“Nếu đưa ra hình thức tự nguyện thì rất khó thực hiện!”
“Khi chúng tôi họp với thường trực Hội Cha mẹ học sinh, nếu đưa ra hình thức tự nguyện thì rất khó thực hiện. Hội Cha mẹ học sinh đưa ra mức thu trên là đáp ứng ngưỡng công việc cần làm”, đó là khẳng định của hiệu trưởng Trường THPT Triệu Sơn 1 (Thanh Hóa).
Vấn đề lạm thu trong các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thanh Hóa vẫn tiếp diễn đầu năm học dù các cấp, các ngành đã chỉ đạo ráo riết. Mỗi ngày, có nhiều ý kiến phản ánh, bức xúc của phụ huynh, giáo viên về tình trạng này. Tuy nhiên, các trường thì vẫn cho rằng, tất cả các khoản thu đều được phụ huynh nhất trí cao.
Theo phản ánh của giáo viên và phụ huynh tại Trường THPT Triệu Sơn 1, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), 4 năm nay, nhà trường vẫn thu khoản tiền xã hội hóa giáo dục được “núp bóng” dưới hình thức Hội Cha mẹ phụ huynh HS thống nhất thu ủng hộ nhà trường.
Trong buổi chào cờ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường đã công bố trước cờ về các khoản đóng góp trong năm học mới 2012 – 2013. Theo tờ trình của hiệu trưởng báo cáo Hội đồng nhà trường, số tiền thu xã hội hóa giáo dục chi vào việc mua mới 100 – 120 bộ bàn ghế, nâng cấp nhà xe giáo viên, tu sửa nhà vi tính và làm bảng tin. Dự kiến kinh phí để thực hiện các công trình trên từ 200 – 250 triệu đồng.
Hiện nhà trường có tổng số trên 1.145 HS, dự kiến số tiền thu được hơn 400 triệu đồng. Mức thu cụ thể đối với các khối lớp 10 là 450.000đ/hs, lớp 11 là 400.000đ, lớp 12 là 350.000đ.
Ngoài khoản thu trên, Trường THPT Triệu Sơn 1 còn thu các khoản: gửi xe 100.000đ, nước uống 50.000đ, vệ sinh 40.000đ, quỹ phụ huynh 80.000đ, quỹ đoàn đoàn phí 48.000đ, quỹ lớp 50.000đ…
Trường THPT Triệu Sơn 1 (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa).
Một phụ huynh tâm sự: “Đã bao năm, người dân ở các vùng quê nghèo Triệu Sơn cóp nhặt từng đồng cho con em ăn học! Mừng là mấy năm nay, Nhà nước không thu tiền xây dựng trường. Ấy thế mà ở Trường THPT Triệu Sơn I liên tục thu 5 năm liền, kể từ năm học 2008. Năm nay chúng tôi mừng khi nghe đọc thư của Chủ tịch nước chúc mừng năm học mới 2012 – 2013 có đề cập đến nội dung “lạm thu”. Nhưng Trường THPT Triệu Sơn 1 vẫn thu tiền để trả đối ứng, mặc dù chúng tôi đã đóng góp từ năm học trước. Việc thu tiền xây dựng phải thông quan Hội đồng nhân dân huyện, phải đưa vào văn bản, tuy nhiên, ở đây do Chánh văn phòng UBND huyện ký?”.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Huy – hiệu trưởng Trường THPT Triệu Sơn 1, giải thích: “Trên cơ sở những công trình còn thiếu của nhà trường, đầu năm học nhà trường có họp với Hội Cha mẹ HS đưa ra công việc trong năm học để kêu gọi ủng hộ. Ước thu trong năm khoảng 400 triệu đồng, khi chúng tôi họp với thường trực Hội Cha mẹ HS, nếu đưa ra hình thức tự nguyện thì rất khó thực hiện. Hội cha mẹ học sinh đưa ra mức thu trên là đáp ứng ngưỡng công việc cần làm của trường”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quang Huy – Hiệu trưởng trường THPT Triệu Sơn 1.
Trong khi hàng năm, nhà trường đều tổ chức vận động phụ huynh đóng tiền xây dựng cơ sở vật chất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dãy nhà 12 phòng học được xây dựng kiên cố và mới đưa vào sử dụng từ năm 2009, nhưng hầu hết các phòng học và hành lang lớp gạch nền đã bị bong tróc. Theo lý giải của hiệu trưởng nhà trường là vì HS quá đông, thời tiết thay đổi nên gạch giãn nở dẫn đến bị hư hỏng.
Nhiều lớp gạch dọc hành lang và các phòng học của dãy nhà mới đưa vào sử dụng từ năm 2009 đã bong tróc.
Trao đổi với Dân trí, ông Lê Văn Nguồn, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết: “Nguyên tắc các trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể, xin ý kiến của huyện và tổ chức hội nghị phụ huynh đầu năm học. Trong đó quan trọng nhất là triển khai kế hoạch năm học với phụ huynh, chất lượng dạy học, việc thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, trong đó vấn đề ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất chỉ là một việc nhỏ. Nếu phụ huynh nào không đồng ý tự nguyện thì không được thu”.
Duy Tuyên – Thái Bá
Theo dân trí
È cổ đóng 17 khoản thu đầu năm
Tiền hoạt động, đồng phục, đồ chơi, dọn vệ sinh... đến những khoản thu trái khoáy như "tiền trực cổng, trực trống", khiến nhiều phụ huynh trên địa bàn huyện nghèo Điện Bàn, Đại Lộc (Quảng Nam) chới với.
Tiền trực cổng, trực ... trống !
Vài ngày cho con nhập học trường Mẫu giáo Điện Ngọc (xã Điện Ngọc, Điện Bàn), anh Nguyễn Hữu Tr. (xã Điện Ngọc) không khỏi bất ngờ khi trường gửi thông báo kế hoạch thu năm học 2012-2013 với tổng số 17 khoản thu các loại: từ khoản thu đầu năm, khoản thu mua giúp phụ huynh đến các khoản thu hàng tháng, do Hiệu trưởng Hà Thùy Long ký đóng dấu đỏ.
"Có quá nhiều khoản thu vô lý, và hết sức chung chung, tôi chẳng biết họ (nhà trường) sẽ dùng vào mục đích gì, như: tiền hoạt động (40.000 đồng/1 cháu), tiền phụ phí (20.000 đồng/ cháu/tháng). Các cháu vừa phải đóng tiền đồ dùng cho nhà bếp lớp (40.000 đồng/ cháu) lại còn phải đóng thêm tiền đồ chơi (25.000 đồng) rồi đủ loại tiền đồ dùng cá nhân: khăn, ca, muỗng... với tổng tiền 70.000 đồng.
Cha mẹ những em bé thuộc trường Mẫu giáo Điện Ngọc này phải đóng nhiều khoản thu vô lý. Ảnh: Trường Giang.
Nhiều phụ huynh phản ánh các khoản thu hàng tháng quá bất cập, như trường đã thu tiền ăn (176.000 đồng/tháng) lại thu tiền ca trưa bán trú (30.000 đồng), rồi tiền sữa buổi sáng.
Chị Nguyễn Thị L. (xã Điện Ngọc) phụ huynh trong trường, thắc mắc: ngay tiền nước uống trường cũng thu, lương bảo vệ trường phải trả nhưng cũng "hạch toán" từ tiền đóng góp hàng tháng của phụ huynh (16.000 đồng/cháu).
"Đầu năm học, mỗi cháu mẫu giáo đóng đến gần 850.000 đồng là quá nhiều, so với người dân huyện nghèo như chúng tôi", chị L. nói. Bốn đứa con bước vào năm học mới, từ đại học đến mẫu giáo, chị phải gồng gánh đóng gần chục triệu bạc.
Theo phụ huynh Tr: ngoài các khoản thu được liệt kê trong văn bản gửi về cho gia đình, giáo viên trường Mẫu giáo Điện Ngọc còn vận động thu thêm 200.000 đồng để mua ti vi trang bị cho phòng học.
Trường THCS Dũng sĩ Điện Ngọc (xã Điện Ngọc, Điện Bàn) gửi thông báo 14 khoản tiền thu đầu năm học này, với tổng số tiền gần 600.000 đồng/1 học sinh.
Theo các phụ huynh: nhiều khoản thuộc danh mục phụ huynh tự nguyện, nhưng hết sức vô lý, khó hiểu, như tiền tu sửa điện nước, chăm sóc cây (20.000 đồng/HS), tiền tu sửa cơ sở vật chất (CSVC) giữ chuẩn (40.000đồng/HS) phụ huynh phải đóng tiền hợp đồng thêm bảo vệ (20.000 đồng/HS), lại vẫn phải đóng thêm nhiều khoản thu tương tự khác như "bảo vệ ban đêm", đến "trực cổng, trực trống" (10.000 đồng/học sinh), và hàng loạt các loại phụ phí trái khoáy khác.
Phụ huynh trường THCS Dũng sĩ Điện Ngọc bị thu cả tiền trực cổng, trực...trống!
Tình trạng lạm thu tại một số trường địa bàn huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cũng khá phổ biến.
Ông Nguyễn Hòa, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thúc Kỳ (thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc), thừa nhận: Ngoài các khoản thu theo quy định nhà trường tổ chức thu hộ cho học sinh một số khoản khác như: quần áo thể dục, thể thao tiền hỗ trợ dạy và học, hỗ trợ xây dựng CSVC nhà trường, và dự kiến thu thêm 100.000đồng/học sinh để xây dựng sân, đường vào trường.
Núp bóng "phụ huynh tự nguyện"
Bà Hà Thùy Long - Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Điện Ngọc, lý giải: Các khoản thu của nhà trường đều thông qua Hội phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm và có "ban bệ" tổ chức thu. Tuy nhiên, những khoản thu lãnh đạo nhà trường liệt kê với phóng viên lại không đầy đủ so với danh sách thu mà nhà trường gửi cho phụ huynh.
Theo ông Võ Ngọc Hạng, Hội trưởng Hội Cha mẹ học sinh (Trường Mẫu giáo Điện Ngọc): khoản đóng góp 200.000đồng/ học sinh để mua sắm ti vi là do sự thỏa thuận giữa giáo viên và những phụ huynh có con em học tập ở đó.
Bà Trần Thị Thanh Vân - Hiệu trưởng trường THCS Dũng Sĩ Điện Ngọc cùng lấy lý do: khoản đóng góp là do Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh tự nguyện thống nhất đóng góp chứ nhà trường không có chủ trương thu.
Cũng có các khoản phụ huynh nhờ nhà trường mua sắm hộ để phục vụ cho việc học tập và giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, tại các văn bản này đều do lãnh đạo nhà trường ký, đóng dấu đỏ thông báo.
Ông Nguyễn Tấn Ngọc - Trưởng phòng Giáo dục huyện Điện Bàn cho hay: Hiện đơn vị chưa nhận được thông tin phản ánh nào về vấn đề thu chi sai quy định đầu năm học của các đơn vị trường học. Phòng tổ chức kiểm tra, giám sát về các khoản thu đầu năm của các đơn vị trường học trên địa bàn.
Theo tiền phong
Khi phụ huynh không dám đối mặt với "lạm thu" Đã có văn bản pháp lý để làm cơ sở căn cứ khi tham gia đóng góp các khoản đầu năm học nhưng nhiều phụ huynh vẫn bày tỏ bức xúc của mình về việc "lạm thu". Tuy nhiên, họ không dám phản ánh trực diện bởi lo sợ ảnh hưởng đến con em mình. Phụ huynh "tiếp tay" cho lạm thu Qua...