Nếu không làm được thì phải “cẩn thận củi lửa”
BS ơi, em nghe nói, nếu quan hệ bằng tư thế đứng hoặc khi quan hệ mà phụ nữ không đạt cực khoái thì sẽ không có thai. Vậy có đúng không?
Em và người yêu sắp sửa đám cưới nhưng đột ngột ba anh ấy mất nên đám cưới phải hoãn lại 3 năm. Tuy nhiên, sau đó, chúng em không kềm chế được nên đã vượt quá giới hạn, nhiều lần gần gũi như vợ chồng. Do sợ có thai nên chúng em đã áp dụng nhiều biện pháp tránh thai và nhận thấy, biện pháp tính ngày tháng theo chu kỳ là tốt nhất vì không ảnh hưởng đến cảm xúc, cũng không bị tác dụng phụ của thuốc ngừa thai.
Theo đó, nếu gần gũi trong thời kỳ nguy hiểm, em “hoàn tất cuộc chạy maraton” trước, sau đó anh ấy xuất tinh ra ngoài; còn những ngày an toàn thì tự do thoải mái. Tuy vậy, đôi khi cũng hồi hộp vì có nhiều lần anh ấy không kịp cho ra ngoài và em phải uống viên thuốc “sáng hôm sau”.
Em nghe nói, nếu quan hệ bằng tư thế đứng hoặc khi quan hệ mà phụ nữ không đạt cực khoái thì sẽ không có thai. Em có thể áp dụng biện pháp này vào những ngày nguy hiểm không?
thuthao…@gmail.com
Em gái thân mến,
Rất thông cảm với các em vì đã sắp đến ngày vui mà phải hoãn cái sự sung sướng ấy lại. Tuy nhiên, đó là việc chẳng ai mong nên em cũng đừng vì thế mà lăn tăn trong lòng.
Chuyện nam nữ gần nhau, nhất là những người đang yêu nhau say đắm thì chẳng khác nào lửa gần rơm, không cháy mới lạ. Nếu các em không muốn bị “thiêu cháy” thì hãy để mồi lửa ra xa. Còn nếu không làm được thì phải “cẩn thận củi lửa”, lúc nào cũng phải kè kè “bình chữa cháy” bên cạnh; tức là phải sử dụng biện pháp tránh thai có độ an toàn cao nhất.
Video đang HOT
Ngày nay, bên cạnh việc sản xuất thuốc ngừa thai ít có tác dụng phụ thì người ta cũng đã chế tạo được các loại “áo đi mưa” rất… rất… mỏng để hạn thế đến mức thấp nhất sự “hao hụt” của cảm giác. Tôi nghĩ, em nên nghiên cứu, trang bị cho người yêu loại “áo mưa” phù hợp để không phải… hồi hộp. Và nên nhớ phải “đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng”, nghĩa là mặc “áo mưa” đúng cách (mặc ngay khi trời bắt đầu mưa) chứ không phải để mưa rơi tầm tả rồi mới quýnh quáng mặc vào!
Về việc ai đó nói rằng quan hệ tình dục ở tư thế đứng hoặc người nữ không lên đỉnh thì không có thai là sai. Tư thế gần gũi không có tác dụng gì trong việc ngừa thai. Có suy nghĩ như vậy là vì nhiều người “nhìn bằng mắt thường” thấy rằng, nếu đứng thì khi xuất tinh, tinh trùng sẽ đi ngược ra ngoài vì bị ảnh hưởng của… lực hút trái đất. Nghĩ như vậy là lầm to vì tinh trùng di chuyển rất nhanh qua ống cổ tử cung và sự kết hợp giữa tinh trùng với trứng cũng diễn ra… chớp nhoáng trước khi chúng ta có thể làm điều gì đó để can thiệp.
Về ý thứ hai: Khi quan hệ, nếu người phụ nữ không đạt cực khoái sẽ không thụ thai thì cũng… vô lý không kém. Khoái cảm không liên quan gì đến sinh lý thụ thai. Quá trình thai nghén bắt đầu khi tinh trùng gặp trứng ở vòi trứng. Ngay chất dịch nhờn ở đầu dương vật cũng thường có tinh trùng và có thể thụ tinh cho trứng dù cả hai còn đang cà rịch cà tang trên đường, chưa ai tới đích!
Tóm lại, nếu tinh trùng và trứng gặp nhau đúng lúc, đúng chỗ thì lúc đó, không còn là chuyện của 2 người mà sẽ thành “chuyện 3 người”. Cho nên, nếu chưa muốn có con trong thời gian tang chế thì hai bạn phải áp dụng triệt để các biện pháp tránh thai tiên tiến, hiện đại. “Cẩn tắc vô áy náy”, đừng để xảy ra hậu quả rồi đi giải quyết thì sẽ ảnh hưởng đến đường con cái sau này.
Theo alobacsi
Đơn kiện thuốc ngừa thai thế hệ mới tại Pháp tăng vọt
Con số đơn kiện loại thuốc ngừa thai thế hệ thứ 3 và thứ 4 tại Pháp đã tăng lên đến 15, theo tin tức từ tạp chí Le Nouvel Observateur (Pháp) đăng tải ngày 25.1.
Thông tin về tác hại của loại thuốc ngừa thai nói trên xuất hiện từ cuối tháng 12.2012 khi Tòa án Cấp cao Paris (Pháp), quyết định thụ lý vụ kiện hãng dược Bayer (Đức) của cô Marion Larat, 25 tuổi, theo tờ Le Figaro.
Đã có đến 15 đơn kiện loại thuốc ngừa thai thế hệ mới tại Pháp gây ra biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe người dùng - Ảnh: Reuters
Giữa tháng 12, cô Larat bắt đầu đệ đơn cáo buộc thuốc ngừa thai thế hệ thứ 3 có tên thương mại Meliane của Bayer là nguyên nhân khiến cô đột quỵ vào năm 2006, dẫn đến hậu quả là cô đã bị liệt nửa người và giảm khả năng phát âm.
Không tự ý mua thuốc ngừa thai
Theo thạc sĩ Trần Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm bộ môn Dược lý ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thuốc ngừa thai thế hệ thứ 3 rất phổ biến ở VN và có thể được mua khá dễ dàng tại các nhà thuốc. Theo thạc sĩ Hằng, bệnh nhân không nên tự mua thuốc ngừa thai mà cần được bác sĩ thăm khám để xem có thuộc nhóm bị chống chỉ định hay không (cao huyết áp, bệnh gan, hút thuốc...).
Cô là trường hợp đầu tiên đưa vấn đề này ra trước pháp luật.
14 lá đơn tiếp theo được nộp cho tòa án vào hôm 24.1, cáo buộc thuốc ngừa thai thế hệ thứ 3 và thứ 4 tội "ngộ sát" và "gây tổn hại cho cơ thể người một cách vô ý".
Nhóm phụ nữ nộp 14 đơn kiện nói trên cho biết họ là nạn nhân của loại thuốc ngừa thai thế hệ thứ 3, thứ 4 và cả Diane 35 - một loại thuốc trị mụn thường được dùng như thuốc ngừa thai.
Được biết, Ủy ban Bồi thường Y tế Bordeaux đã chính thức xác nhận thuốc ngừa thai thế hệ thứ 3 và thứ 4 có liên quan đến đột quỵ.
Ông Philippe Courtois, luật sư của cô Marion Larat, cho biết có ít nhất 30 người, cùng là nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân của những loại thuốc ngừa thai thế hệ mới đang chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện các hãng Bayer, Schering, Merck và Pfizer.
Tại Canada, Úc, Thụy Sĩ, Đức và Mỹ, hàng ngàn đơn kiện và khiếu nại liên quan đến nhóm dược phẩm này đang được cơ quan chức năng thụ lý.
Riêng tại Mỹ, hiện có 13.500 đơn kiện thuốc ngừa thai YAZ, cũng của hãng Bayer vì gây biến chứng.
Các loại thuốc ngừa thai thế hệ mới hiện lưu hành tại Pháp
- Thế hệ thứ 3: Cycleane (hãng Schering), Desobel (Effik), Mercilon (Msd), Varnoline (Msd), Mirlette (Organon), Harmonet (Pfizer), Carlin (Effik), Minesse (Pfizer), Edenel (Mylan), Minulet (Pfizer), Triminulet (Pfizer), Meliane (Bayer), Efezial (Mylan), Melodia (Bayer), Optinesse (Codepharma), Moneva (Bayer), Phaeva (Bayer), Cilest (Janssen Cilag), Tricilest (Janssen Cilag), Effiprev (Effik), Triafemi (Effik).
- Thế hệ thứ 4: Jasmine, Jasminelle, Yaz đều do hãng Bayer sản xuất.
Kiện nhà sản xuất vì uống thuốc ngừa thai vẫn... có thai
Vụ kiện hi hữu giữa bà Q. (ngụ Đồng Nai) và Công ty TNHH liên doanh STADA Việt Nam theo lịch được đưa ra xét xử vào hôm qua (24.1) nhưng đã bị hoãn lại.
Vụ việc phát sinh khi chị Q., nguyên đơn trong vụ kiện dân sự cho biết, vào ngày 6.3.2012, chị có quan hệ với chồng. Sau đó, ngày 7.3 chị đã sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp Mifestad 10 của Công ty TNHH liên doanh STADA Việt Nam.
Đến ngày 30.3.2012, chị phát hiện có thai. Theo tư vấn của bác sĩ, vợ chồng chị Q. phải phá thai do đã lỡ uống thuốc ngừa vì có khả năng thai nhi bị dị tật.
Chị Q. nhiều lần liên hệ với Công ty STADA Việt Nam yêu cầu đơn vị này bồi thường nhưng bất thành. Chị Q. đã khởi kiện Công ty STADA Việt Nam ra TAND H.Hóc Môn (TP.HCM) yêu cầu công ty này có trách nhiệm bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần với tổng số tiền trên 178 triệu đồng.
Tại bản án sơ thẩm được TAND H.Hóc Môn tuyên ngày 13.9.2012, tòa bác yêu cầu khởi kiện của chị Q.
Không đồng tình với kết quả vụ việc, chị Q. tiếp tục khiếu kiện cấp phúc thẩm tại TAND TP.HCM. Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm đã được dời lại.
Theo TNO
Ngừa thai vô tác dụng vì... hormone quá cao Một bà mẹ ở Anh đã áp dụng đủ loại phòng ngừa thai, từ thuốc ngừa thai, que tránh thai cho đến đặt vòng nhưng vẫn "dính" bầu đến 5 lần. Từ năm 18 tuổi, cô Saffron ở Wolverhampton, West Midlands đã tạm hoãn sự nghiệp của mình để thực hiện thiên chức làm mẹ cho đến tận bây giờ. "Tôi không muốn...