Nếu Hàn Quốc có kim chi nổi tiếng thế giới thì Việt Nam cũng tự hào không kém với món này
Món dưa muối của Việt Nam, nếu để ý cũng sẽ thấy sự cầu kì, đặc sắc không kém gì kim chi trên nhiều phương diện.
Ở Hàn Quốc, kim chi nổi tiếng đến không tưởng, được người dân xứ này “o bế” và “mê muội” trên diện rộng. Người Hàn tiêu thụ hơn 1,6 triệu tấn kim chi một năm. Họ có hẳn một viện nghiên cứu kim chi và các món ăn lên men ở tỉnh Gwangju, một bảo tàng kim chi ngay tại thủ đô Seoul và các lễ hội vinh danh kim chi được chính phủ tài trợ. Thậm chí, họ còn bỏ ra không biết bao nhiêu tiền của chỉ để nghiên cứu cách mang kim chi lên tàu vũ trụ cùng phi hành gia người Hàn.
“Nếu con dân Đại Hàn đi vào vũ trụ, kim chi nhất định phải đi cùng”. Trưởng viện nghiên cứu ẩm thực Hàn Quốc đã từng khẳng định như vậy, đủ hiểu tầm quan trọng của kim chi với dân tộc này. Có lẽ từ đây mà kim chi được biết đến như “quốc thực” của Hàn Quốc.
Cùng với độ khuếch tán văn hoá Hàn sang nước ngoài thì kim chi cũng được “thơm lây” theo các văn hoá phim ảnh, âm nhạc và thần tượng. Các trang báo nước ngoài không ngừng dành những lời khen có cánh cho kim chi về hương vị độc đáo của món rau lên men, cùng với cách chuẩn bị kỳ công và vô số những lợi ích về sức khoẻ.
Để có được một lọ kim chi ngon thì người ta phải trải qua rất nhiều công đoạn như ngâm muối rửa củ cải, bắp cải, sau đó làm sốt, lật từng lá để bôi nước sốt, rồi lại xếp từng lá để hương vị có thể ngấm đều. Một lọ kim chi bình thường ở ngoài hàng ăn có thể tốn từ vài ngày đến vài tháng để làm nên, tính luôn thời gian ủ. Người Hàn xem việc làm kim chi như một loại hình nghệ thuật, người nghệ nhân phải làm sao để các loại gia vị khi đem ủ sẽ hoà quyện với nhau tạo nên hương vị nhất quán.
Có thể nói, kim chi là món ăn đã áp dụng nhuần nhuyễn kỹ thuật lên men thực phẩm, mang tính “đa năng” và gần gũi khi là món ăn kèm gần như hoàn hảo cho bất kì loại thức ăn nào. Không những thế, kim chi còn đóng vai trò điều hoà và cân bằng dinh dưỡng cho các món ăn khác. Với tất cả những giá trị này, kim chi đã chiếm được rất nhiều sự yêu quý của không chỉ người Hàn mà nhiều bạn bè quốc tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu xét dựa theo những tiêu chí trên, thì Việt Nam ta cũng có những loại dưa muối cũng đặc sắc, tinh tế không kém, nếu không muốn nói là có phần còn cầu kì hơn.
Nếu bạn đã bao giờ làm dưa cải muối cho ngày Tết, hẳn sẽ “thấm” được sự cực nhọc chẳng khác chi quá trình làm kim chi kiểu Hàn. Lọ dưa muối trong góc nhà mà bình thường chúng ta chẳng thèm để ý ấy, thực ra chất chứa biết bao nhiêu tinh hoa và công sức tỉ mỉ đấy.
Trong khi ở Hàn có đa dạng các loại kim chi khác nhau như kim chi củ cải, kim chi lá mè, kim chi cải thảo, kim chi ngưu bàng… thì các loại cải muối ở Việt Nam cũng phong phú chẳng kém. Cụ thể, chỉ trong một mùa Tết, ra chợ cũng đếm được không biết bao nhiêu các loại cải muối như dưa cải, dưa giá đỗ, củ kiệu, cà pháo, dưa chuột, quả sung, xơ mít… Khác với người Hàn hầu như chỉ ăn một loại kim chi thường xuyên, người Việt Nam ăn nhiều loại khác nhau tuỳ theo món ăn.
Nếu như ở Hàn, kim chi như chiếc áo ai mặc cũng vừa thì ở Việt Nam, các loại dưa cải muối khác nhau sẽ “kén” món ăn khác nhau. Nguyên liệu làm các món dưa muối của Việt Nam dù có phần tương tự nhưng không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ như cà pháo có thể thêm tỏi, thêm ớt, thêm nước mắm… trong khi bắp cải muối hầu như chỉ có ít rau răm. Có thể thấy người Việt thực sự rất để tâm đến sự khác biệt về hương vị và kết cấu của từng loại rau củ. Chính vì vậy mà “ngoại hình” của các món dưa muối Việt Nam hầu như không ai giống ai. Trong khi mọi loại kim chi Hàn Quốc đều có màu đỏ đặc trưng của bột ớt thì cải muối của Việt Nam lại vẫn giữ được màu sắc và hình dáng gần như tự nhiên.
Nhiều người nghĩ rằng dưa muối ở Việt Nam đơn giản, điều này đúng với những người rất giỏi và có thâm niên, hoặc những người không có yêu cầu cao với các món dưa. Cứ lấy dưa giá đỗ làm ví dụ, ai cũng có thể trộn, ngâm các loại dưa với nhau. Song làm sao để giá đỗ sống mất đi mùi hăng, tanh tự nhiên mà vẫn giữ được sắc trắng muốt không ngả màu cùng kết cấu giòn giòn, thì không phải ai cũng làm được đâu.
Làm dưa giá thì dễ, làm sao cho không hăng mà vẫn giữ được vị giòn cùng màu trắng mới khó!
Đối với kimchi, nhiều người có thói quen thử trước khi đem ủ, nếu vừa miệng thì thành quả kim chi sau khi ủ sẽ vừa miệng hiếm khi sai lệch. Còn đối với dưa cải muối Việt Nam, thậm chí đến cả những người lành nghề đều phải “nơm nớp” lo lắng không biết thành phẩm ra thế nào. Bởi vì chỉ cần một vài biến số nho nhỏ, như hôm đấy đóng nắp, chèn giấy không kỹ, hoặc tay rửa không được sạch, còn dính tí tẹo nguyên liệu khác, thì cả lọ dưa muối sẽ “lãnh hậu quả” ngay.
Có thể thấy, dưa muối Việt Nam cầu kì và yêu cầu cao chẳng kém kim chi Hàn Quốc, thậm chí còn có phần hơn. Hai trường phái dưa cải muối khác nhau của Việt Nam và Hàn Quốc đều có những điểm đặc sắc riêng khó có thể so sánh. Tuy nhiên, thông qua bài viết này, mình vẫn hi vọng chúng ta với tư cách là thế hệ trẻ Việt Nam, có thể hiểu biết hơn về các nét đẹp của quê hương, để rồi tự hào rằng dân tộc mình cũng có những nét văn hoá tinh tế đáng tự hào chẳng thua ai.
Mong là từ đây về sau, bạn sẽ nhìn lọ dưa muối trong góc nhà bằng một ánh mắt thật khác nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Xe xôi 20 năm 'không ngủ' ở Sài Gòn bán 500 hộp mỗi ngày
Góc xôi nhỏ xíu của bà Liên ở chợ Tân Mỹ, quận 7 mở bán từ 15h hôm trước đến 10h sáng hôm sau.
Năm nay 58 tuổi, bà Liên đã có gần 20 năm kinh nghiệm nấu và bán xôi. Hàng xôi có gần 10 món, được chế biến theo bí quyết riêng của gia đình và hút khách bởi hương vị không lẫn vào đâu.
Hàng xôi của bà Liên có nhiều món cho khách lựa chọn. Ảnh: Di Vỹ.
Cứ xế chiều, tầm 15h, người dân sống quanh khu chợ Tân Mỹ lại bắt gặp hình ảnh quen thuộc của bà Liên tất bật với chiếc xe đẩy, bên trên là những nồi xôi dẻo thơm, khói tỏa nghi ngút cùng các món ăn kèm được trưng bày hấp dẫn.
Bà Liên kể, ngày trước, mẹ chồng bà cũng bán xôi ở khu vực cầu chữ Y, quận 8. Mỗi ngày nhìn thấy mẹ chồng thức dậy sớm để chuẩn bị buôn bán khiến bà cảm thấy yêu công việc này từ khi nào không biết.
Các bước để cho ra một nồi xôi ngon và cách nêm nếm cho món gà đều được mẹ chồng chỉ dạy cho bà Liên. "Sau này, tôi tiếp tục làm ra thêm nhiều đồ ăn kèm như hành phi, kim chi, trứng cút chiên, hạt mè...", chủ xe xôi nói.
Năm 2005, xe xôi chuyển từ quận 8 về địa chỉ trên đường Tân Mỹ, quận 7 sau khi gia đình bà Liên xảy ra biến cố. Từ đó đến nay cũng đã hơn 13 năm.
Quán bà Liên không biển hiệu, không thực đơn hay chỗ ngồi nhưng khách vẫn tìm đến đông. "Trung bình một ngày tôi bán gần 500 hộp. Số lượng bán ra còn tùy vào chuyện nắng mưa của ông trời", bà chia sẻ. Cũng nhờ hộp xôi "góc tư đùi gà" mà 6 người con của bà đều được học hành đến nơi đến chốn.
Buổi tối, con gái bà Liên sẽ thay bà bán xôi. Ảnh: Di Vỹ.
Bà Liên thường dọn hàng cùng con út rồi bán đến khoảng 20h thì nghỉ để hôm sau dậy sớm chuẩn bị tiếp cho những mẻ xôi tiếp theo. Con gái út của bà sẽ tiếp tục đứng bán đến hôm sau. Cứ như vậy, công việc luân phiên san sẻ suốt nhiều năm qua.
Mỗi phần xôi tại địa chỉ này có giá dao động từ 15.000 đến 60.000 đồng tùy theo yêu cầu của khách. Ngoài xôi gà, quán còn có xôi đậu, xôi gấc, xôi nếp than... Các món này đều nhanh hết hàng.
Khi có khách, chủ hàng sẽ nhanh tay múc xôi vào hộp rồi gắp các loại đồ ăn kèm mỗi thứ một ít xếp lên trên: thịt gà xé, da gà chiên giòn, kim chi, chả lụa, lạp xưởng, trứng cút chiên, chà bông. Sau đó, thứ được cho vào cuối cùng cũng là điều khiến nhiều khách yêu thích là thứ nước sốt được làm công phu, vị vừa vặn.
"Biết tôi là dân lao động chân tay nên lúc nào bà chủ cũng múc nhiều xôi một chút, ăn là no đến bữa cơm tiếp theo", anh Hoàng, một khách quen, cho biết. Còn chị Tâm đã ăn xôi tại đây được gần năm nay thì lại đặc biệt thích món xôi "góc tư đùi gà".
"Lần nào tôi cũng gọi hộp đặc biệt với một góc tư đùi gà. Suất ăn đầy đặn, gà chiên giòn, rất hợp khẩu vị của tôi. Tuy giá có đắt hơn so với mặt bằng chung nhưng vẫn xứng đáng", chị Tâm nói.
Thịt gà xé và da gà chiên giòn là món được nhiều khách ưa thích. Ảnh: Di Vỹ.
Di Vỹ
Theo Vnexpress
Mâm cơm ngày Tết Âm lịch của các nước có gì khác biệt Vào dịp Tết Âm lịch, trong khi mâm cúng tổ tiên của người Hàn Quốc phải chuẩn bị đầy đủ 20 đĩa thức ăn thì bữa tiệc ở Mông Cổ chỉ có 2 món chính. Hàn Quốc: Ẩm thực xứ kim chi có rất nhiều món ăn đẹp mắt và tinh tế. Do đó, mâm cỗ cúng đêm giao thừa của người Hàn...