Nếu karaoke, massage ở “vùng xanh” Hà Nội tự ý mở cửa, có phạt được không?
Nhiều cán bộ tại các quận, huyện ở Hà Nội chia sẻ, theo Nghị quyết 128/NĐ-CP, nếu các quán karaoke, spa, massage… ở “vùng xanh” tự ý hoạt động trở lại thì họ không có căn cứ pháp lý để xử phạt.
Không còn căn cứ vì Chỉ thị 15, 16, 19 đã hết hiệu lực?
Đến thời điểm hiện tại, Hà Nội vẫn chưa công bố lộ trình cho phép quán karaoke, massage, spa, vũ trường… hoạt động trở lại; cũng như đưa ra các tiêu chí phòng, chống dịch đi kèm các loại hình kinh doanh dịch vụ này.
Đáng chú ý, trao đổi với PV Dân trí, nhiều lãnh đạo cấp Phòng thuộc UBND các quận, huyện của Hà Nội cho biết, ở thời điểm hiện tại nếu chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, spa, massage… thuộc xã, phường “vùng xanh” tự ý mở cửa hoạt động trở lại dù thành phố chưa cho phép thì bản thân họ khó tham mưu cho cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì… không có căn cứ pháp lý để xử phạt.
Đến thời điểm hiện tại, hơn 1.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke ở Hà Nội vẫn đang “nín thở” chờ đợi thành phố công bố lộ trình được phép hoạt động trở lại (Ảnh minh họa: Hải Long).
Bởi lẽ, theo lời một cán bộ trực tiếp liên quan đến lĩnh vực này, các Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào năm 2020 đã không còn hiệu lực khi Nghị quyết 128/NĐ-CP ra đời. Trong khi đó, theo quy định của Nghị quyết 128/NĐ-CP, ở xã, phường, thị trấn “vùng xanh” sẽ không cấm bất cứ hoạt động, dịch vụ nào.
Vì vậy, nếu chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ mở cửa hoạt động, cơ quan chức năng biết thì chỉ có thể “vận động, tuyên truyền” quán tiếp tục dừng hoạt động mà không thể xử phạt.
Tương tự, khi phóng viên đề cập việc nếu các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, spa… ở “vùng xanh” quận Tây Hồ tự ý hoạt động trở lại, một lãnh đạo có trách nhiệm ở quận này thừa nhận, các loại hình dịch vụ này không bị hạn chế.
“Đến nay, quận Tây Hồ chưa thấy quán karaoke nào hoạt động trở lại nên chưa phát sinh tình huống này. Giả sử nếu họ có mở thì quận không cấm được. Nếu họ đề xuất mở cửa thì quận sẽ kiểm tra” – vị lãnh đạo này thông tin thêm.
Theo luật sư Phạm Văn Phất – Văn phòng luật sư An Phát Phạm, sau khi UBND cấp tỉnh, thành phố xác định và công bố cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như karaoke, spa, massage… ở “vùng xanh” sẽ không còn bị cấm, được phép mở cửa trở lại nhưng phải thỏa mãn các điều kiện do UBND cấp tỉnh quy định. Bởi vì, Nghị quyết 128 đã cho phép UBND cấp tỉnh đưa ra “các điều kiện cần thiết” để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
“Áp dụng với Hà Nội thì điều này có nghĩa là, để các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, massage, spa… muốn được hoạt động trở lại, ngoài việc phải ở “vùng xanh” (điều kiện cần) thì các cơ sở còn phải đáp ứng được bộ tiêu chí nào đó (điều kiện đủ) nhằm thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Vì vậy, khi thành phố chưa đưa ra bộ tiêu chí này thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao dù không còn bị cấm hoạt động thì cũng chưa thể hoạt động an toàn” – ông Phất nêu quan điểm.
Nêu quan điểm về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, cho rằng thời điểm này, mọi lệnh cấm đoán, hạn chế của địa phương trái với Nghị quyết 128 đều hết giá trị pháp lý.
Nhiều cán bộ tại các quận, huyện ở Hà Nội chia sẻ với PV Dân trí rằng, theo Nghị quyết 128/NĐ-CP, nếu các quán karaoke, spa, massage… ở “vùng xanh” tự ý hoạt động trở lại thì họ không có căn cứ pháp lý để xử phạt (Ảnh minh họa: Hải Long).
Theo luật sư Đức, quyền dân sự, trong đó có quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp chỉ có thể bị hạn chế bằng luật, chứ không được hạn chế bằng pháp lệnh, nghị định, thông tư, quyết định.
Quyền vẫn có thể bị hạn chế vì lý do sức khỏe của cộng đồng!
Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, để có thể xử phạt hành chính người dân và doanh nghiệp thì cơ quan chức năng đồng thời phải dựa trên 2 loại quy định: Thứ nhất, là có hành vi vi phạm quy định cấm, không được phép làm hoặc không làm việc gì đó mà đáng lẽ phải làm. Thứ hai, là có quy định xử phạt cụ thể các hành vi vi phạm trong các luật và nghị định.
“Nếu thiếu một trong hai vế nêu trên thì không được phép xử phạt vi phạm hành chính. Nếu vẫn xử phạt và áp dụng các biện pháp cưỡng chế là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Khi các quy định về phòng chống dịch đã bị dỡ bỏ, tức là không còn quy định cấm đoán, hạn chế thì không còn căn cứ pháp lý để xử phạt” – ông Đức nhận định.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, nếu thành phố không tuyên bố và thực hiện việc dỡ bỏ các hạn chế thì người dân vẫn có toàn quyền hoạt động theo đúng quy định của luật và Nghị quyết 128 của Chính phủ mà không phạm pháp, không bị xử phạt, xử lý (Ảnh: Nguyễn Trường).
Giám đốc Công ty Luật ANVI chia sẻ thêm, khi Nghị quyết 128 ra đời, Hà Nội chỉ có thể đưa ra các giải pháp hành chính, kinh tế, xã hội để phòng, chống dịch không trái với luật, với nghị quyết này để cho rõ ràng, minh bạch hoặc đưa ra các giải pháp để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân trở lại hoạt động bình thường.
Nếu thành phố không tuyên bố và thực hiện việc dỡ bỏ các hạn chế thì người dân vẫn có toàn quyền hoạt động theo đúng quy định của luật và Nghị quyết 128 của Chính phủ mà không phạm pháp, không bị xử phạt, xử lý.
Tuy nhiên, nêu quan điểm về việc này, luật sư Nguyễn Văn Hậu – ủy viên Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam lại khẳng định, theo Nghị quyết 128/NĐ-CP, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể xử phạt nếu các quán karaoke, spa… ở “vùng xanh” Hà Nội tự ý mở cửa khi thành phố chưa cho phép.
Bởi lẽ, ngoài việc thích ứng an toàn, linh hoạt, Nghị quyết 128 còn đưa ra tiêu chí phải kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Nếu chủ cơ sở các loại hình kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, spa… ở “vùng xanh” tự ý mở cửa thì cơ quan chức năng có thể căn cứ vào các quy định phòng, chống dịch do Bộ Y tế, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đưa ra rồi đối chiếu với các Điều, Khoản trong Nghị định 117/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để xử lý.
“Bởi lẽ, theo Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Trong khi đó, các loại hình kinh doanh dịch vụ nêu trên đã được xác định có nguy cơ lây nhiễm cao” – luật sư Hậu nêu quan điểm.
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch để các địa phương tự quyết
Mới đây, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành về việc tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường trong điều kiện bình thường mới.
Theo đó, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành căn cứ kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh theo Hướng dẫn của Bộ Y tế tại mỗi địa phương, khu vực để xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch mở cửa lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; hướng dẫn các điều kiện đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch trước khi tổ chức hoạt động trở lại dịch vụ karaoke, vũ trường.
Bên cạnh đó, cần yêu cầu các chủ cơ sở kinh doanh tuân thủ nghiêm hướng dẫn của địa phương về các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch lây nhiễm Covid-19 tại khu vực cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường (khử khuẩn, thông khí…). Đối với người tham gia dịch vụ cần thực hiện nghiêm 5K, tiêm phòng vắc xin đủ liều, không cung dịch vụ cho người đang có triệu chứng mắc Covid-19 (ho, sốt…).
Bộ VH-TT&DL cũng đề nghị các địa phương tổ chức triển khai phương án kiểm tra, rà soát các biện pháp vệ sinh, phòng, chống lây nhiễm tại khu vực cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường; xây dựng kế hoạch dự phòng với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trong khu vực cung cấp dịch vụ để khoanh vùng gọn, không để lây lan ra cộng đồng (nếu ghi nhận ổ dịch).
Đồng Nai cho karaoke, vũ trường, massage, spa hoạt động trở lại từ 28.1
Từ 0 giờ 28.1, Đồng Nai cho phép karaoke, vũ trường spa, massage, bar, trò chơi điện tử... được hoạt động nhưng chỉ 50% công suất.
Tối 27.1, UBND tỉnh Đồng Nai ra văn bản cho phép karaoke, vũ trường, spa, massage, quán bar, trò chơi điện tử... được hoạt động 50% công suất từ 0 giờ 28.1.
Đồng Nai cho karaoke, bar, vũ trường massage hoạt động từ 28.1. ẢNH: LÊ NAM
Các hoạt động tập trung đông người như tổ chức sự kiện, đám tang, đám cưới; các hoạt động tôn giáo; rạp chiếu phim, khách sạn, nhà nghỉ, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể thao... cũng không hạn chế số lượng người.
Khuyến cáo người dân chưa tiêm đủ liều vắc xin cơ bản chỉ tham gia lưu thông khi thật sự cần thiết như chăm sóc sức khỏe khẩn cấp, thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp đặc biệt khác.
Hạn chế việc đi lại của người dân đến/về từ vùng dịch ở cấp độ 4 hoặc địa phương (cấp xã) có ca nhiễm biến chủng Omicron tại cộng đồng.
Đối với hoạt động giáo dục, sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, từ ngày 7 - 12.2 (mùng 7 - 12 Tết) các trường tiếp tục duy trì học trực tuyến, mục đích là để có thêm 1 tuần theo dõi tình hình. Đến 14.2 (14 Tết) trở đi tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh, học viên, sinh viên các trường đi học trực tiếp.
Bản tin Covid-19 ngày 27.1 Cả nước thêm 15.727 ca Đề nghị không ngăn sông cấm chợ dịp tết
Theo đánh giá cấp độ dịch, hiện Đồng Nai được xác định là cấp độ 1 nguy cơ thấp (vùng xanh). Về tình hình tiêm vắc xin Covid-19, tỉnh đã tiêm tổng cộng hơn 6 triệu liều. Cụ thể 103 % tiêm mũi 1; 99,4% tiêm mũi 2; mũi 3 đạt tỷ lệ 17,6%. Đồng Nai cũng bao phủ vắc xin cho nhóm tuổi từ 12-17.
Trước đó, từ 10.1 TP.HCM (địa phương giáp Đồng Nai) đã cho phép các hoạt động vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép hoạt động trở lại.
TPHCM lại đóng cửa karaoke, vũ trường, massage sau một ngày mở lại Do tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, UBND TPHCM yêu cầu tạm ngừng hoạt động karaoke, vũ trường, massage, spa, quán bar, cho đến khi có thông báo mới. Ngày 18/11, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đã ký văn bản gửi các sở, ngành, quận, huyện, tổ chức, cá nhân trên...