Nếu kỳ lân thực sự tồn tại thì sừng của chúng sẽ dùng vào việc gì?
Nhắc đến kỳ lân, hầu hết mọi người đều hình dung ra con ngựa tuyệt đẹp có một sừng. Nhưng bạn có bao giờ thắc mặc, cái sừng đó để làm gì không?
Kỳ lân là sinh vật huyền thoại tồn tại trong trí tưởng tượng của con người từ nền văn minh Sông Ấn đến các bộ phim hoạt hình ngày nay. Các phiên bản kỳ lân trước đây và bây giờ, phương Tây hay phương Đông kỳ thực khá giống nhau.
Nói chung, kỳ lân hiếm khi quá khác con ngựa một sừng. Con thú cổ tích này tượng trưng cho đủ thứ từ dục vọng tội lỗi đến thần thánh, và tác dụng của cái sừng thì hiếm khi rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta có thể lý giải một chút về nó dựa trên sinh học.
Trước hết, tạm thời bỏ qua các tính năng kỳ diệu. Ví dụ như làm sạch nước hồ, chữa lành vết thương nhanh chóng. Đồng thời có thể gạt bỏ ý niệm như trong phim Legend 1985 rằng sừng của kỳ lân là “một chiếc sừng duy nhất vươn thẳng lên thiên đàng”.
Nhưng, ý tưởng về “ăng-ten sừng” kiểu này không quá xa rời thực tế. Động vật tên “kỳ lân” nổi tiếng nhất thế giới tự nhiên là kỳ lân biển (Monodon monoceros).
Dù cái ngà duy nhất của nó thực ra là cái răng nanh qua khổ, chĩa thẳng ra khỏi mặt nó. Công dụng chính xác của cái ngà này vẫn là một chủ đề khoa học gây tranh cãi, nhưng nó cũng có thể hoạt động như một giác quan, vì chứa đầy các đầu dây thần kinh nhạy cảm.
Một số nhà nghiên cứu đưa ra giải thuyết rằng, kỳ lân biển sử dụng ngà để định vị, giúp chúng săn cá, tôm, mực. Theo Martin Martin Nweeia, chuyên gia tại Trường Y khoa Nha khoa Harvard, cái ngày này có thể được sử dụng để phát hiện những thay đổi về độ mặn của nước.
Video đang HOT
Trong hội họa Trung Cổ, kỳ lân được tạo hình hiền lành (Tranh của Domenico Zampieri)
Tuy nhiên, những cách giải thích này còn khá nửa vời, vì trên thực tế kỳ lân biển cái hiếm khi phát triển ngà. Chúng ta có thể cho rằng, cái ngà này tạo sự khác biệt và hấp dẫn trong mùa giao phối cho kỳ lân biển đực.
Quay trở lại với kỳ lân, có lẽ chỉ có con đực khoe sừng để tranh đấu với những đối thủ khác, hay “khoe mẽ” vẻ đẹp của nó với các bạn tình tiềm năng. Cách giải thích này còn được củng cố, ít nhất là, theo tác phẩm từ thế kỷ 5 TCN của nhà sử học Hy Lạp Ctesias, sừng kỳ lân có màu đỏ, đen và trắng.
Một khả năng rõ ràng khác, chiếc sừng là vũ khí giúp kỳ lân tự bảo vệ mình trước những kẻ săn mồi, ví dụ thợ săn hay kẻ thù huyền thoại của nó – sư tử. Điều này tạo mối liên hệ chặt chẽ giữ kỳ lân và loài động vật có thực – tê giác.
Trong các tác phẩm nghệ thuật Châu Âu thời Trung Cổ, những con kỳ lân trông ngoan ngoãn, hiền lành. Những trong các tài liệu cổ hơn, chúng được mô tả như một sinh vật đáng sợ.
Tác giả La Mã sống ở thế kỷ I Pliny Già đã viết, một con kỳ lân không thể bị bắt sống. Một số người khác thì mô tả sinh vật này có khả năng đánh bại sư tử. Đôi khi, dường như, dự đoán khả năng phòng vệ và tấn công của sừng kỳ lân là đúng đắn nhất.
Theo Helino
Kinh ngạc gương mặt trước khi chết của chuột dũng cảm
Trước khi bị con diệc khổng lồ nuốt trọn, con chuột dũng cảm vẫn cố gắng nhìn thẳng vào mắt của kẻ săn mồi và tìm cách vẫy vùng trốn thoát.
Hình ảnh ấn tượng khi một con chuột dũng cảm, dám nhìn thẳng vào mặt của kẻ thù khổng lồ mà không hề run sợ được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Steven Cook ở Leyland, Lancashire chụp được.
Theo nhiếp ảnh gia Steven Cook, một con chuột xấu số trong khi kiếm ăn đã lọt vào tầm ngắm của con diệc đói bụng gần đó. Không mấy khó khăn, con diệc đã dùng chiếc mỏ cứng như sắt của mình kẹp chặt lấy chân của con chuột.
Nhận thức rõ ràng được nguy hiểm nhưng con chuột nhỏ vẫn không hề nao núng, nó dũng cảm nhìn thẳng vào mắt của kẻ thù khổng lồ, cố gắng tìm sơ hở để tìm cách thoát thân.
Tuy nhiên, không may cho con chuột, con diệc khổng lồ đã rất đói và không để cho con chuột có cơ hội thoát đi, sau khi bị chuột khiêu khích, con diệc kẹp cổ chuột, giết chết con mồi.
Thản nhiên nhìn con chuột vẫy vùng, con diệc chỉ mất vài động tác đã nuốt chửng được con chuột dũng cảm nhưng không đủ may mắn.
Trước đó không lâu, nhiếp ảnh gia tự do Gabor Wachter cũng đã chụp lại được khoảnh khắc kịch tính khi một con chuột gan dạ mặt đối mặt với kẻ thù truyền kiếp của mình, một con mèo.
Tuy bị kẻ thù chơi đòn tấn công tâm lý trước khi bị giết chết, nhưng con chuột nhỏ bé không hề sợ hãi.
Ít nhất, nó đã không thua khi chơi trò chơi chiến tranh tâm lý với kẻ thù. Chỉ là do lực bất tòng tâm, thần may mắn đã không đứng về phía nó ngày hôm đó.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Ngựa vằn tung "liên hoàn cước" về phía sư tử Khi bị sư tử truy đuổi, ngựa vằn liên tục tung những cú đá hậu về phía kẻ săn mồi. "Chúa tể vùng đồng cỏ" may mắn né tránh được và đành phải bỏ cuộc trước những pha phản đòn nguy hiểm của con mồi. Video sư tử "bất lực" trước ngựa vằn. Nguồn: Wild Librarian. Ảnh: Cắt từ video. Ngọc Mai Theo...