Nếu giành chiến thắng, ông Biden sẽ không ‘nương tay’ với Thổ Nhĩ Kỳ
Mối quan hệ đồng minh Mỹ – Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ toàn diện khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày càng tới gần.
Theo tờ Svenska Dagbladet (SvD) của Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ coi chiến thắng tiềm năng của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử Mỹ là một “mối đe dọa hiện hữu”, vì ông Biden không giống như Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, ông không thể tự hào về mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và cũng chỉ trích các chính sách của Ankara.
“Ông Biden sẽ thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Hy Lạp và cũng tích cực lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào công việc của các nước khác”, SvD nhận định.
Quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhưng Tổng thống Trump lại thích đồng nghiệp Recep Tayyip Erdogan. “Tôi khá thân với ông Erdogan, mặc dù nhiều người cho rằng tôi không nên có một mối quan hệ như vậy, bởi vì mọi người đều nói: Erdogan là một người tồi tệ. Nhưng, bạn biết đấy, tôi có thể làm được”, SvD trích lời của nhà lãnh đạo Mỹ.
Nếu giành chiến thắng, ông Biden sẽ không ‘nương tay’ với Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Reuters)
Trước đó, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vốn không ưa cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama vì quyết định hợp tác với người Kurd ở Syria trong cuộc chiến chống lại tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS).
Sau cuộc bầu cử năm 2015, khi đảng của ông Erdogan mất đa số nghị viện và Đảng Dân chủ Nhân dân người Kurd đạt được thành công đáng kể, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã kết thúc các cuộc đàm phán hòa bình với Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) và phát động cuộc chiến chống lại đảng này với mục đích tiêu diệt khủng bố. Đồng thời, ông Erdogan liên minh với đảng Phong trào dân tộc (MHP), đặt cược vào một chính sách hiếu chiến.
Trong khi đó, sau cuộc đảo chính thất bại vào năm 2016, ông Erdogan cũng phát động một cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận và thực hiện các cuộc thanh trừng lớn trong giới quân sự và quan chức, đàn áp tất cả những người chỉ trích ông cũng như thay thế họ bằng những người trung thành. Do đó, quân đội, vốn từng chống lại các hoạt động quá phù phiếm ở nước ngoài, đã trở thành công cụ phục tùng nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo SvD, điều này dẫn đến thực tế là chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ mà cách đây 10 năm có thể được mô tả bằng cụm từ “không có vấn đề gì với các nước láng giềng”, giờ đã bao gồm hành động quân sự ở một số quốc gia. Hiện tại, binh lính Thổ Nhĩ Kỳ đang hiện diện ở Syria, Iraq, Síp, Đông Địa Trung Hải, Libya, Qatar và Somalia. Ngoài ra, còn có các cựu phiến quân Syria bảo vệ lợi ích của Ankara ở Libya và Azerbaijan với tư cách lính đánh thuê.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump dường như không có bất cứ điều gì chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, vào năm 2019, chính ông Trump là người cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào lãnh thổ Đông Bắc Syria, nơi do đồng minh của Mỹ kiểm soát trong cuộc chiến chống IS – người Kurd.
Video đang HOT
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga cũng không làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ – Mỹ. Mặc dù Quốc hội Mỹ đã cố gắng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ankara liên quan đến thỏa thuận này, nhưng nhà lãnh đạo Mỹ đã phản đối động thái này, cho dù đích thân ông đã ký dự luật về các biện pháp trừng phạt đối với những người mua vũ khí của Nga.
Nhưng nếu ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ, động lực của quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ có thể thay đổi đáng kể. Trước đó, ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ đã nhận được rất nhiều sự chú ý của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi chỉ trích sự cai trị độc đoán của Tổng thống Erdogan và các hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải.
“Ông Joe Biden rất quan tâm đến cuộc xung đột ở Síp, bắt đầu từ cuộc xâm lược của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1974. Năm 2014, trong nhiệm kỳ phó tổng thống, ông Biden đã đến thăm hòn đảo này để cố gắng thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa các bên. Ngoài ra, ứng cử viên tổng thống đã củng cố mối quan hệ chặt chẽ với Hy Lạp, và tuyên bố rằng ông sẽ tăng cường quan hệ với Athens nếu giành chiến thắng. Trong các tuyên bố, ông Biden cũng nói rằng ông sẽ phản ứng với hành vi “trái với luật pháp quốc tế” của Ankara”, SvD viết.
Theo đó, thái độ này đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại. Tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ đã mô tả ông Biden là “một mối đe dọa hiện hữu”. Hơn nữa, khi cuộc bầu cử tổng thống đến gần, vị thế của ông Biden bắt đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến đường lối chính trị của Mỹ. Cụ thể, vào tuần trước, ông Biden đã chỉ trích cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ đối với xung đột Nagorno-Karabakh và cáo buộc chính quyền Trump bị động trước tình hình giao tranh căng thẳng. Đồng thời chỉ ra rằng nước này nên đứng ngoài cuộc xung đột. Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng chỉ trích sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh có thể dẫn đến gia tăng rủi ro cho khu vực.
SvD cho rằng, có thể đây là sự kiên nhẫn của Mỹ đối với chủ nghĩa bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ sắp bùng phát, nhưng Ankara không quá lo lắng. Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã cử tàu nghiên cứu Oruc Reis đến vùng biển tranh chấp phía gần đảo Meis (mà phía Hy Lạp gọi là Kastellorizo) ở Đông Địa Trung Hải để tìm kiếm khí đốt. Ngoài ra, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã thử nghiệm S-400 của Nga.
Trước đó, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Menendez đại diện cho bang New Jersey cho biết: “Tình bạn của ông Trump với Erdogan là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ”. “Câu hỏi duy nhất là mối đe dọa này sẽ tồn tại trong bao lâu”, tờ báo của Thụy Điển đặt câu hỏi.
Nga-Syria "đánh hội đồng" ở Idlib, số phận Thổ Nhĩ Kỳ sắp "bi thảm"?
Các nhà phân tích dự đoán sẽ có thêm nhiều căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib buộc phải rời đi trong tương lai gần nếu không muốn đụng độ với quân đội Syria.
Đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trên đường rời Morek.
Thổ Nhĩ Kỳ rời bỏ căn cứ lớn nhất
Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu rút khỏi căn cứ lớn nhất ở tỉnh Idlib, đông bắc Syria hôm 20/10, theo Đài quan sát Nhân quyền Syria. Báo cáo cho biết, các đoàn xe chở quân nhân và thiết bị đã rời căn cứ Morek, một trong 12 trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập trong khu vực để giám sát lệnh ngừng bắn mong manh trong cuộc xung đột kéo dài 9 năm qua.
Vào năm 2019, căn cứ Morek đã bị bao vây bởi các lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad do Nga hậu thuẫn. Theo Reuters, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang củng cố sự hiện diện tại các trạm quan sát còn lại trong khu vực, mặc dù các nhà phân tích dự đoán sẽ có thêm nhiều căn cứ rời đi trong tương lai gần.
Oytun Orhan, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông ở Ankara, cho biết căn cứ Morek cùng với một số trạm quan sát khác của Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập vào năm 2018 đã không còn phục vụ mục đích ban đầu là giám sát các hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn sau khi chính quyền Assad giành được lãnh thổ và cô lập nơi đây.
"Nga và Syria đang cố gắng đẩy Thổ Nhĩ Kỳ lên phía Bắc hoặc ít nhất là loại bỏ các trạm quan sát này. Người ta hiểu rằng hai bên đã đạt được một thỏa thuận trong đó Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rời bỏ 4 trạm quan sát", Orhan nói với Al-Monitor.
"Điều này không tạo ra sự thay đổi quan trọng trên thực địa. Không có sự suy giảm nào về số lượng quân lực Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, có sự gia tăng triển khai quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực, vì vậy không có khả năng nước này sẽ rút lui".
Idlib vẫn là một trong những khu vực cuối cùng do phiến quân nắm giữ ở Syria, nơi các nhóm đối lập được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tiếp tục hoạt động, mặc dù giao tranh đã phần lớn lắng xuống sau lệnh ngừng bắn do Nga-Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian được thiết lập vào ngày 5/3.
Theo thỏa thuận ngừng bắn, các lực lượng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo ra một hành lang an ninh trên cả hai bên của đường cao tốc M4 và hai quân đội đã đồng ý tổ chức các cuộc tuần tra chung trên đường, mặc dù các cuộc tuần tra thực tế đã liên tục bị trì hoãn.
Khoảng 10.000 đến 15.000 quân Thổ Nhĩ Kỳ được bố trí tại khu vực Idlib, nơi Ankara cam kết giải giáp các tay súng nổi dậy liên kết với lực lượng dân quân cực đoan vẫn còn ở trong khu vực.
Theo báo cáo của truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, các đoàn xe chở thiết bị quân sự vẫn tiếp tục hỗ trợ các vị trí của Ankara ở Idlib, nhưng chuyên gia Orhan lưu ý rằng các nỗ lực tăng cường sức mạnh cho các trạm quan sát bị quân đội Syria bao vây có thể trở nên phức tạp hơn trong những tháng gần đây.
Diễn biến mới này diễn ra sau khi các phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hội đàm vào tháng 9 về các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Idlib và Libya, nơi hai nước ủng hộ các bên đối lập. Các quan chức Nga được cho là đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi một số trạm quan sát ở Idlib trong các cuộc đàm phán.
Ozgur Unluhisarcikli, Giám đốc Quỹ Marshall của Đức ở Ankara, cho biết việc Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi Morek có thể là một nỗ lực nhằm bảo vệ các lực lượng quân sự trong trường hợp xảy ra các cuộc đụng độ mới với quân đội Syria.
"Đây là một dấu hiệu cho thấy, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang suy yếu hơn nữa ở Syria", Unluhisarcikli nói với Al-Monitor.
Áp lực từ châu Âu
Áp lực buộc rời khỏi Syria đang tăng lên đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Áp lực ngoại giao đối với sự can dự của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria cũng đã tăng lên ở châu Âu.
Vào tháng 8, 68 thành viên của Nghị viện châu Âu đã kêu gọi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng ủy nhiệm "chấm dứt việc chiếm đóng bất hợp pháp" ở miền Bắc Syria và rút lui khỏi khu vực trong một lá thư được trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Các bên ký kết yêu cầu Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt "hỗ trợ chính trị, kinh tế và quân sự cho tất cả các nhóm" tham gia vào "các vi phạm nhân quyền có hệ thống" được nêu trong báo cáo.
Sau đó, vào ngày 13/10, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu lên án tuyên bố của người đồng cấp Thụy Điển Ann Linde, người cũng ám chỉ Thổ Nhĩ Kỳ nên rút khỏi các khu vực ở miền Bắc Syria.
Trong khi đó, các hoạt động chống khủng bố của Mỹ vẫn tiếp tục ở Idlib, nơi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã giết chết hai đầu sỏ al-Qaeda vào ngày 16/10 gần thị trấn Arab Sa'id. Vào tháng 10/2019, một chiến dịch quân sự của Mỹ ở Idlib đã tiêu diệt thủ lĩnh khủng bố IS Abu Bakr al-Baghdadi.
Theo Liên Hợp Quốc, có khoảng 4 triệu người sống ở tây bắc Syria, 2,7 triệu người trong số đó đã phải di dời do hậu quả của cuộc xung đột.
Armenia tấn công tên lửa đạn đạo 10 mục tiêu chiến lược của Azerbaijan Quân đội Armenia ngày 20-10 đã sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công cùng lúc 10 cơ sở quân sự chiến lược của lực lượng vũ trang Azerbaijan. 10 cơ sở quân sự chiến lược của Azerbaijan trở thành mục tiêu trong cuộc tấn công của Armenia, ngày 20-10-2020 Theo đó, lực lượng vũ trang Armenia đã sử dụng hệ thống Elbrus...