Nếu đang lên cơn thèm toast thì không thể bỏ qua những địa điểm này ở Sài Gòn
Đối với những ai là “fan” của bánh toast thì nhất định phải thuộc nằm lòng những địa chỉ sau đây.
Toast nói đơn giản là bánh mì nướng có xuất xứ phương Tây, tuy nhiên nhờ vào sự sáng tạo và bàn tay biến hoá thần sầu của các quán cà phê mà toast đã trở thành một món bánh ngọt hết sức “gây nghiện” tại các nước châu Á. Nếu ai đã từng một lần thử qua món toast kèm với các loại topping như whipping cream, trái cây, kem tươi hay nước sốt siêu ngon để rồi phải mê mẩn, thì tốt nhất là nên học cách “định vị” những địa điểm bán toast “hơi bị ngon” ở Sài Gòn đi.
Đen Đá Coffee
Có thể nói, Đen Đá là một trong những quán cà phê đầu tiên phục vụ món toast này và vẫn không ngừng “cải tiến” với nhiềucsáng tạo khác cho đến hiện tại. Trong thực tế, bánh toast gần như là món ăn nổi nhất của Đen Đá. Trong đó phải kể đến bánh toast trà xanh, toast trứng muối và toast trà sữa Thái.
Hai trong số những món “hot” nhất quán là toast trà xanh và toast trứng muối (Nguồn ảnh: Ái Minh).
Mỗi phần toast của Đen Đá thường sẽ ăn kèm với một viên kem tươi, whipping cream và một loại nước sốt riêng biệt. Trừ các món mặn thì thường sẽ ăn riêng và không kèm kem, chỉ có topping đầy ụ. Đen Đá là một trong số ít những quán có bán toast mặn nên sẽ phù hợp với team không hảo ngọt nhé!
Bánh toast vị mặn gà teriyaki phô mai của Đen Đá (Nguồn ảnh: Meo Nguyen).
Một phần toast như vậy có giá từ 55k – 65k, dù hơi to nhưng nếu bạn nào không ăn nhiều thì vẫn có thể chia sẻ với bạn bè đấy. Đen Đá có nhiều chi nhánh khắp Sài Gòn nên bạn có thể lựa chọn nơi gần nhất với mình để thử món bánh này nhé!
Một số địa chỉ của Đen Đá:
Chi nhánh 1: 96 Hàm Nghi , Q.1
Chi nhánh 2: 182 Pasteur, Q.1
Chi nhánh 3: 110 Lê Văn Sỹ , Q.Phú Nhuận
Sau Đen Đá thì Caffé Bene là cái tên thứ hai khiến người ta nghĩ đến toast ở Sài Gòn. Khác với Đen Đá thì ở đây toast không phải điểm chính nên bạn sẽ thấy rằng không có nhiều lựa chọn về mùi vị, song toast của Caffé Bene được đánh giá là giòn, ngon và thơm đậm mùi bơ.
Video đang HOT
Có rất ít lựa chọn về vị cho món toast ở Caffé Bene (Nguồn: Hằng Ngô).
Một điều đặc biệt bạn sẽ nhận ra đó là toast ở Bene có dạng hình tròn rất độc đáo, khác với tất cả những nơi bán toast khác ở Sài Gòn. Topping của toast ở Bene cũng khá “đầy đặn” với nhiều trái cây tươi và whipping cream, phủ thêm một lớp siro thông hoặc mật ong. Một phần toast ở đây cũng khá to nên nếu bạn đi một mình thì có thể gọi một phần waffle nhỏ sẽ “vừa vặn” hơn.
Toast vị dâu tây của Caffé Bene là một trong những lựa chọn “hàng đầu” (Nguồn: Niseag Kawaii).
Một số địa chỉ của Caffe Bene:
Chi nhánh 1: 31 Bis Mạc Đỉnh Chi, Q.1
Chi nhánh 2: 1058 Nguyễn Văn Linh, Q.7
Chi nhánh 3: 76A Lê Lai, Phạm Ngũ Lão, Q.1
Say Coffee (756 Sư Vạn Hạnh, Q.10)
Say Coffee cũng là một trong số những quán cà phê dành cho giới trẻ phục vụ món bánh toast này, bao gồm những vị cơ bản như trà xanh, chocolate và dâu tây. Bánh ở đây được đánh giá là khá giòn và ngon, tuy nhiên phần topping có hơi “khiêm tốn” so với những nơi khác.
Nguồn ảnh: Diep Khoa.
Một phần toast “tiêu chuẩn” của Say Coffee bao gồm bánh toast, một lớp sốt kem và một viên kem tươi.
Nguồn ảnh: Trà Trần, Hiếu Bùi.
Một điểm cộng của quán là giá cả quá “hạt dẻ” so với những nơi còn lại trong list, chỉ 39k! Ngoài ra, một phần bánh cũng rất vừa vặn cho một người ăn nên không sợ bỏ thừa.
Camellia Tea & Coffee (120/4B Trần Quốc Thảo, Phường 14, Quận 3)
Camellia Tea & Coffee thực ra nổi tiếng vì nhiều loại bánh khác hơn là toast, nhưng toast ở đây cũng được đánh giá là một trong số những chỗ có hương vị ổn nhất.
Nguồn ảnh: Thu Hương.
Một phần toast của Camellia không quá to, viên kem tươi ăn kèm cũng không quá ngọt mà có vị thanh. Bánh toast mỏng và giòn nên nếu bạn thích toast giòn hơn mềm thì đây là một điểm cộng.
Nguồn ảnh: Hằng Hồ.
Camellia có nhiều loại toast nhưng đặc biệt nhất phải kể đến toast xoài và trà xanh, hai loại được ưa chuộng nhất. Toast trà xanh có vị thanh nhẹ và thơm, không ngọt gắt. Toast xoài có xoài thật, vị chua chua ngọt ngọt ăn không ngán. Một phần ở Camellia có giá từ 54k – 64k.
Theo Trí Thức Trẻ
10 món ăn hiếm khi phục vụ trên máy bay và lý do bất ngờ sau đó
Đậu phộng, sầu riêng, trứng ốp lết, bánh mì nướng... có thể là món ăn khoái khẩu của nhiều người, song trên các chuyến bay, những cái tên này hiếm khi xuất hiện vì các lý do sau.
Trứng ốp lết: Dù hâm mộ các món trứng cuồng nhiệt đến mức nào đi nữa, bạn cũng nên từ bỏ ý định thưởng thức trứng ốp lết trên máy bay. Giữa điều kiện lơ lửng trên không, hương vị món ăn này trở nên kém ngon hơn hẳn, thậm chí còn nhanh chóng chuyển mùi khó chịu. Ảnh: NYT Cooking.
Sushi: Nhiều tín đồ ẩm thực Nhật Bản hẳn sẽ phiền lòng khi biết rằng các chuyến bay không thể sẵn sàng phục vụ bạn món sushi. Nếu các món cá nấu chín đã khiến khâu hậu cần của các hãng hàng không có phần "lao đao", thì các loại cá sống thực sự là cơn ác mộng. Không đầu bếp nào có thể đảm bảo chất lượng cá, lươn... tươi ngon cho hàng nghìn hành khách trên các chuyến bay mỗi ngày. Cả khi tủ đông là một giải pháp, tiếp viên hàng không cũng là một trở ngại, vì họ không được đào tạo hay đủ trang thiết bị cần thiết để phục vụ sushi đúng chuẩn. Ảnh: Thornberry Woods.
Các đặc sản "quá địa phương": Đối tượng khách hàng của các hãng hàng không luôn đa dạng, đến từ nhiều quốc gia, vì thế các chuyến bay cần đáp ứng nhiều khẩu vị khác nhau. Tuy nhiên, những món đặc sản "quá địa phương" sẽ không dễ có mặt trên máy bay, vì chúng khó sản xuất hàng loạt và phục vụ hàng loạt, chẳng hạn món vây cá mập lên men nổi tiếng của Iceland, hay trứng vịt lộn của một số nước Đông Nam Á. Ảnh: Zagat.
Thức ăn phong cách "ẩm thực phân tử": Với nhiều thực khách, ẩm thực phân tử (molecular gastronomy) có thể còn khá mới mẻ. Kết hợp cả kiến thức vật lý - hóa học, ẩm thực phân tử đòi hỏi người đầu bếp phải đủ am hiểu về các quá trình này trong chế biến nguyên liệu mới có thể cho ra những món ăn cao cấp, độc đáo. Phong cách ẩm thực phân tức phức tạp, tinh tế, tốn thời gian, trái ngược với yêu cầu nhanh chóng, hiệu quả của ngành hàng không. Vì thế cả khi ngồi khoang hạng nhất, bạn cũng không thể thưởng thức các món ngon này. Ảnh: Sydney Kramer.
Sốt bơ và thức ăn chiên bơ: Trên thực tế, cả sốt bơ và thức ăn chiên bơ không phải là lựa chọn lý tưởng để phục vụ cùng lúc nhiều hành khách trên chuyến bay. Dầu hay bơ nói chung dễ bị ẩm, sũng nước, vì thế các đầu bếp thường tránh những thực phẩm có liên quan. Nếu muốn thưởng thức món khoai tây chiên bơ giòn rụm, thơm lừng, có lẽ bạn phải chờ đến khi... đáp xuống mặt đất. Ảnh: Richard Allaway.
Phô mai "thối": Bị liệt vào danh sách cấm vì có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến nhiều hành khách, phô mai "thối" không dễ tìm thấy trên thực đơn của các hãng hàng không. Dù nổi tiếng thế giới như phô mai Gruyere, phô mai raclette của Thụy Sĩ hay phô mai xanh... các chuyến bay vẫn chối từ những cái tên này. Ảnh: Eat Sip Trip.
Đậu phộng: Là thức ăn nhẹ khá phổ biến, song nhiều hãng hàng không đã dần loại đậu phộng ra khỏi thực đơn của mình vì không muốn gặp rủi ro. Với các hành khách bị dị ứng đậu phộng, nhất là trẻ em, món ăn này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tỷ lệ trẻ em dị ứng đậu phộng tăng đến 21% trong gần 10 năm trở lại đây. Ảnh: Healthy Women.
Bánh mì nướng: Những lát bánh mì nướng nóng giòn, thơm phức là lựa chọn đơn giản cho một bữa ăn, song lại làm "đau đầu" nhiều hãng bay. Sử dụng các nguồn nhiệt để nướng bánh mì có thể kích hoạt hệ thống báo cháy trên máy bay, đe dọa an toàn bay. Vì thế, bạn hãy vui lòng sử dụng các loại bánh mì đóng gói sẵn để thay thế món ăn này. Ảnh: Pexels.
Bánh souffle: Nổi danh toàn thế giới, món bánh ngọt tinh tế với các thành phần như trứng, bột mì, bơ... này quyến rũ nhiều người sành ăn. Không chỉ đòi hỏi kỹ thuật cao của người chế biến, bánh souffle với độ phồng, xốp đặc trưng lại rất nhanh xẹp xuống, nên không dễ để phục vụ món. Trong khi đó, thức ăn trên các chuyến bay thường chuẩn bị trước khoảng 12-24 giờ, được hâm nóng lại khi hành khách thưởng thức. Do vậy, tốt hơn hết, bạn nên thưởng thức món bánh này khi máy bay... chưa cất cánh. Ảnh: Mon Petit Four.
Sầu riêng: Là một trong những loại trái cây khiến thế giới chia thành "2 chiến tuyến" và tranh cãi quyết liệt, sầu riêng có thể là món khoái khẩu với một số người, song cũng là món kinh tởm với những người còn lại. Mùi hương quá mạnh, quá đặc trưng của sầu riêng là lý do chính khiến món ăn này bị gạch tên khỏi các thực đơn trên chuyến bay. Ảnh: The Jakarta Post.
Theo Zing
Có một mối quan hệ rất "dễ thương" là sự khăng khít giữa ẩm thực Nhật và các mùa trong năm Mùa Xuân thì ăn bánh hoa đào, mùa Hạ có mơ chua, Thu thì ăn cá nướng và Đông thì trùm chăn ăn quýt. Lối ăn uống của người Nhật không ngừng thay đổi cầu kì theo mỗi mùa. Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở xứ Phù Tang sẽ biết ngay khi đoá hoa đào đầu tiên của mùa Xuân...