‘Nếu đi chậm hơn virus là thua cuộc’
Đó là nhận định của PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về chủng mới lây truyền nhanh hơn chủng cũ rất nhiều. Vì vậy các địa phương phải thật nhanh, nếu đi chậm hơn virus là thua cuộc.
PGS.TS Trần Như Dương là trưởng đoàn công tác của Viện tại Hải Dương. Ông cũng là chuyên gia truy vết có mặt tại tất cả điểm dịch Covid-19 nóng nhất nước trong năm qua như tại Sơn Lôi, Hạ Lôi, Bình Thuận, Đà Nẵng.
PGS Dương nhận định, virus ở Đà Nẵng trước đây là chung cu, kha năng lây nhiêm thâp, chu ky lây nhiễm dài, đông nghia kha năng lây tư ngươi này sang người khác thấp. Ít có trường hợp một ca lây sang nhiều ca.
Với chủng virus ở Hải Dương, phía Nhật Bản cũng như Việt Nam đã giải trình tự gene, xác định là biến chủng từ Anh. Đây là biến chủng mới, có kha năng bam dinh trên tê bao ngươi rât manh có tôc đô lây lan nhanh hơn 70% so vơi chung cu.
PGS.TS Trần Như Dương
Đáng lưu ý, biến chủng mới cũng rút ngắn chu kỳ lây nhiễm, chỉ còn 2-3 ngày so với 5-6 ngày như trước kia.
“Co thê noi chung virus nay lây truyên nhanh hơn rất nhiều so vơi chung cu. Chung ta đang phai chiên đâu vơi ke thu nguy hiêm hơn rât nhiêu so vơi trươc đây. Vì vậy chung ta phai tôc đô, tôc đô va tôc đô đê chiên đâu vơi ke thu. Chung ta phai đi thât nhanh, nêu đi châm hơn virus la thua virus”, PGS Dương nhìn nhận.
Để chạy đua với thời gian, hiện các đội truy vết, lấy mẫu ở Hải Dương làm việc thâu đêm, nhiều người đã nhiều ngày không được chợp mắt.
Ngay khi rà được danh sách, nhóm truy vết sẽ liên tục chuyển ngay xuống địa phương để tổ chức cách ly bất kể đêm ngày. Được đến đâu chuyển đến đó.
Theo PGS Dương, truy vêt la môt trong nhưng điêu sông con trong chống dịch, nhơ truy vêt, cơ quan chức năng mới có thể phát hiện, khoanh vùng và cách ly ngay lập tức. Vì vậy, truy vết phải thần tốc, bao gồm tốc độ truy vết, tốc độ khoanh vùng, tốc độ lấy mẫu và xét nghiệm để chạy đua với virus.
Video đang HOT
Trong truy vết luôn quán triệt phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, truy vết nhanh, triệt để, không bỏ sót.
Suốt tuần qua, Hải Dương là tâm dịch Covid-19 lớn nhất nước, tính từ ngày 27/1 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 277 ca mắc, dịch xuất hiện tại 10/12 quận, huyện.
Bộ Y tế đã tung lực lượng hơn 1.200 người đến Hải Dương hỗ trợ truy vết, khoanh vùng, cách ly, điều trị. 2 bệnh viện dã chiến tại Hải Dương đặt tại Trung tâm Y tế Chí Linh và Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương cũng đang do nhóm chuyên gia của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai đảm trách.
Báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chiều 3/2, đại diện UBND tỉnh Hải Dương cho biết, đã khoanh vùng được và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
TPHCM bước đầu kiểm soát được nguy cơ lây nhiễm từ chùm ca bệnh Covid-19
Sau hơn 1 tuần "hỏa tốc" điều tra truy vết, khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm đối tượng tiếp xúc với ca bệnh, TPHCM đã cơ bản kiểm soát được nguy cơ lây nhiễm ngoài cộng đồng từ chùm ca bệnh Covid-19.
Ngành Y tế đã chủ động truy vết đối tượng nguy cơ, lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch (ảnh: Phạm Nguyễn)
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, tính đến sáng 9/12, thành phố đã qua 7 ngày không xuất hiện ca bệnh ngoài cộng đồng từ chùm bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đã được công bố gồm: 1342; 1347; 1348; 1349. Hiện các bệnh nhân đang được tiếp tục cách ly, điều trị, theo dõi sát và thực hiện xét nghiệm kiểm tra định kỳ. Tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân hiện đều ổn định.
3.888 mẫu của những người tiếp xúc với chùm ca bệnh đã được xét nghiệm, tất cả đều âm tính
Đến nay, ngành y tế thành phố đã lấy Xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc với các ca dương tính (BN1342, BN1347, BN1348, BN1349). Tổng số mẫu đã lấy 3.888 mẫu xét nghiệm, trong đó có 861 trường hợp tiếp xúc gần F1; 1.400 trường hợp tiếp xúc của F1; 1.627 trường hợp lấy mẫu giám sát. Kết quả xét nghiệm của nhóm nguy cơ đã được lấy mẫu cho thấy tất cả đều âm tính.
Cùng với 1 trường hợp dương tính được cách ly ngay sau khi nhập cảnh được công bố ngày 8/11, trên địa bàn TPHCM hiện đã ghi nhận 143 ca bệnh Covid-19, trong đó 111 trường hợp đã được điều trị khỏi bệnh, 32 trường hợp còn lại đang được tiếp tục điều trị.
Lệnh phong tỏa đang được duy trì nghiêm ngặt ở những khu vực ca bệnh dương tính sinh sống (ảnh: Phạm Nguyễn)
Trước nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập vào thành phố từ các chuyến bay quốc tế, cơ quan chức năng đang siết chặt việc giám sát tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại trên địa bàn. Tổng số mẫu đã lấy xét nghiệm 10.693 trường hợp, đến nay đã ghi nhận 19 trường hợp dương tính. Đến sáng 9/12 có 2.215 người đang được cách ly tại các trung tâm cách ly tập trung trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó 2.833 trường hợp đang thực hiện cách ly chủ động tại nơi lưu trú.
Người dân và cơ quan chức năng tiếp tế thực phẩm vào khu cách ly trên địa bàn quận 6, TPHCM (ảnh: Phạm Nguyễn)
Mặc dù nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đã bước đầu được kiểm soát, tuy nhiên GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh yêu cầu tất cả các cơ sở y tế tuyệt đối không được chủ quan lơ là mà phải tiếp tục tập trung cho công tác phòng chống. Người đứng đầu Sở Y tế yêu cầu các đơn vị phải tiếp tục mở rộng xét nghiệm giám sát các nhóm có nguy cơ cao, kịp thời xử lý mọi trường hợp nghi ngờ, không bỏ qua bất kỳ yếu tố nào dù là nhỏ nhất.
Sự đồng thuận và ý thức phòng chống dịch của người dân đang góp phần kiểm soát tốt nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng (ảnh: Phạm Nguyễn)
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong về việc đóng cửa ngay lập tức ca cơ sở cách ly nếu phát hiện vi phạm để tránh nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng như trường hợp bệnh nhân 1342 tại khu cách ly của Vietnam Airlines, Sở Y tế đang tổ chức kiểm tra giám sát các trung tâm cách ly. Bước đầu kiểm tra tại điểm cách ly đã được cấp phép tại các khách sạn, trung tâm cách ly do quân đội quản lý, Sở Y tế chưa ghi nhận các sai phạm liên quan. Các bên đã trao đổi thông tin chuyên môn, chủ động tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chủ động ngăn chặn các yếu tố rủi ro trong quy trình cách ly.
Cuộc sống trong thời điểm bình thường mới đã trở lại, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn cuối năm (ảnh: Phạm Nguyễn)
Ngoài ra, GS Nguyễn Tấn Bỉnh yêu cầu thanh kiểm tra đột xuất tại các khu cách ly tập trung, cách ly có thu phí và nhóm người cách ly tại nhà. Việc kiểm tra giám sát phải rà soát chi tiết hồ sơ, biên bản làm việc trong quản lý cách ly của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, Trung tâm Y tế. Các bệnh viện trên địa bàn thành phố phải thường xuyên tầm soát xét nghiệm đối với nhân viên y tế tại bệnh viện.
Vắc xin made in Viet Nam được kỳ vọng sẽ dập tắt nguy cơ dịch bệnh cho cộng đồng trong thời gian sớm nhất
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cảnh báo, dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp trên toàn cầu, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam và lây lan bất kỳ lúc nào nếu cộng đồng chủ quan lơ là. Để chủ động bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân, gia đình và xã hội, mọi người cần cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ tiếp xúc; thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà bông hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; bình tĩnh ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh. Thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế gồm: khẩu trang - khử khuẩn - không tụ tập - khoảng cách - khai báo y tế.
Không cho người đợi kết quả xét nghiệm lần hai ra khỏi khu cách ly Bộ Y tế yêu cầu tuân thủ nghiêm quy định về cách ly, tuyệt đối không để người đang đợi kết quả xét nghiệm lần hai ra khỏi khu cách ly tập trung. Yêu cầu này được quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra trong cuộc giao ban trực tuyến với các bệnh viện tuyến trung ương và Sở Y...