Nếu đạt được 4 mục tiêu thiết yếu này, các chính phủ có thể cân nhắc việc mở cửa nền kinh tế trở lại
Trong trường hợp chúng ta không làm triệt để và dịch bệnh quay trở lại, việc phải đóng cửa kinh tế một lần nữa sẽ là đòn chí mạng với toàn cầu.
Ảnh: Reuters
Nhiều chuyên gia và nhà làm chính sách đã hiểu được rằng, kiểm soát đại dịch và tác động kinh tế của nó không phải là một sự đánh đổi. Ngược lại, việc kiểm soát là điều kiện tiên quyết để có thể đưa nền kinh tế trở lại bình thường.
Nhưng thời gian cũng có hạn. Chính phủ phải sử dụng những công cụ đang có một cách khôn ngoan và hiệu quả. Các nền kinh tế đang đứng trước bờ vực. Tuần trước, 6,7 triệu người tuyên bố thất nghiệp ở Hoa Kỳ là một dấu hiệu lớn hơn bao giờ hết. Các quốc gia OECD cho thấy rằng, mỗi tháng ngừng hoạt động sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng trong năm nay 2 điểm phần trăm.
Nếu việc đóng cửa nền kinh tế kéo dài, cuộc suy thoái lớn nhất trong lịch sử sẽ đứng đợi chúng ta ở phía trước. Tuy nhiên, hàm ý ở đây không phải là loại bỏ các lệnh hạn chế, các chính sách kiểm soát, mà là phải thực hiện các chính sách này nhanh nhất có thể. Nếu không thực hiện các biện pháp đóng cửa, và để cho căn bệnh tự do bùng phát, các hệ thống y tế sẽ sụp đổ và làm thiệt hại mạng người tương đương với các cuộc chiến tranh thế giới.
Một tỷ lệ lớn các nhà kinh tế hàng đầu đồng ý rằng suy thoái, thiệt hại kinh tế là cái giá phải trả để kiểm soát dịch bệnh. Nhưng nếu tính đến tất cả các tác động tiêu cực do đại dịch, kể cả mạng người, thì việc đóng cửa kinh tế là khôn ngoan.
Song, thiệt hại kinh tế cũng phải được giảm thiểu, bất cứ khi nào khả thi, bằng cách đảm bảo rằng mọi người đều có thu nhập đủ để trang trải và các doanh nghiệp có thể cầm cự. Nhận thức được điều này, các chính phủ đã xây dựng một loạt các chương trình hỗ trợ mới. Các ngân hàng trung ương cũng đã can thiệp mạnh mẽ. Hiện nay, trọng tâm chính sách là cần xây dựng một phản ứng toàn diện đối với đại dịch này.
Ả nh: Reuers
Các chính phủ cần cũng phải đạt được ít nhất 4 mục tiêu này trong thời gian đóng cửa:
Video đang HOT
- Đường cong dịch bệnh phải được hạ xuống ngay;
- Hệ thống y tế phải được cải thiện đủ khả năng để xử lý dòng bệnh nhân cho đến khi tìm ra phương pháp đặc trị hoặc vaccine;
- Năng lực kiểm tra, truy tìm ca có nguy cơ và việc kiểm dịch phải được xây dựng, để phòng trường hợp virus quay trở lại;
- Phải được bảo vệ an toàn cho những người yếu thế.
Chính phủ nên tìm cách đạt được 4 mục tiêu thiết yếu này trong vòng vài tháng. Trong việc quản lý việc mở cửa trở lại, chính phủ cũng nên tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia kinh tế và kinh doanh.
Tại New York, khu Times Square hoang vắng sau khi chính quyền tiểu bang ban bố tình trạng khẩn cấp. Ảnh chụp ngày 12/03/2020. AFP Photos/GETTY IMAGES NORTH AMERICA/david Dee Delgado
Ngay cả khi chính phủ của một số quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh, mọi thứ cũng chưa thể trở lại bình thường ngay lập tức. Họ vẫn sẽ phải kiểm soát dòng bệnh lây lan từ người dân ở các quốc gia không kiểm soát được đại dịch. Những cá nhân dễ bị tổn thương như người già, người có bệnh nền sẽ vẫn phải ở nhà cho đến khi có thuốc đặc trị hoặc vaccine.
Đây là thời điểm quan trọng, các chính phủ đã quyết định đúng đắn khi đóng cửa nền kinh tế của họ. Nhưng họ phải làm cho sự hy sinh này trở nên đáng giá. Nếu không làm triệt để và dịch bệnh quay trở lại, đóng cửa kinh tế một lần nữa sẽ là đòn chí mạng với toàn cầu. Đây là cơ hội duy nhất để tiêu diệt căn bệnh này. Cơ hội đó không được để lãng phí. Nếu chúng ta làm được, mọi đau khổ mà người dân và doanh nghiệp đang phải chịu đựng sẽ chấm dứt.
Hoàng An
Dịch vụ chuyển mạch tài chính tăng thêm áp lực cạnh tranh khi mở cửa thị trường
Một trong những điểm mới của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đó là lần đầu Chính phủ đã cho phép mở cửa thị trường chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử cạnh tranh.
Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 149/QĐ-CP (gọi tắt là Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia). Phạm vi của Chiến lược hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, bao gồm: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm.
Một trong những điểm mới của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đó là, lần đầu Chính phủ đã cho phép mở cửa thị trường chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử cạnh tranh.
Một trong những điểm mới của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đó là, lần đầu Chính phủ đã cho phép mở cửa thị trường chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử cạnh tranh. (Ảnh minh họa: Internet)
Cụ thể, một trong những nhiệm vụ, giải pháp mà Chiến lược đề ra đó là "Hoàn thiện và tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, tạo điều kiện giảm phí giao dịch, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tài chính toàn diện".
Trong đó, đặt ra những nhiệm vụ rất cụ thể là: "Nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử theo hướng cho phép thêm các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung ứng dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh, đảm bảo an ninh, an toàn, tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho người dân và doanh nghiệp".
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, việc nhà nước cho phép thêm các tổ chức, doanh nghiệp được phép tham gia cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử sẽ hướng tới thị trường cạnh tranh, chất lượng dịch vụ nâng lên, phí giao dịch ngày càng giảm. Không lâu nữa sẽ có thêm các doanh nghiệp lớn như các công ty Fintech có tiềm lực, doanh nghiệp viễn thông, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc có thêm những doanh nghiệp mới tham gia thị trường sẽ tạo nên một sân chơi cạnh tranh khiến mặt bằng phí rẻ hơn, tiện ích đa dạng hơn, thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa không dùng tiền mặt.
"Lần đầu tiên, Chính phủ cho phép mở cửa trong lĩnh vực cung cấp hạ tầng thanh toán. Quyết định này sẽ là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế không tiền mặt tại Việt Nam", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Trước đó, tại Hội thảo lấy ý kiến thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư về dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và VCCI tổ chức tại Hà Nội, lãnh đạo Vụ Thanh toán NHNN cho biết, việc thiết lập và điều chỉnh hạn mức bù trừ điện tử, ký quỹ để thiết lập hạn mức, xử lý giao dịch qua thanh toán hệ thống bù trừ điện tử, quy định về quyết toán và các biện pháp quản lý rủi ro, đảm bảo thanh khoản trong hệ thống bù trừ điện tử là một quy định hết sức quan trọng.
Theo đó, hệ thống bù trừ điện tử là hạ tầng để các tổ chức trung gian thanh toán, ngân hàng kết nối vào trong cùng một hệ thống. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống bù trừ điện tử, nếu một ví điện tử phát triển dịch vụ với bao nhiêu ngân hàng thì phải đi làm việc để kết nối với từng ngân hàng một.
Ví dụ, ví điện tử kết nối với 15 ngân hàng thì phải đàm phán để kết nối riêng với 15 ngân hàng, ngược lại một ngân hàng kết nối với bao nhiêu ví điện tử cũng vậy. Điều này gây khó khăn cho các ví điện tử khi triển khai dịch vụ. Nếu có một cổng bù trừ điện tử là dịch vụ công của nhà nước thì ví điện tử chỉ cần kết nối vào cổng bù trừ điện tử là có thể kết nối với các ngân hàng đã kết nối vào cổng đó. Cổng bù trừ điện tử giống như một trung tâm dịch vụ chuyển mạch, các nước có một cổng duy nhất để các ví điện tử và ngân hàng kết nối với nhau.
"Không có nước nào mà ví điện tử và ngân hàng kết nối với nhau như mạng nhện, việc Việt Nam xây dựng cổng bù trừ điện tử là để xóa bỏ những mạng nhện này", lãnh đạo Vụ Thanh toán phát biểu.
Theo báo cáo phân tích của Ngân hàng Nhà nước, trên thế giới việc triển khai hệ thống thanh toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ (hệ thống ACH) đã trở thành một phần thiết yếu của cơ sở hạ tầng thanh toán của bất kỳ quốc gia nào. Tại Việt Nam việc triển khai hệ thống ACH đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Nghiên cứu thông lệ quốc tế cho thấy, các giao dịch thanh toán qua hệ thống tự động ACH thường là các giao dịch nhỏ lẻ, giá trị thấp, có khối lượng lớn được xử lý 24/7/365, phương thức xử lý về cơ bản được thực hiện tương tự như dịch vụ bù trừ điện tử, chuyển mạch tài chính.
Hiện tại chỉ có Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là công ty duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, làm trung gian kết nối các ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp, tổ chức tài chính được cấp phép thì thị trường sẽ có thêm nhiều đối thủ nặng ký.
Công ty CP Chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) với Công ty CP Dịch vụ thẻ Smartlink để xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Đến thời điểm này, NAPAS là đơn vị trung gian thanh toán duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam.
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau:
- Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030;
- Ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trên 100.000 người trưởng thành;
- Ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính (chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng và đại lý ngân hàng; ngoại trừ điểm cung ứng dịch vụ tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội); 25% - 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng;
- Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20% -25% hàng năm; Ít nhất 250.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng...
Anh Đức
Theo ictnews.vietnamnet.vn
Dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ 'rất hạn chế' do lạm phát đang cao so với kế hoạch Trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể tác động mạnh đến tăng trưởng GDP, KBSV cho rằng dư địa để Ngân hàng Nhà nước có thể nới lỏng chính sách tiền tệ trong ngắn hạn là rất hạn chế, do lạm phát và lạm phát cơ bản bình quân, ít nhất trong quý I/2020, đều ở mức cao so với kế hoạch đặt...