Nếu không có tôi thì có lẽ mẹ đã không phải sống cuộc sống tủi cực
Tôi ước gì một lần mẹ dám sống vì mình, dám thoát khỏi cuộc hôn nhân tủi hổ này. Ước gì, mẹ có thể sống vì mình hơn.
Không biết đã bao lần trong đầu tôi hiện lên suy nghĩ, nếu ngày đó mẹ không sinh ra tôi, nếu không có tôi thì có lẽ mẹ đã không phải sống cuộc sống tủi cực như vậy.
Tôi sinh ra trong một gia đình có cha và mẹ. Vì bố tôi muốn mẹ tập trung chăm sóc cửa nhà nên mẹ tôi không đi làm mà ở nhà lo chuyện bếp núc. Tuổi thơ tôi cũng như những đứa trẻ khác, được sống trong vòng tay cha mẹ, cho đến ngày tôi học lớp 8.
Hồi ấy tôi thấy bố hay về muộn hơn, nhiều khi đi mấy ngày chẳng về nhà. Tôi hỏi thì mẹ chỉ bảo, công việc của bố thay đổi nên giờ bố sẽ hay phải đi công tác hơn. Rồi bố mẹ tôi ít nói chuyện với nhau hơn. Mỗi lần hai người đang to tiếng cãi cọ gì đó, thấy tôi là bố mẹ lại mỗi người quay đi một nơi, không nói nữa.
Nếu không có tôi thì có lẽ mẹ đã không phải sống cuộc sống tủi cực -Ảnh minh họa
Ngày ấy tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng, người lớn thật phức tạp, chắc là bố mẹ giận dỗi nhau mà thôi. Cho đến một ngày, cô giáo ốm, được nghỉ học nên tôi về nhà sớm hơn bình thường. Vừa bước vào, tôi đã nghe thấy tiếng khóc của mẹ ở trong bếp cùng tiếng quát tháo của bố.
Tôi chết lặng đứng sau bức tường. Bố tôi quát mẹ và nói rằng mẹ không có quyền can thiệp vào cuộc đời của bố, không được quyền biết bố đi đâu làm gì. Bố còn tát mẹ một cú như trời giáng trước khi quay đi. Tôi sợ hãi chạy lên phòng khóc thút thít.
Người tôi vừa nhìn thấy là bố tôi sao? Vì sao bố lại đánh mẹ như vậy?
Tối hôm ấy, bữa cơm vẫn diễn ra như bình thường như mọi khi. Bố mẹ tôi không nói chuyện với nhau mà chỉ hỏi tôi chuyện học hành, trường lớp. Mẹ vẫn gắp thức ăn ngon cho tôi với cái nhìn đầy âu yếm. Tôi cảm giác như chuyện mình nhìn thấy lúc chiều như không phải là thực.
Video đang HOT
Sau buổi chiều ngày hôm ấy, tôi hay để ý đến bố mẹ hơn. Một hôm, đêm khát nước tôi xuống nhà thì thấy mẹ đang ngồi khóc ở phòng khách. Tôi chạy đến bên mẹ, hỏi mẹ nhưng mẹ không nói gì, chỉ nói mẹ không sao. Sau hôm ấy, bố tôi cả tuần trời không về nhà.
Đến năm cuối cấp 3, những chuyện đòn roi của mẹ tôi mới trở nên công khai. Bố tôi uống rượu nhiều hơn. Mỗi lần bố tôi về muộn là hơi rượu lại nồng nặng nhà. Vừa về đến nhà, bố đã quát tháo ầm ĩ, rồi đánh chửi mẹ tôi thậm tệ.
Tôi lao vào ôm bố, không cho bố đánh mẹ thì bố đánh cả tôi. Thấy vậy, mẹ tôi lại quỳ xuống cầu xin bố đừng đánh tôi. Tôi ghét bố. Lúc ấy tôi chỉ ước ông không phải là bố của tôi.
Ngày tôi đỗ đại học, nhận giấy báo kết quả, mẹ tôi mừng lắm. Mẹ khóc rồi bảo mẹ tự hào về tôi. “Con là động lực duy nhất để mẹ sống trên cõi đời này”. Câu nói ấy cứ ám ảnh tôi mãi. Mỗi lúc chán nản, muốn buông xuôi mọi thứ, nghĩ đến câu nói của mẹ tôi lại tự động viên mình phải cố gắng, mạnh mẽ lên.
Những ngày lên thành phố học đại học, ít ở nhà nên tôi cũng vô tâm không nhớ đến chuyện của mẹ nhiều. Cho đến đợt nghỉ lễ vừa rồi, tôi quyết định về nhà nguyên cả dịp nghỉ lễ. Những ký ức, mùi rượu và những trận đòn roi của mẹ lại trở về.
Bố tôi lại trở về với mùi rượu nồng nặc. Tôi lao vào đẩy bố ra khi định xông tới đánh mẹ tôi. Giờ tôi đã lớn, không còn là đứa bé như năm lớp 8 ngày nào nên người cũng khỏe hơn. Không đánh được, bố tôi bực lắm nhưng cũng không làm được gì.
Đêm ấy tôi nằm với mẹ, hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc. Tôi hỏi mẹ những ngày tôi đi học xa nhà, mẹ vẫn âm thầm hứng chịu những trận đòn từ người chồng nát rượu sao. Tôi hỏi mẹ sao mẹ không li hôn khi cuộc hôn nhân này từ bao lâu đã không còn hạnh phúc.
“Mẹ khổ cũng không sao. Mẹ chịu được mà. Ước mong lớn nhất cả đời này của mẹ là được nhìn thấy con lấy chồng, sống hạnh phúc. Giờ bố mẹ ly hôn, nhỡ nhà người ta nhìn vào lại đánh giá con thì sao. Mẹ không sao đâu. Con đừng lo cho mẹ”.
Tôi càng khóc to hơn. Tôi ước gì một lần mẹ dám sống vì mình, dám thoát khỏi cuộc hôn nhân tủi hổ này. Ước gì, mẹ có thể sống vì mình hơn.
Theo Tinmoi24
Biếu mẹ chồng ốm nằm viện 1 triệu đồng, tôi bị cả nhà bĩu môi chê bai kẹt sỉ
Tôi vừa đưa chiếc phong bì, mẹ chồng thản nhiên bóc ra trước mặt mọi người. Sau đó, tôi nghe thấy vài tiếng cười nhạt đầy khinh bỉ, một vài lời xì xào: "Biếu mẹ chồng nhiều thế thì ăn đến bao giờ mới hết".
Kể từ hôm sự việc xảy ra đến nay, tôi không còn tâm trí nào để tập trung làm việc. Tôi tủi hổ và thương thay cho thân phận của mình.
Cái nghèo đúng là làm cho người ta phải nhục. Nhưng tại sao cùng là người nhà, lại nỡ có những hành động tàn nhẫn đến như vậy? Tình cảm, sự tôn trọng đâu phải dùng tiền mà đo hết được.
Thấm thoát tôi đã về làm dâu được hơn 4 năm. Tôi xuất thân từ một vùng quê nghèo, ở xa Hà Nội. Khi xác định cưới nhau, tôi và chồng đã gặp phải sự phản đối rất lớn từ phía gia đình anh.
Lí do là bởi nhà chúng tôi quá xa nhau, cách vài trăm cây số. Gia đình anh có điều kiện, ở thành phố, còn tôi chỉ là một cô gái nông thôn, thậm chí còn ở cái vùng nghèo và kém phát triển. Nhưng vì yêu tôi, anh vẫn bất chấp tất cả để cưới.
Khi xác định cưới nhau, tôi và chồng đã gặp phải sự phản đối rất lớn từ phía gia đình anh. Lí do là bởi nhà chúng tôi quá xa nhau, cách vài trăm cây số. (Ảnh minh họa)
Vì trái ý gia đình nên đám cưới của chúng tôi đều do hai đứa tự lo hết. Nhà tôi thì nghèo không có tiền hỗ trợ, còn nhà anh có điều kiện nhưng không ủng hộ, vì thế trăm khoản, từ cái nhỏ nhất cũng đều chúng tôi phải tự sắm. Đám cưới xa quê, tốn kém đủ đường, sau ngày vui, chúng tôi nợ một khoản kha khá...
Cưới nhau xong, chúng tôi cũng phải đi thuê nhà để sống. Cuộc sống chật vật lắm nhưng bù lại vợ chồng tôi luôn thương yêu nhau. Tôi biết nhà chồng không ai ưa mình nên tôi cứ thế lẳng lặng sống.
Nhà chồng tôi có 4 anh chị em, trong đó, vợ chồng tôi là nghèo nhất. Những người còn lại có điều kiện, lại được bố mẹ giúp đỡ nên ai cũng khá giả cả. Mỗi khi có việc phải đóng góp hay biếu xén, quà cáp cho bố mẹ là nhà tôi luôn bị coi thường.
Mỗi khi có việc phải đóng góp hay biếu xén, quà cáp cho bố mẹ là nhà tôi luôn bị coi thường. (Ảnh minh họa)
Đỉnh điểm nhất có lẽ là lần mẹ chồng tôi mới đi viện cách đây vài ngày. Con tôi vừa ốm dậy nên quả tình hai vợ chồng cũng thiếu tiền. Khi biết tin mẹ chồng đi viện, tôi nháo nhào vay chạy khắp nơi để mượn tiền vào thăm mẹ.
Tôi cũng đắn đo rất nhiều về việc nên biếu mẹ bao nhiêu... thế rồi chồng tôi bảo biếu 1 triệu. Bố mẹ chồng tôi đều có lương, con cái ai cũng có điều kiện, thực sự tiền chúng tôi biếu chỉ là thể hiện tấm lòng của mình thôi chứ không thấm vào đâu cả. Nghĩ đi nghĩ lại tôi gật đầu đồng ý. Dù sao vợ chồng tôi cũng chỉ làm được những thứ trong khả năng của mình.
Tôi trở về nhà. Tôi cố giấu chuyện này không để cho chồng biết. Có lẽ anh là điều an ủi duy nhất mà tôi có lúc này. Tôi không muốn chồng mình buồn vì biết bị coi thường. (Ảnh minh họa)
Có ai ngờ, vào viện, khi tôi thăm hỏi sức khỏe mẹ xong, tôi rút phong bì ra biếu mẹ. Bà ngay lập tức thản nhiên xé toạc cái phong bì, lôi ra 1 triệu rồi cười nhẹ. Mấy anh chị nhà tôi nhìn thế, người thì cười đểu, người thì nói đểu: "Cô chú biếu mẹ nhiều tiền thế kia tiêu đến bao giờ mới hết".
Nước mắt tôi trực trào ra, tôi phải cố kìm nén. Khoảnh khắc đó tôi cảm thấy nhục nhã ê chề và đau khổ lắm. Chỉ vì nghèo mà bị khinh thường. Bao nhiêu năm nay tôi không được gia đình chồng đón nhận...
Tôi trở về nhà. Tôi cố giấu chuyện này không để cho chồng biết. Có lẽ anh là điều an ủi duy nhất mà tôi có lúc này. Tôi không muốn chồng mình buồn vì biết bị coi thường. Thôi thì, chúng tôi sẽ lại cố gắng làm ăn, để cho con cái sau này đỡ khổ vì có bố mẹ nghèo.
Theo Eva
Gửi em, người đàn bà đang say nắng chồng chị... Em ơi, đời này cái gì cũng có cái giá của nó. Chẳng ai bày ra thứ tốt đẹp để em không công mà đến lấy. Em không xuất hiện khi anh ấy thiếu thốn, thế thì lấy tư cách gì để muốn giành lấy anh ấy bây giờ tốt nhất với chị? Ngay cả khi anh ấy có chút tình cảm gì...