Nếu lãi suất TPCP xuống thấp hơn cả chỉ số lạm phát?
Nhiều người nghĩ rằng vì sao lãi suất trái phiếu lại thấp hơn lạm phát. Tuy nhiên, trái phiếu chính phủ không chỉ là công cụ để chính phủ vay tiền, mà còn là công cụ chống lạm phát và điều tiết lượng cung nền kinh tế.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Hai bản tin trái phiếu gần đây của CTCP Chứng khoán Bảo Việt ( BVSC) đều có những cập nhật rất đáng chú ý về thị trường trái phiếu Chính phủ ( TPCP).
Trên thị trường thứ cấp, bản tin thị trường trái phiếu tuần từ 21/10 – 25/10 của BVSC cho biết lãi suất TPCP cho các kỳ hạn kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm đã giảm lần lượt 1,89%; 1,58%; 1,37%; 1,44% và 1,20% so với thời điểm đầu năm nay.
Còn so với các nước trong khu vực, mặt bằng lãi suất TPCP của Việt Nam đang ghi nhận đà giảm nhanh. Đơn cử với lãi suất TPCP kỳ hạn 10 năm, trong khi mặt bằng các nước có dấu hiệu đi ngang trong nửa cuối năm 2019 thì lãi suất trái phiếu trong nước chứng kiến sự sụt giảm sâu, hiện chỉ còn dưới 4%/năm. Tuy vậy, thị trường TPCP thứ cấp trong nước vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn ngoại.
Cụ thể, trong tuần từ 21/10 – 25/10, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có diễn biến sôi động với tổng giá trị giao dịch đạt 5.362 tỷ đồng, cao nhất kể từ đầu năm.
Số liệu của BVSC cũng cho thấy khối ngoại đã mua ròng 11 tháng liên tiếp trên thị trường TPCP thứ cấp. Lũy kế kể từ đầu năm 2018, lượng mua ròng của khối ngoại đã đạt mức 13.643 tỷ đồng.
lãi suất trái phiếu suy giảm. (Nguồn: BVSC)
Việc mua ròng của khối ngoại đối với TPCP Việt Nam diễn ra trong bối cảnh FED liên tục chịu áp lực cắt giảm lãi suất kể từ đầu năm 2019 tới nay.
Video đang HOT
Tuần qua, FED vừa tiếp tục hạ 0,25% lãi suất cơ bản. Đây là lần thứ 3 trong vòng 1 năm, FED hạ lãi suất của USD. Tổng mức cắt giảm của FED trong chu kỳ kinh tế này đến nay là 0,75% – bằng với mức cắt giảm trong 2 chu kỳ kinh tế gần nhất là giai đoạn 1995 – 1996 và 1998.
Việc lãi suất đồng USD duy trì ở mức thấp góp phần ổn định tỉ giá VND/USD. Minh chứng là trong thời gian qua, diễn biến tỷ giá VND/USD khá ổn định, qua đó góp phần giúp dòng vốn ngoại chảy mạnh vào các thị trường tài sản trong nước, bao gồm chứng khoán và thị trường trái phiếu.
Cần lưu ý rằng, giữa lãi suất và giá trái phiếu thường có mối tương quan ngược, tức là khi lãi suất giảm thì giá trái phiếu tăng và ngược lại.
Việc khối ngoại liên tục rót vốn vào thị trường TPCP như vừa qua có thể là do các nhà đầu tư này dự báo lãi suất thị trường có thể giảm thêm, giúp gia tăng giá trị cho trái phiếu chứ không đơn thuần mong đợi mức lãi suất từ việc nắm giữ TPCP.
Khối ngoại chấm dứt 11 tháng mua ròng liên tiếp
Trở về với thị trường trái phiếu thứ cấp, hiện tại lãi suất TPCP ở một số kỳ hạn đã gần tiệm cận tới chỉ số lạm phát ( CPI). Việc lãi suất TPCP và CPI chạm nhau có thể sẽ khiến nhà đầu tư ngoại nghi ngờ về khả năng lãi suất giảm sâu hơn nữa.
lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm tiệm cận với chỉ số lạm phát CPI. (Theo BVSC)
Bên cạnh đó, sau lần thứ 3 cắt giảm lãi suất trong năm, FED cũng đã phát ra những tín hiệu tạm dừng, không cắt giảm thêm lãi suất trong thời gian tới.
Dẫn lời trên Reuter, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết ông tin tưởng nền kinh tế Mỹ đang rất ổn định với chính sách tiền tệ hiện tại. “Chúng tôi tin tưởng rằng chính sách tiền tệ đang ở trạng thái tốt, và tiếp tục phù hợp cho giai đoạn tới”.
Trong bối cảnh đó, theo BVSC, trong tuần từ 28/10/2019 đến 1/11/2019, khối ngoại đã có động thái quay đầu bán ròng tới 838 tỷ đồng, chấm dứt 11 tháng mua ròng liên tiếp. Cụ thể, đã có 1.134 tỷ đồng được mua vào trong khi 1.972 tỷ đồng bị bán ra trong tuần vừa qua.
Ông Trương Hiền Phương, giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Lãi suất TPCP còn có thể xuống dưới CPI
Trao đổi với VietTimes, ông Trương Hiền Phương (Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh) đánh giá, lãi suất TPCP có thể sẽ giảm sâu hơn chỉ số lạm phát CPI.
Nhiều người nghĩ rằng vì sao lãi suất trái phiếu lại thấp hơn lạm phát. Tuy nhiên, trái phiếu chính phủ không chỉ là công cụ để chính phủ vay tiền, mà còn là công cụ chống lạm phát và điều tiết lượng cung nền kinh tế.
Ở thời điểm hiện tại, chính phủ đang mong muốn duy trì ổn định Việt Nam đồng, chưa có nhu cầu rút tiền về và chưa có nhu cầu vay thêm tiền. Nên rất có thể chính phủ sẽ đưa ra mức lãi suất thấp hơn.
Ông Phương nhận định: “Xét về lý thuyết giảm lãi suất điều hành, đồng nghĩa với việc giảm lãi suất trái phiếu. Vì sắp tới là giai đoạn cuối năm, nền kinh tế cần lượng tiền mặt lớn. Các ngân hàng thương mại cũng sẽ cần tiền mặt để đáp ứng thị trường.
Tôi cho rằng chính phủ có thể sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong giai đoạn tới nhưng nếu có thì sẽ không nhiều, nhưng trung hạn lãi suất sẽ có điều chỉnh tăng”./.
Trâm Anh
Theo viettimes.vn
Trái phiếu Chính phủ - kênh huy động vốn chất lượng
Sau 10 năm xây dựng, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) đã có bước phát triển ấn tượng về quy mô và chất lượng. Trên thị trường sơ cấp, trong vòng 10 năm, hơn 1,8 triệu tỷ đồng vốn đã được huy động để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
Con số này tương ứng với mức huy động bình quân năm đạt hơn 180.000 tỷ đồng, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội năm 2018 và 31% tổng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước năm 2018. Để huy động được lượng vốn hơn 1,8 triệu tỷ đồng này, đã có 1.872 phiên đấu thầu được tổ chức với tỷ lệ huy động thành công bình quân đạt 60 - 70% trên tổng khối lượng gọi thầu.
Qua 10 năm, lãi suất huy động vốn trên thị trường TPCP đã giảm đáng kể, giúp tiết kiệm cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng tiền trả lãi và hỗ trợ tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Lãi suất huy động vốn trung bình đã giảm từ 4 đến 6%/năm trên tất cả các kỳ hạn.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Trong đó, đặc biệt giảm mạnh tại các kỳ hạn 5 năm (giảm từ 10,49%/năm trong năm 2009 xuống còn 3,55%/năm trong năm 2019; kỳ hạn 10 năm (giảm từ mức 9,7%/năm trong năm 2009 xuống còn 4,35%/năm trong năm 2019).
Ngược chiều giảm lãi suất, kỳ hạn của các trái phiếu ngày càng tăng. Đến nay, Kho bạc Nhà nước đã phát hành thành công các trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn lên tới 30 năm. Nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn trên thị trường này và ở góc độ quản lý điều này cũng giúp giảm áp lực trả nợ trong thời gian ngắn và làm tăng hiệu quả cho đầu tư phát triển của toàn xã hội.
Nếu như năm 2009, TPCP phát hành chỉ có 4 kỳ hạn 2, 3, 5 và dài nhất là 10 năm trong đó kỳ hạn 5 năm trở lên chỉ chiếm 15% tổng khối lượng phát hành thì đến 2019 đã có thêm các kỳ hạn dài 15 năm, 20 năm và 30 năm, trong đó kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên đã chiếm đến 90% tổng khối lượng phát hành.
Với khung khổ pháp lý thị trường ngày càng được hoàn thiện, trong suốt 10 năm qua, thị trường TPCP liên tục được bổ sung các sản phẩm trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Về cơ bản, các sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu đầu tư đa dạng của thị trường.
Những năm qua, song hành với sự phát triển của thị trường, hạ tầng công nghệ phục vụ thị trường như hệ thống đấu thầu, hệ thống giao dịch cũng liên tục được đầu tư, nâng cấp theo hướng bám sát nhu cầu và hỗ trợ tốt cho các hoạt động đa dạng của thị trường trên một nền tảng công nghệ hiện đại.
Theo đại diện Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, với những kết quả đạt được hoàn toàn có quyền kỳ vọng thị trường TPCP phát triển hơn nữa, xứng tầm với tiềm năng và khẳng định vị thế, vai trò của định chế tài chính không thể thiếu của nền kinh tế.
Hà Lâm
Theo Kinhtedothi.vn
Giải mã điểm lệch lãi suất trên thị trường vốn Tháng 10, lãi suất trái phiếu chính phủ ghi nhận mức thấp kỷ lục, trong khi trên thị trường vốn, các doanh nghiệp, ngân hàng vẫn duy trì huy động vốn với lãi suất cao. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Nhìn từ góc độ điều hành chính sách tiền tệ, trong khi các nước đang thực hiện nới lỏng chính...