Nếu không muốn mất tiền thì bỏ ngay cách đỗ ô tô kiểu này
Hiện nay, kiểu đổ xe “gác nửa chân” không hề hiếm gặp đối với các tài xế Việt có thể gây phù và nhanh hỏng lốp nếu lặp lại nhiều lần
Hiện nay, kiểu đổ xe “gác nửa chân” là cách đỗ xe không hiếm gặp đối với các tài xế Việt ở khu vực đường hẹp, đặc biệt là đỗ xe lên vỉa hè trong thành phố. Người ta thường chỉ để ý đến lợi ích dọn được ít chỗ của nó, nhưng ít ai lại biết đến tác hại do nó gây ra. Trong bài viết này, Oto.com.vn sẽ nói đến tác hại mà nó gây ra để mọi người cùng tránh và bỏ túi cho mình thêm một kinh nghiệm lái xe.
Kiểu đỗ xe “gác nửa chân” này sẽ khiến bị phù và nhanh hỏng lốp
Khi đỗ xe bên vỉa hè trong thành phố hoặc khu vực có lối đi lại chật hẹp, lái xe thường canh quá sát vào vỉa hè, dẫn tới trường hợp nửa bánh đã lên trên vỉa hè, còn một nửa bánh vẫn còn chênh bên dưới lòng đường. Khi đỗ xe kiểu này, áp lực dồn nén xuống lốp xe không cân bằng, phần thành lốp ở phía trên sẽ phải chịu áp lực lớn hơn phía lốp nghiêng bên dưới. Điều này cũng giống với việc hai người khênh đồ nặng leo cầu thang, người đi sau sẽ bị áp lực nặng hơn người đi trước.
Nếu chỉ đỗ xe kiểu này với số lần ít ỏi trong thời gian ngắn có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu hành động này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho lốp xe của bạn không thể đàn hồi trở lại hình dạng ban đầu.
Cụ thể, chỗ bị phù trên lốp sẽ giảm khả năng đàn hồi, giãn mỏng hơn ban đầu, có thể thoái hóa cao su từ từ, vì thế dễ bị nổ, bị cắt bởi đá nhọn, lề đường.
Video đang HOT
Không đỗ xe kiểu gác nửa chân để bảo vệ lốp xe
Chính vì vậy, các tài xế tuyệt đối cần lưu ý không nên đỗ xe theo cách “liều lĩnh” như thế này. Nếu trong hoàn cảnh đường đi quá chật hẹp, bắt buộc phải đỗ “bánh trên bánh dưới” thì tài xế hãy đưa cả bánh xe lên vỉa hè. Chú ý cách đỗ xe làm sao để bánh xe tiếp xúc với mặt đất để áp lực có thể tác động lên mọi điển trên bề mặt lốp, tránh tình trạng chênh lệch, dồn nén như vậy thì lốp xe sẽ không bị phù.
Theo Vnexpress
Lưu ý với các bộ phận trên xe ô tô mà xế mới cần biết
Khi mới tập lái ô tô, bất ký ai cũng sẽ rất bỡ ngỡ với các bộ phận và các chức năng của xe. Việc đầu tiên trước khi trở thành một tài xế giỏi là phải biết về các bộ phận và chức năng của chiếc ô tô.
Mỗi một bộ phận trên ô tô lại có một chức năng riêng. Với những người lái xe đã lâu năm chắc chắn phải biết những điều này. Còn với xế mới chưa có kinh nghiệm lái xe thì có thể sẽ rất khó khăn trong việc xử lý nhiều chi tiết đến vậy. Vì vậy trong bài viết này, Oto.com.vn sẽ lưu ý cho các bạn những bộ phận của xe ô tô tưởng chừng rất đơn giản nhưng nhiều khi lại rất khó sử dụng.
1. Mở nắp che bình xăng, nắp ca-pô, cốp
Có nhiều loại xe đời cũ thường không có nút mở nắp che bình xăng. Vì vậy, tài xế không thế ngồi một chỗ để điều khiển mà thay vào đó cần phải ra khỏi xe, sau đó ấn thẳng vào nắp che bình xăng để nó bật nắp ra hoặc nâng cốp lên.
Khi mở nắp bình xăng cần phải mở từ từ và đóng thật nhanh. Nếu mở từ từ thì lượng không khí sẽ thoát dần ra, tránh bị áp lực khiến bật nắp hoặc dễ gây cháy nổ. Khi đóng lại cần phải nhanh để không khí không trành vào được.
Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các loại xe đều đã được cải tiến hơn. Ở phía đầu gối chân trái của tài xế ở trên cao hoặc dưới thấp sẽ có các lẫy dùng để mở nắp che bình xăng, nắp ca-pô và cốp. Nếu có xe không có nút mở cốp thì có thể mở bằng điện tử ở phía sau.
2. Gạt nước kính sau
Khi gạt nước kính trước rất đơn giản, bạn chỉ cần gạt bên phải vô-lăng, gạt lên hoặc xuống theo từng mức. Nhưng gạt nước phía sau lại phức tạp hơn. Cũng cùng cần gạt đó, đầu cần có thể xoay tròn, khi đó bạn cần phải xoay và quan sát qua gương chiếu hậu để thấy được mức độ hoạt động của cần gạt mưa phía sau.
3. Chống chói gương
Có những xe không có chức năng tự động chống chói trong gương chiếu hậu, mà như vậy nếu không biết làm thế nào cho hết chói thì sẽ rất nguy hiểm. Khi đó tài xế hãy nhớ cách này, gạt lẫy nhỏ dưới gương, những ánh đèn chói từ xe sau sẽ được giảm đáng kể. Thực chất là khi đó gương đã sắp xếp lại các lá gương ở trong để giảm bớt độ chói hơn.
4. Cần số sàn dạng móc R
Khi tài xế theo tác gạt cần sang trái rồi đẩy lên sẽ là vào số 1. Để vào được số lùi ta cũng thực hiện như vậy nhưng túm vòng tròn nhỏ phía dưới cần số kéo lên. Khi trả về mo (N) thì gạt bình thường như khi trả từ 1 về N.
5. Chốt trẻ em
Nhiều người cho rằng để khóa trẻ em phải chỉnh trên bảng đồng hồ bằng cách nào đó. Thật ra khi làm chức năng này cần để ý trên thành cửa có biểu tượng khóa trẻ em. Lúc này việc gạt hoặc xoay tùy ở từng xe, chức năng khóa trẻ em làm như vậy là được.
Theo Vnexpress
5 công việc bảo dưỡng ô tô mà bạn có thể làm ngay tại nhà Bên cạnh những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao như thay roong quy lát hoặc trục dẫn động thì còn rất nhiều việc sửa chữa ô tô mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Sau đây Oto.com.vn sẽ giới thiệu với bạn 5 bộ phận trên xe hơi mà bạn có thể tự sửa chữa/thay mới mà không cần công...