường của dự án này.

“Một số giải pháp đã được đề xuất tôi cho là hiệu quả mà chúng ta cần tham khảo là việc sử dụng hiệu quả và tận dụng các hồ tự nhiên, nhân tạo nhỏ hơn hiện có ở các vị trí khác. Ngoài ra là giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong đó, lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp, ít có nhu cầu về nước hoặc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt) của Israel trong nông nghiệp cũng đã được các chuyên gia đề xuất” – TS Diệp nói.

TS Diệp nói thêm việc trồng rừng hỗn giao nhiều tầng bằng các loài bản địa thì cũng phải mất thời gian khá dài (50-100 năm) mới có thể có được cánh rừng gần giống như hiện nay. Ngay cả khi trồng rừng hỗn giao thành công thì các chức năng của rừng mới cũng không thể so sánh được với rừng tự nhiên.

Đồng quan điểm, GS-TS Vũ Trọng Hồng cho rằng một khu rừng bị mất đi nếu trồng lại có thể tốn ít nhất 50 năm sau mới có thể giữ được nước. Do đó, khi hồ Ka Pét tại Bình Thuận được xây dựng, nếu trồng lại cũng phải tốn ít nhất 50 năm nữa thì rừng được trồng lại mới cho nguồn nước.

“Giá trị của rừng tự nhiên là rất lớn so với rừng trồng”

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Đỗ Văn Thông, Phân viện trưởng Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ (là đơn vị thực hiện kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp thuộc dự án hồ chứa nước Ka Pét), cho biết tổng trữ lượng gỗ (với những cây có đường kính từ 6 cm trở lên) khu vực điều tra là 97.527 m3, trong đó rừng tự nhiên là 97.251,1 m3 và rừng trồng là 275,9 m3.

Để điều tra, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, phân viện đã sử dụng phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh bằng các phần mềm chuyên dụng kết hợp với điều tra bổ sung trên thực địa.

Từ đó xây dựng được bản đồ và tính toán được diện tích các trạng thái rừng và đất lâm nghiệp trong vùng dự án phân theo loại rừng, phân theo đơn vị quản lý hành chính cấp xã, phân theo đơn vị chủ rừng là tổ chức, phân theo đối tượng rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất và ngoài ba loại rừng).

Theo đó, khu vực thực hiện dự án có năm trạng thái rừng tự nhiên, trong đó mật độ cây gỗ của các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng rụng lá trên 500 cây/ha. Mật độ của các trạng thái rừng hỗn giao gỗ – tre nứa và hỗn giao tre nứa – gỗ mật độ dưới 400 cây/ha. Ưu thế nhiều nhất là các loài: bằng lăng, căm xe, sổ, cóc rừng, thẩu tấu, dầu đồng… Kết quả tính toán từ 96 ô tiêu chuẩn bắt gặp được hai loài quý, hiếm trong Sách đỏ Việt Nam là giáng hương, sơn điều.

Nếu làm hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận, mất bao lâu để trồng lại 1.844 ha rừng? - Hình 2

Đoàn công tác của Sở NN&PTNT khảo sát khu vực làm dự án tại rừng Sông Móng – Ka Pét ngày 6-9. Ảnh: VÕ TÙNG

Bên cạnh đó còn một số loài cây thuộc gỗ nhóm I, II như cẩm liên, căm xe, cà chắc, sến cát, xây…

Ngoài ra, theo kết quả tính toán từ 96 ô tiêu chuẩn điều tra điển hình có diện tích 1.000 m2/ô với 4.262 cá thể cây gỗ được đo ghi nhận được có tổng 78 loài, thuộc 62 chi, 35 họ thực vật. Ông Thông cho biết: “phân viện là đơn vị tư vấn chuyên ngành, có trách nhiệm đánh giá hiện trạng rừng nên hiện trạng có sao chúng tôi đánh giá vậy để địa phương và các bên nắm rõ trước khi xem xét triển khai dự án. Còn việc sử dụng kết quả này để triển khai dự án là trách nhiệm và thẩm quyền thuộc về địa phương và các cấp có thẩm quyền”.

“Tuy nhiên, xét về góc độ khoa học, nếu phải chuyển đổi một diện tích lớn rừng tự nhiên thì rất tiếc vì vai trò và giá trị của rừng tự nhiên là rất lớn so với rừng trồng, đặc biệt là chức năng bảo tồn đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ. Liên quan đến việc phải chuyển đổi diện tích rừng này để làm dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do vậy, các bên cần xem xét, đánh giá, cân nhắc ở mọi góc độ để dự án đáp ứng được mục tiêu và mang lại hiệu quả cao nhất đối với địa phương, cả nước và toàn xã hội” – TS Thông nói.

Vụ chuyển hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi: Đoàn công tác bắt đầu vào rừng khảo sát

Sáng 6-9, đoàn công tác của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận đã vào rừng ở Hàm Thuận Nam để khảo sát thực tế.

Video: Vụ chuyển hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi: Đoàn công tác bắt đầu vào rừng khảo sát

Ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận đã dẫn đoàn công tác đi vào rừng. Cùng đi có nhiều cơ quan thông tấn báo chí. Trước đó, đoàn công tác của Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT) đã vào tới Phan Thiết. Tuy nhiên, lịch giám sát thay đổi nên không đi cùng đoàn khảo sát như dự kiến trước đó.

Trước đó, vào chiều 5-9, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Triệu Văn Lực, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngay khi có thông tin báo chí phản ánh và báo cáo của địa phương, Bộ NN&PTNT đã thành lập đoàn công tác vào Bình Thuận khảo sát tình hình cụ thể. Thành phần đoàn gồm các cơ quan của Bộ.

Mấy ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm về việc xây dựng dự án hồ chứa nước Ka Pét huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (tháng 5-2019).

Dự án gồm ba hạng mục hồ chứa với dung tích 51,21 triệu m3, công trình đầu mối và hệ thống kênh. Theo tỉnh Bình Thuận, tổng mức đầu tư dự án là hơn 874 tỉ đồng, tăng gần 290 tỉ đồng so với phê duyệt ban đầu.

Mục tiêu đầu tư của dự án: Cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt của người dân; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận.

Theo báo cáo kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp thuộc dự án hồ chứa nước Ka Pét thì tổng diện tích đất làm dự án là 697,73 ha. Trong đó, diện tích sử dụng đất rừng là 619,72 ha (rừng đặc dụng là 137,95 ha, rừng phòng hộ là 0,51 ha, rừng sản xuất là 440,4 ha, đất nằm ngoài quy hoạch ba loại rừng là 40,72 ha và đất không có rừng 60,14 ha). Còn lại hơn 18 ha là đất sản xuất nông nghiệp

Vụ chuyển hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi: Đoàn công tác bắt đầu vào rừng khảo sát - Hình 1

Đoàn công tác của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận vào rừng. Ảnh VÕ TÙNG

Vụ chuyển hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi: Đoàn công tác bắt đầu vào rừng khảo sát - Hình 2

Ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc NN&PTNT (áo xanh nhạt) trao đổi với lực lượng kiểm lâm. Ảnh VÕ TÙNG

Vụ chuyển hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi: Đoàn công tác bắt đầu vào rừng khảo sát - Hình 3

Lực lượng kiểm lâm tại Trạm bảo vệ rừng Đèo Nam. Ảnh VÕ TÙNG

Vụ chuyển hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi: Đoàn công tác bắt đầu vào rừng khảo sát - Hình 4

Một số hình ảnh của đoàn công tác. Ảnh VÕ TÙNG

Vụ chuyển hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi: Đoàn công tác bắt đầu vào rừng khảo sát - Hình 5

Vụ chuyển hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi: Đoàn công tác bắt đầu vào rừng khảo sát - Hình 6

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ gần 1.600 con lợn bị thiêu sống: "Tôi mất bình tĩnh quên cúp điện"Vụ gần 1.600 con lợn bị thiêu sống: "Tôi mất bình tĩnh quên cúp điện"
08:32:11 16/01/2025
Cô gái trình báo bị lừa hơn 200 triệu đồng rồi tử vong dưới sông Đồng NaiCô gái trình báo bị lừa hơn 200 triệu đồng rồi tử vong dưới sông Đồng Nai
23:45:17 15/01/2025
Cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn AnCho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An
01:04:43 16/01/2025
Khoảnh khắc xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển Nha TrangKhoảnh khắc xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển Nha Trang
07:38:18 16/01/2025
Công an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là saiCông an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là sai
08:02:50 17/01/2025
Công an vận động người đàn ông trả lại gần nửa tỷ đồng bị chuyển nhầmCông an vận động người đàn ông trả lại gần nửa tỷ đồng bị chuyển nhầm
20:26:27 15/01/2025
Jason Quang Vinh Pendant báo tin vui đến HLV Kim Sang SikJason Quang Vinh Pendant báo tin vui đến HLV Kim Sang Sik
08:37:52 16/01/2025
Tài xế ô tô đánh tới tấp vào mặt nhân viên cây xăngTài xế ô tô đánh tới tấp vào mặt nhân viên cây xăng
20:32:04 15/01/2025

Tin đang nóng

Sự thật về việc Á hậu Phương Nhi âm thầm xây dựng biệt thự khủng như lâu đàiSự thật về việc Á hậu Phương Nhi âm thầm xây dựng biệt thự khủng như lâu đài
17:31:41 17/01/2025
Nam ca sĩ Việt đăng ký kết hôn với quản lý sau 7 năm yêuNam ca sĩ Việt đăng ký kết hôn với quản lý sau 7 năm yêu
16:26:23 17/01/2025
Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"
19:08:37 17/01/2025
Cụ bà ở Đồng Nai bước sang tuổi 120, con cháu tiết lộ bí quyết giúp cụ sống thọCụ bà ở Đồng Nai bước sang tuổi 120, con cháu tiết lộ bí quyết giúp cụ sống thọ
16:06:02 17/01/2025
Éo le: Vô tư nhờ người lạ chụp ảnh trên Hồ Gươm nhưng không hề nhận ra đó là 1 sao nam nổi tiếng VbizÉo le: Vô tư nhờ người lạ chụp ảnh trên Hồ Gươm nhưng không hề nhận ra đó là 1 sao nam nổi tiếng Vbiz
17:43:11 17/01/2025
Lê Tuấn Khang chia sẻ 8 chữ giữa tâm điểm tranh luậnLê Tuấn Khang chia sẻ 8 chữ giữa tâm điểm tranh luận
18:11:31 17/01/2025
"Song Hye Kyo thừa nhận ly hôn Song Joong Ki vì bất đồng sinh con", có gì đó sai sai!"Song Hye Kyo thừa nhận ly hôn Song Joong Ki vì bất đồng sinh con", có gì đó sai sai!
18:32:48 17/01/2025
Rộ ảnh thân mật của SOOBIN và Hoa hậu Thanh ThuỷRộ ảnh thân mật của SOOBIN và Hoa hậu Thanh Thuỷ
17:07:23 17/01/2025

Tin mới nhất

Lý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấp

Lý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấp

14:20:58 17/01/2025
Trong thời gian đầu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vận hành đã phát sinh một số bất cập do điều kiện thời tiết, kỹ thuật nên tàu dừng khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho hành khách.
Sắt từ xe đầu kéo đổ xuống đường ở TPHCM, một người bị thương

Sắt từ xe đầu kéo đổ xuống đường ở TPHCM, một người bị thương

08:04:58 17/01/2025
Xe đầu kéo chở sắt chạy trên quốc lộ 1, khi đến một giao lộ ở quận Bình Tân (TPHCM), nhiều tấm sắt trên xe bất ngờ rơi xuống đường làm một người bị thương.
Ngã ra đường khi vượt xe tải, ông lão bị xe cán tử vong tại chỗ

Ngã ra đường khi vượt xe tải, ông lão bị xe cán tử vong tại chỗ

08:00:15 17/01/2025
Điều khiển xe máy trên đường, một ông lão ở Đắk Lắk không may bị té ngã khi cố vượt xe tải và bị phương tiện cán qua người, tử vong tại chỗ.
Dựng cây nêu trước nhà, 2 anh em họ bị điện giật thương vong

Dựng cây nêu trước nhà, 2 anh em họ bị điện giật thương vong

07:25:46 17/01/2025
Chiều 16/1, lãnh đạo UBND xã Thanh Sơn, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết, khoảng 8h30 cùng ngày, tại thôn Quăn 1 xảy ra vụ điện giật khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.
Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong

Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong

05:23:10 17/01/2025
Theo camera an ninh của người dân ghi lại thì nguyên nhân ban đầu được xác định là do ông K đã điều khiển xe máy vượt lên xe tải và bất ngờ bị té ngã ngay trước đầu xe khiến nạn nhân bị cán tử vong tại chỗ.
Một người dân ở Thanh Hóa tử vong khi đang dựng cây nêu chơi Tết

Một người dân ở Thanh Hóa tử vong khi đang dựng cây nêu chơi Tết

20:41:03 16/01/2025
Khi đã làm xong nhà mình, anh B sang sửa lại cây nêu nhà anh C. Do cây nêu cao, khi đang chuẩn bị chôn thì cây nghiêng đổ va quẹt vào đường dây điện 35 kV chạy ngang ngõ.
Một người đi bộ trên đường ray bị tàu hỏa tông tử vong

Một người đi bộ trên đường ray bị tàu hỏa tông tử vong

20:39:22 16/01/2025
Khi đến đoạn qua giao lộ với đường Hiệp Bình thuộc km 1716+200 (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) thì xảy ra va chạm với một người đàn ông đi bộ trên đường ray.
Dập tắt vụ cháy nhà dân tại xã Sông Trầu, không có thiệt hại về người

Dập tắt vụ cháy nhà dân tại xã Sông Trầu, không có thiệt hại về người

20:36:16 16/01/2025
Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng đã làm hư hỏng nặng căn nhà nói trên. Hiện cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Chán cảnh kẹt xe, nam nhân viên văn phòng ở TPHCM đi bộ 6km về nhà

Chán cảnh kẹt xe, nam nhân viên văn phòng ở TPHCM đi bộ 6km về nhà

08:30:31 16/01/2025
Cuối năm, đường sá ùn tắc hơn ngày thường rất nhiều. Thời gian đi bộ từ công ty về nhà còn nhanh hơn lái ô tô vì giờ hè phố rất thông thoáng , anh Luân, nhân viên văn phòng tại TPHCM, tâm sự.
Khu tái định cư hàng chục tỷ đồng, chỉ 2 hộ dân đến làm nhà rồi rời đi

Khu tái định cư hàng chục tỷ đồng, chỉ 2 hộ dân đến làm nhà rồi rời đi

08:24:30 16/01/2025
Khu tái định cư cho người dân vùng lũ ở Hà Tĩnh được xây dựng với tổng kinh phí hơn 41 tỷ đồng, 165 hộ dân được cấp đất miễn phí.
Hà Nội: Bốn ô tô đâm liên hoàn trên cầu vượt ngã tư Vọng

Hà Nội: Bốn ô tô đâm liên hoàn trên cầu vượt ngã tư Vọng

23:49:02 15/01/2025
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ va chạm liên hoàn giữa 4 ô tô trên cầu vượt ngã tư Vọng (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Lộ diện linh vật rắn khổng lồ, robot biết nói ở đường hoa Nguyễn Huệ 2025

Lộ diện linh vật rắn khổng lồ, robot biết nói ở đường hoa Nguyễn Huệ 2025

20:36:25 15/01/2025
Các linh vật rắn Ngân Tỵ, Kim Tỵ, Nàng Tỵ, Robot Bông cùng nhiều tiểu cảnh đặc sắc, sống động đang được tích cực hoàn thiện để trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ.

Có thể bạn quan tâm

4 công thức mặt nạ dưỡng tóc từ dầu ô liu

4 công thức mặt nạ dưỡng tóc từ dầu ô liu

Làm đẹp

20:38:24 17/01/2025
Quả bơ có thể mang lại hiệu quả đáng kể trong dưỡng ẩm tóc nhờ hàm lượng các vitamin, khoáng chất và axit béo. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khoáng chất có trong quả bơ có thể giúp ngăn ngừa tóc gãy rụng.
Động thái mới của Hoa hậu Lương Thùy Linh giữa lúc bất ngờ bị réo tên liên tục

Động thái mới của Hoa hậu Lương Thùy Linh giữa lúc bất ngờ bị réo tên liên tục

Sao việt

20:32:46 17/01/2025
Trong loạt ảnh vừa đăng tải, Lương Thùy Linh xuất hiện với diện mạo rạng rỡ, thần thái tươi tắn, cùng dòng chia sẻ xuýt xoa trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

Thế giới

20:23:49 17/01/2025
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ nhất trong nhiều năm nhằm vượt qua những khó khăn từ tình trạng khủng hoảng nợ kéo dài trên thị trường bất động sản và chi tiêu tiêu dùng chậm.
Nhạc sĩ nghèo bất ngờ lĩnh hơn 1 tỷ đồng nhờ một bài hát

Nhạc sĩ nghèo bất ngờ lĩnh hơn 1 tỷ đồng nhờ một bài hát

Nhạc việt

19:54:49 17/01/2025
Từ hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống nhạc sĩ, NSƯT Xuân Ba thay đổi tích cực nhờ lĩnh hơn 1 tỷ đồng tiền bản quyền từ 1 bài hát vô tình xuất hiện trong phim Mỹ.
'Đi về miền có nắng' tập 10: Phong quên cuộc hẹn với Vân vì lo cho mẹ con Dương

'Đi về miền có nắng' tập 10: Phong quên cuộc hẹn với Vân vì lo cho mẹ con Dương

Phim việt

19:50:24 17/01/2025
Trong Đi về miền có nắng tập 10, vì phải đưa con trai của Dương đi cấp cứu nên Phong hoàn toàn không nhớ gì về buổi hẹn hò với Vân.
Khởi tố 4 đối tượng về tội tổ chức khai thác đất trái phép

Khởi tố 4 đối tượng về tội tổ chức khai thác đất trái phép

Pháp luật

19:01:37 17/01/2025
Ngày 17/1, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết vừa ban hành các quyết định khởi tố bị can đối với 4 đối tượng do có hành vi phạm vào tội Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên .
Hà Thanh Xuân khoe sắc với áo dài, tiết lộ kế hoạch đón tết tại Việt Nam

Hà Thanh Xuân khoe sắc với áo dài, tiết lộ kế hoạch đón tết tại Việt Nam

Thời trang

18:32:18 17/01/2025
Ca sĩ Hà Thanh Xuân gây chú ý khi diện trang phục truyền thống do nhà thiết kế Võ Việt Chung thực hiện, tôn nhan sắc dịu dàng, khi dạo chơi, chụp ảnh tết ở TP.HCM.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối nóng hổi, vừa ăn vừa thổi

Hôm nay nấu gì: Cơm tối nóng hổi, vừa ăn vừa thổi

Ẩm thực

16:30:13 17/01/2025
Cơm tối nóng hổi, vừa ăn vừa thổi. Món ăn nào cũng ngon, đậm đà đặc biệt thích hợp cho những ngày mùa đông lạnh.