Nếu không có lần đổ bệnh, mẹ chồng không thể ngờ nàng dâu cao tay lại “xoay” bà nhanh đến thế
Mẹ chồng sững sờ nhìn Hoa. Đúng là nàng dâu cao tay, thường ngày nó tỏ vẻ hiền lành chịu đựng mà giờ nói câu nào đau câu ấy!
Hoa vẫn nhớ, ngay ngày đầu tiên về làm dâu, mẹ chồng đã bảo: “Con dâu nhà này phải lo bếp núc, nội trợ, đi làm về trước 6h chiều. Con liệu mà thu xếp thời gian, đừng để người ta cười nhà này vô phúc”. Cô nghe giọng điệu khó chịu, nhưng chẳng muốn cãi nhau với người già làm gì, nàng dâu cao tay là phải khiến cho mẹ chồng tâm phục khẩu phục, đến lúc nhận ra sẽ yêu thương mình như con gái thôi!
Trước khi về làm vợ Khang, Hoa đã tìm hiểu kỹ tính cách của mẹ chồng. Khang đã dặn trước là mẹ anh khó tính, nói chuyện hơi cục cằn, nhưng phận con cái không được phép đáp trả để tránh làm mẹ phiền lòng. Chắc chắn chồng cô đã đoán trước được là mẹ sẽ khó dễ nàng dâu mới.
Những ngày tiếp theo đúng là mẹ chồng không bao giờ để con dâu ngẩng mặt lên nổi với hàng xóm. Xung quanh ai cũng tưởng nhà bà Hương có đứa con dâu “vụng, điêu, gian” khiến bà không được nghỉ ngơi lúc tuổi già.
Cho đến khi thấy bà mắng cô ghê quá, hàng xóm mới thương cảm mà kể lại cho cô nghe tâm tư của mẹ chồng. Bà có mỗi thằng con trai quý, lại du học ở nước ngoài về, vậy mà nó không chịu tìm hiểu mấy mối bà mất công tìm kiếm, lại chọn một con bé nhà quê về làm vợ. Bà phản đối không được nên đành chấp nhận, nhưng trong lòng không vui, nhìn con dâu làm gì cũng ngứa mắt.
Ảnh minh họa
Dù đã biết nguyên nhân, Hoa vẫn không thay đổi được mẹ chồng. Mỗi khi không vừa ý với cô, bà lại chì chiết, nhiếc móc xuất thân bần hàn của cô. Mẹ chồng luôn bảo nhà có nề nếp gia phong mà sao cô chỉ thấy bà độc mồm độc miệng, chua ngoa đến thế. Những câu “Đồ ngu”, “Thứ nhà quê”, “Thứ hỗn láo, mất dạy” được bà thường xuyên rủa sả, bất kể đúng sai, chỉ để thỏa mãn sự bực bội của mình.
Cho đến gần đây, mẹ chồng thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Vợ chồng Hoa đưa bà đi khám mới phát hiện bà bị cao huyết áp. Không may, đúng đợt nắng nóng cao điểm, mẹ chồng hoa bị tai biến, sau khi cấp cứu, bà giữ được mạng nhưng tạm thời bị liệt, phải nằm việc điều trị.
Video đang HOT
Bà Hương không ngờ có ngày bà ốm liệt giường, phụ thuộc vào sự chăm sóc của Hoa. Mệt mỏi, yếu ớt nên bà khó tính hơn, nhưng cũng chẳng còn sức mà chửi. Hơn nữa, con trai bà dạo này đi công tác ở tỉnh biền biệt, bà mà nói nhiều chỉ sợ con dâu bỏ bê không chăm.
Ảnh minh họa
Hoa quần quật làm đủ mọi việc, chăm mẹ chồng trong bệnh viện, đưa đón 2 đứa con nhỏ học mẫu giáo, cơm nước, chợ búa, không một lời kêu ca. Nhìn cô đút từng thìa cháo, lau người, vệ sinh cơ thể cho mẹ chồng, mọi người trong bệnh viện ai cũng xuýt xoa khen ngợi cô con dâu mà chăm mẹ chồng còn tử tế hơn con gái nhà khác.
Lúc này bà Hương mới xấu hổ, kéo tay Hoa lại mà thì thào: “Con không giận mẹ à? Mấy năm nay mẹ chửi mắng con không tiếc lời, giờ con phải trả thù cho hả dạ chứ”.
Hoa nhẹ nhàng bảo: “ Anh Khang có một người mẹ thôi, dù mẹ có thế nào con cũng phải cùng chồng chăm sóc mẹ lúc tuổi già. Mong mẹ hiểu rằng, ai cũng có lúc gặp khó khăn, dựa vào người khác, nên làm gì cũng đừng quá đáng. Lời nói độc ác còn khiến người ta đau đớn hơn đòn roi mẹ ạ. Mẹ luôn mang theo tâm trạng bực tức, khó chịu mà sống với con nên giờ mẹ mới sinh bệnh tật. Nếu mẹ vui vẻ lên, mẹ sẽ khỏe lại được đấy”.
Mẹ chồng sững sờ nhìn Hoa. Đúng là nàng dâu cao tay, thường ngày nó tỏ vẻ hiền lành chịu đựng mà giờ nói câu nào đau câu ấy! Bà cũng phải xấu hổ mà xem lại cách cư xử thường ngày của mình với con dâu.
Theo Afamily
"Cuộc chiến" chị em dâu
Khi nói đến những mâu thuẫn gia đình, người ta hay nhắc đến các mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu hay giữa nàng dâu với gia đình chồng.
Thế nhưng, có một mối quan hệ cũng rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều xung đột trong gia đình, đó là quan hệ giữa các chị em dâu với nhau.
Mâu thuẫn chị em dâu được tái hiện trong bộ phim truyền hình "Gạo nếp gạo tẻ". Ảnh: ĐPCC
Cuộc chiến thâm cung
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều phụ nữ khi miêu tả các xung đột giữa chị em dâu với nhau lại hay dùng từ "cuộc chiến thâm cung", bởi khác với các xung đột kiểu mẹ chồng - con dâu, con dâu - bà cô bên chồng... thường khá công khai, cụ thể, dễ thấy, thì xung đột chị em dâu lại thầm lặng hơn rất nhiều dù cũng không kém phần căng thẳng.
Chị P.T. (nhà ở quận 6, TPHCM) chia sẻ, vợ chồng chị và vợ chồng cậu em chồng sống chung dưới một mái nhà, cùng phụng dưỡng bố mẹ chồng. Thế nhưng, em dâu chị không hiểu sao lại luôn nghĩ mẹ bênh chị dâu hơn mình nên sinh ra tính đố kỵ. Cô thường hay mỉa mai, cho rằng "mẹ chỉ quý chị dâu chứ có xem em ra gì đâu" hay "gia đình chị giàu hơn nên bố mẹ trọng chị hơn em"... Ban đầu chị cố nhịn vì nghĩ em dâu tính nhạy cảm, thế nhưng áp lực cuộc sống lại thêm cô em dâu hay châm chọc khiến chị không chịu nổi cũng đáp trả lại, thế là quan hệ hai chị em trở nên căng thẳng, gia đình lúc nào cũng đầy áp lực.
Không chỉ sống chung dưới một mái nhà chị em dâu mới căng thẳng. Đến bây giờ, chị H.M. (ngụ quận Phú Nhuận, TPHCM) vẫn không quen được cảm giác ngại ngùng khi chứng kiến chị dâu K.L. thể hiện "đẳng cấp" không thể so bì mỗi lần gia đình chồng có liên hoan hay giỗ chạp. Vợ chồng chị M. đều là cán bộ nhà nước, làm hành chính nên thu nhập không thể so sánh với anh, chị đều làm vị trí quan trọng tại một ngân hàng lớn. Thế nên, mỗi lần nhà có chuyện, trong khi vợ chồng chị H.M. chỉ phụ được ít tiền sắm lễ, mua chút hoa quả thì vợ chồng anh chị gửi cả chục triệu đồng, mua toàn đồ cao cấp. "Vừa tủi thân vì thấy điều kiện hai vợ chồng thua kém nhiều, vừa áp lực vì cảm giác bị coi thường khi đồ mình mua thường bị tống ra một góc", chị H.M. nhớ lại.
Tâm sự của chị H.M. được nhiều người chia sẻ. Có chị cho biết, trường hợp của chị là em dâu. Điều kiện kinh tế khá hơn nhiều nên cứ mỗi lần gặp, không hiểu vô tình hay cố ý, cô em dâu lại khoe hết quần áo, đến mỹ phẩm, trang sức... Thậm chí có lần tết, vợ chồng cô chú ghé thăm nhà chị, trong khi hai anh em ruột đang vui vẻ đối ẩm thì cô em dâu lại liếc ngang liếc dọc, chê ỏng chê eo kiểu "Cái máy giặt nhà chị cũ thế này còn dùng à, giờ mua cái máy mới rẻ không mà"...
Thế nhưng, nếu với một số người, của cải vật chất không hẳn quá quan trọng thì lại có một sự ganh đua khác rất nặng nề, đó là ganh đua trong việc nuôi dạy con cái. Bất cứ ông bố bà mẹ nào đều mong con của mình khỏe mạnh, giỏi giang. Tuy nhiên, khi trong gia đình có hơn một bà mẹ, mâu thuẫn về quan điểm nuôi dạy con cái, sự ngấm ngầm đua tranh thành tích của con cái là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đứa trẻ còn nhỏ, chị em dâu sẽ ra sức thể hiện bản thân trong cuộc đua cho con ăn, cho con ngủ...
Khi đứa trẻ đến tuổi đến trường, chị em dâu lại bắt đầu cuộc đua thành tích của con. Cuộc đua nào cũng đều khốc liệt và có tính "sát thương" lòng tự ái rất cao. Người hơn thì đắc chí, mừng thầm; người kém thì hậm hực, bực tức. Chưa kể người trong cuộc phải đối diện với tâm trạng ức chế khi bị lôi ra để so sánh theo kiểu: Cùng là chăm con mà sao chị dâu/em dâu con lại làm khéo thế, nhàn thế mà con vẫn ngoan, khỏe.
Để chị em dâu hòa thuận
Chị H.M. kể lại, mâu thuẫn hai chị em dâu "ác liệt" đến mức từ ngấm ngầm chuyển thành bán công khai. Chỉ khổ nhất hai ông chồng, anh em họ vốn hòa thuận, chẳng có trục trặc gì, nay bị hai bà vợ kéo vào cuộc chiến, đâm ra nhiều lúc cũng khó xử. May sao, bố mẹ chồng nhận thấy sự va chạm của các cô con dâu nên đã có cách xử lý khéo léo. Chuyện đóng góp cho việc gia đình, ông bà phân chia cụ thể, mỗi nhà lo một việc, phù hợp với khả năng và năng lực của mỗi nhà. Mẹ chồng chị còn gọi cả hai cô con dâu lại tâm sự, bà bảo, bố mẹ chỉ có hai đứa con trai, sau này khi bố mẹ không còn, hai anh em và dĩ nhiên là cả hai con dâu phải cùng sống với nhau nên phải hiểu và thương yêu nhau, đừng để bố mẹ buồn.
Trong mối quan hệ gia đình, có thể nói chị em dâu có khoảng cách xa hơn cả. Nếu các anh em rể (hay còn gọi là cột chèo, đồng hao) thường tỏ ra thân thiết thì chị em dâu chẳng mấy khi hòa thuận. Chị em dâu thường bất hòa do nhiều nguyên nhân như sự khác biệt về địa vị xã hội, lợi ích kinh tế, giáo dục con cái, phân công công việc trong gia đình... Về cơ bản, giữa họ không có quan hệ ràng buộc, chỉ khách quan tình cờ mà sống bên cạnh nhau. Về mặt quản lý gia đình, mỗi người có cách riêng của mình; về mặt tài chính, mỗi người có ngân quỹ riêng. Ngoài ra, bản năng người phụ nữ thường hướng đến chăm lo vun vén cho gia đình nhỏ mà ít quan tâm đến gia đình lớn.
Chính vì vậy, khi tư vấn giải pháp để hóa giải mâu thuẫn chị em dâu, các chuyên gia tư vấn đều hướng đến việc xây dựng một mục tiêu chung giữa các chị em dâu. Mà mục tiêu dễ thấy nhất là chăm lo, phụng dưỡng bố mẹ chồng. Trong thực tế, chuyện các con trai đóng góp nuôi dưỡng, giúp đỡ cha mẹ về mặt vật chất thường khiến các cô con dâu nảy sinh tư tưởng tị nạnh (chẳng hạn khi hưởng phần chia từ cha mẹ thì ta ít người nhiều, khi đóng góp thì ta nhiều người ít). Dù là anh em ruột, điều kiện kinh tế của mỗi người cũng khác nhau, vì thế trong chuyện đóng góp nuôi dưỡng cha mẹ già không thể áp dụng nguyên tắc quân bình; ai có nhiều đóng nhiều, ai có ít đóng góp ít, quan trọng nhất là tình cảm hiếu kính và có ý thức trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
Mâu thuẫn có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, ngay cả giữa anh chị em ruột, giữa chị em dâu càng dễ xảy ra, vì hoàn cảnh gia đình khác nhau, nền tảng giáo dục cũng có sự khác biệt, tính cách mỗi người cũng khác nhau. Để tránh xảy ra mâu thuẫn, việc cần thiết là thông cảm, nhường nhịn, bình đẳng, thân mật, tôn trọng, quan tâm giúp đỡ nhau, tin tưởng và thông cảm lẫn nhau..., đó là những tiêu chí vàng trong mối quan hệ chị em dâu. Từ đó, xây dựng một mối quan hệ thân thiết giữa các chị em dâu, dù có thể không đến mức như chị em ruột nhưng hoàn toàn có thể như những người bạn, góp phần mang đến một gia đình lớn hạnh phúc.
THANH HƯƠNG
Theo sggp.org.vn
Không chịu nổi vợ thành phố, chồng bỏ về quê với dòng tin nhắn bất ngờ Nghe tiếng chuông cổng, mẹ chồng Thư vội vã chạy mở cổng, quên cả việc xỏ dép. Cổng mở, Thư phi tọt chiếc xe máy vào bên trong, quên cả việc chào mẹ chồng... Thư vội vã vào nhà tới mức quên cả cởi áo chống nắng và chiếc mũ bảo hiểm, cô quan sát ngôi nhà một lượt rồi gào thét: -...