Nếu không có video game, có lẽ công nghệ AI sẽ không phát triển mạnh được như bây giờ
Video game đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Kể từ khi thành lập ý tưởng về trí thông minh nhân tạo trong những năm 1950, game đã là một cách hiệu quả để đo lường năng lực của AI. Chúng đặc biệt thuận tiện trong việc kiểm tra năng lực của các kỹ thuật AI mới, bởi bạn có thể định lượng hiệu suất của AI với điểm số và thắng-thua và so sánh nó với con người hoặc AI khác.
Trò chơi đầu tiên mà các nhà nghiên cứu cố gắng để làm chủ thông qua AI là cờ vua, là trò mà trong những ngày đầu được coi là thử nghiệm tối thượng của tiến bộ trong lĩnh vực này. Năm 1996, Deep Blue của IBM là máy tính đầu tiên đánh bại một nhà vô địch thế giới ( Garry Kasparov) trong môn cờ vua. AI đằng sau Deep Blue sử dụng phương pháp brute-force để phân tích hàng triệu chuỗi lệnh trước khi thực hiện di chuyển.
Tuy nhiên, phương pháp của Deep Blue để làm chủ môn cờ không còn hiệu quả để giải quyết các trò chơi phức tạp hơn. Theo tiêu chuẩn ngày nay, phương pháp đó được xem là thô. Khi Deep Blue đánh bại kiện tướng Kasparov, đã có một nhà khoa học nhận xét rằng sẽ mất thêm một trăm năm nữa để AI có thể chinh phục môn Cờ Vây của Trung Quốc, nổi tiếng với lượng đường đi nhiều hơn cả số lượng nguyên tử trong vũ trụ.
Nhưng trong năm 2016, các nhà nghiên cứu DeepMind – công ty AI thuộc sở hữu của Google – đã tạo ra AlphaGo, AI này đã đánh bại Lee Sedol – nhà vô địch Cờ Vây thế giới – với tỉ số 4-1 trong một cuộc thi năm ván đấu. AlphaGo thay thế phương pháp brute-force của Deep Blue bằng deep learning, một kỹ thuật AI hoạt động theo cách tương tự như cách thức hoạt động của bộ não con người. Thay vì kiểm tra mọi kết hợp có thể, AlphaGo đã kiểm tra cách con người chơi Cờ Vây, sau đó cố gắng tìm ra và nhân rộng các mẫu gameplay thành công.
Các nhà nghiên cứu của DeepMind sau đó đã tạo ra AlphaGo Zero, một phiên bản cải tiến của AlphaGo với phương pháp reinforcement learning được sử dụng, một phương pháp không yêu cầu có đầu vào của người. AlphaGo Zero đã được dạy các quy tắc cơ bản của môn Cờ Vây và được học cách chơi game bằng cách tự chống lại chính nó vô số lần. Và AlphaGo Zero đã đánh bại người tiền nhiệm của nó.
Tuy nhiên, các trò chơi trên có những hạn chế nhất định. Đầu tiên, chúng được chơi dựa theo lượt, có nghĩa là AI không bị căng thẳng để đưa ra quyết định trong một môi trường thay đổi liên tục. Thứ hai, AI có quyền truy cập vào tất cả các thông tin trong môi trường và không phải dự đoán hoặc chấp nhận rủi ro dựa trên các yếu tố không xác định.
Xem xét về điều này, một AI được gọi là Libratus đã thực hiện bước đột phá tiếp theo trong nghiên cứu trí tuệ nhân tạo với việc đánh bại những người chơi Texas Hold ‘Em poker giỏi nhất. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Carnegie Mellon, Libratus cho thấy AI có thể cạnh tranh với con người trong những tình huống mà nó chỉ có thể truy cập thông tin một phần. Libratus sử dụng một số kỹ thuật AI để học poker và cải thiện lối chơi của nó khi nó kiểm tra chiến thuật của các đối thủ con người.
Video đang HOT
Game thời gian thực là ranh giới tiếp theo cho AI và thực tế là OpenAI không phải là tổ chức duy nhất tham gia vào lĩnh vực này. Facebook đã thử nghiệm dạy AI chơi game chiến lược thời gian thực StarCraft, và DeepMind đã phát triển một AI có thể chơi trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất Quake III. Mỗi trò chơi đều mang các thách thức riêng, nhưng mẫu số chung là tất cả chúng đều thử thách AI với môi trường mà chúng phải đưa ra quyết định trong thời gian thực và thông tin không đầy đủ. Hơn nữa, chúng cung cấp cho AI một đấu trường, nơi AI có thể kiểm tra sức mạnh của nó trong việc chống lại một nhóm đối thủ và tìm hiểu tinh thần đồng đội.
Hiện tại, không ai phát triển AI chỉ nhằm để đánh bại game thủ chuyên nghiệp. Nhưng thực tế là AI đang cạnh tranh với con người ở những trò chơi phức tạp để cho thấy chúng phát triển đến mức nào.
20 video game tưởng là bình thường nhưng thực ra lại gắn mác 18+, nên cấm trẻ em chơi (P1)
Không phải video game nào cũng cho phép trẻ em. Rất nhiều trò chơi đã gắn mác 18
Series game Call of Duty
Khỏi phải nói về độ nổi tiếng của series game bắn súng đình đám Call of Duty. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2003, dòng game bắn súng, chiến tranh này đã trở thành một trong những tượng đài được yêu thích nhất thế giới.
Không thể phủ nhận những bài học lịch sử đã được Call of Duty truyền tải một cách thú vị qua lăng kính của game, tuy nhiên những yếu tố súng đạn, bắn vẫn không hề thích hợp cho trẻ nhỏ.
Series game Assassin's Creed
Tương tự Call of Duty, Assassin's Creed cũng là một tựa game nổi tiếng nhưng cũng không dành cho trẻ em. Hầu hết các phiên bản của series này đều gắn mác Mature 17 (tức chỉ chấp nhận cho người từ 17 tuổi trở lên).
Một số phiên bản Assassin's Creed gần đây còn chưa kha khá cảnh nóng như Assassin's Creed Origin hay Odyssey. Và đương nhiên, chúng được sản xuất không dành cho trẻ nhỏ
Series game God of War
Khỏi phải nói về mức độ 18 của series game nổi tiếng của Sony này. Quá nhiều những nội dung bạo lực, cảnh nóng và thậm chí cả thần giáo. Tuy nhiên, phiên bản God of War năm 2018 lại đánh dấu một bước chuyển lớn của series này. Từ một dòng game gắn mác 18 , God of War 2018 đã được chuyển thành 15 , tức cho phép trẻ vị thành niên có thể chơi.
Đây được xem là một thành công lớn của Sony. Không cần những yếu tố về bạo lực hay cảnh nóng, God of War 2018 với ý nghĩa nhân văn sâu sắc cũng tình cha con thiêng liêng đã trở thành một trong những video game hay nhất lịch sử PS4.
Hitman
Một tựa game nói về điệp viên với những màn ám sát hay bắn thì chắc chắn không dành cho trẻ em rồi. Hầu hết các phiên bản của Hitman đều được gắn mác Mature 17 (tức chỉ chấp nhận cho người từ 17 tuổi trở lên).
Hầu hết những tựa game kinh dị
Có một thực tế là hầu hết những trờ chơi kinh dị đều được gắn mác 17 hoặc 18. Đơn giản vì những hình ảnh và nội dung của chúng đều mang tính ám ảnh cao. Với trẻ nhỏ, đây đều là những thức không thích hợp hoặc thậm chí là độc hại.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại ít khi để ý đến những dòng game này. Họ nghĩ rằng game kinh dị sẽ không nguy hiểm bằng game nhạy cảm hay bắn . Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Game kinh vốn được sản xuất đã không dành cho trẻ nhỏ rồi.
Conan Exiles
Conan Exiles là tựa game hàng khủng sẽ đưa game thủ trở về thời cổ đại với nền tảng đồ hoạ tuyệt đẹp, gameplay sáng tạo mang đậm chất sandbox khi yêu cầu bạn phải sinh tồn đúng nghĩa trong thế giới ảo. Thêm vào đó là những trải nghiệm chiến đấu hết sức chân thực, mang tính hành động cao mà ít trò chơi nào làm được.
Trò chơi này lấy cảm hứng từ series phim Conan, có bối cảnh là một thế giới hoang tàn nơi chỉ có sức mạnh mới giúp con người sống sót. Bên cạnh chiến đấu thì xây dựng nhà cửa cũng là một khía cạnh quan trọng trong Conan Exiles giống như bất kì tựa game sinh tồn nào khác, người chơi còn có thể gây dựng nên cả một pháo đài cho riêng mình.
Conan Exiles được gắn mác 18 vì yếu tố bạo lực và cả cảnh nóng nữa.
The Forest
"The Forest" là một tựa game sinh tồn lấy bối cảnh sâu trong khu rừng trên một hòn đảo hoang vắng, bạn sẽ vào vai kẻ sống sót sau một vụ tai nạn máy bay. Game không có nhiệm vụ cố định nào, thay vào đó bạn được quyền quyết định xem sẽ sử dụng đồ tiếp tế như thế nào để sinh tồn và truy lùng những kẻ đã bắt cóc đứa con trai của mình.
"The Forest" mang đến một bầu không khí cô lập hoàn toàn, thêm vào đó chu kỳ thời gian ngày đêm luân chuyển khiến mọi thứ càng trở nên đáng sợ hơn, đặc biệt là vào ban đêm khi bạn không có lửa để phòng vệ trước những mối nguy hiểm luôn rập rình. Việc liên tục phải tìm đồ tiếp tế, vượt qua những khu vực nguy hiểm và cuối cùng khám phá ra địa điểm bí mật trên hòn đảo khiến "The Forest" trở thành một tựa game thám hiểm/sinh tồn cực kỳ đáng chơi.
Những yếu tố bạo lực quá mức khiến The Forest không hề thích hợp cho trẻ nhỏ
(Còn tiếp...)
Loạt những video game cực hay nhưng vẫn bị fan ghét cay ghét đắng Có rất nhiều bom tấn được đánh giá cao nhưng lại bị game thủ ghét vì nhiều lý do khác nhau. Đôi khi một video game có thể được phát hành, bán chạy hàng triệu bản, và có cả tấn đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, và rồi vẫn nhận phản ứng thù địch từ một số cộng đồng người chơi....