Nếu Iraq rơi vào hỗn loạn, Iran có thể nắm lấy cơ hội kiểm soát?
Bạo lực trong các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Iraq vài ngày qua đã khiến 73 người chết, mở đường cho sự hỗn loạn quay trở lại.
Người ta cũng thấy rằng, quân đội Iran đang tập trung ở khu vực biên giới và có người đặt câu hỏi, liệu có khả năng họ sẽ chiếm Thủ đô Baghdad?
Các cuộc biểu tình bạo động ở Iraq từ đầu tuần đến nay đã khiến 73 người thiệt mạng
Trên hết, tham vọng của Iran ở Iraq đã có từ lâu. Iran coi quốc gia Ảrập này là sự mở rộng về địa lý, tôn giáo của họ và sẽ là phần thưởng lớn hơn cả Syria, Lebanon và Yemen cộng lại. Iran cũng bị cáo buộc đã can thiệp khiến tình hình hỗn loạn ở 3 quốc gia nói trên gia tăng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Mỹ coi Iraq là một quốc gia quan trọng về chiến lược nhưng không có ý định tham chiến nên có sự hiện diện quân sự ở Iraq rất hạn chế. Iran đặt mục tiêu sử dụng Iraq làm đòn bẩy để gây áp lực lên Washington và khu vực, nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ, bên cạnh việc sử dụng các nguồn tài nguyên dầu mỏ của Iraq để tài trợ cho thâm hụt ngân sách của Iran.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump không muốn hủy hoại cơ hội giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử vào năm 2020 nên tránh mâu thuẫn với Iran. Người Nga vẫn duy trì quan hệ tốt với Iran. Và hầu hết các cường quốc khu vực, như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi đang bị vướng vào các mối quan tâm riêng nên cũng tránh đối đầu với Iran.
Nhưng liệu Tehran có dám thực hiện động thái tận dụng cơ hội kiểm soát Iraq? Họ sẽ phải cân nhắc kỹ bởi hành động này có thể trở thành vấn đề quốc tế bất lợi. Tuy vậy, có lẽ Iran muốn phá hủy hệ thống chính trị của Iraq. Trong trường hợp Chính phủ của Tổng thống Adel Abdul Mahdi từ chức, người Iran có thể tin tưởng vào đa số phiếu ủng hộ từ các nghị sỹ Quốc hội Iraq.
Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến biểu tình bạo động ở Iraq hiện nay còn do nhiều yếu tố khác. Chính quyền Iraq đã không bảo đảm cho người dân an ninh cùng mức sống tối thiểu. Thay vào đó, một số giáo sĩ và gia tộc đã lợi dụng các thể chế dân chủ để mở rộng sự thống trị của họ. Các cuộc biểu tình tự phát hiện nay có thể tạo cơ hội cho các lực lượng đang chờ để giành lấy quyền lực và làn sóng bất ổn mới có thể xảy ra
Theo anninhthudo
Anh thả tàu chở dầu Iran bất chấp Mỹ ngăn cản
Quyết định thả tàu chở dầu Iran của Gibraltar được đưa ra bất chấp những nỗ lực ngăn chặn từ chính quyền Washington.
Tàu dầu Grace 1 của Iran
Tòa án tối cao vùng lãnh thổ Gibraltar ngày 15/8 ra phán quyết thả tàu MT Grace 1 treo cờ Panama chở dầu cho Iran vì không tìm được bằng chứng tàu này phạm luật. Ngoài ra, thuyền trưởng cùng thủy thủ đoàn cũng đã được trả tự do.
Ông Anthony Dudley, Chánh án tòa án tối cao Gibraltar thông báo: "Iran đã chứng minh bằng văn bản rằng đích đến của tàu Grace 1 không phải là nước bị Liên minh châu Âu (EU) áp lệnh trừng phạt. Không còn cơ sở nào cho thấy việc tạm giữ con tàu là hợp lý".
Hãng CNN đưa tin, việc thả tàu Grace 1 diễn ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp Mỹ tức tốc gửi văn bản yêu cầu Gibraltar nên tiếp tục giữ tàu dầu. Tuy nhiên, Gibraltar nhấn mạnh, việc thả tàu dầu là quyết định chủ quyền.
Trước đó, tàu chở dầu Grace 1 của Iran đã bị Hải quân Anh bắt giữ vào đầu tháng 7 do nghi ngờ con tàu vi phạm các lệnh trừng phạt của EU đối với Syria. Thuyền trưởng cùng các thành viên thủy thủ đoàn cũng đã bị cảnh sát bắt giữ để phục vụ công tác điều tra.
Sau đó, vào ngày 19/7, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero của Anh tại Eo biển Hormuz, hành động được cho là nhằm đáp trả việc Anh giam giữ tàu chở dầu Grace 1 của quốc gia này.
Bình An
CNN
Theo petrotimes
Đại chiến Syria: Quân đội ra đòn tấn công, bắn tan xác tên lửa Theo đài truyền hình nhà nước Syria, các hệ thống phòng không Syria đã phá hủy một tên lửa của đối phương vào đầu ngày thứ Sáu trên bầu trời thành phố Masyaf thuộc tỉnh Hama. Đại chiến Syria chưa có dấu hiệu kết thúc. Cho đến nay không có báo cáo về thiệt hại hoặc thương vong. Hôm thứ Năm, quân đội...