Nếu cuộc chiến Mỹ-Trung nổ ra ở Thái Bình Dương, bên nào sẽ thắng?
Nếu một cuộc xung đột Mỹ-Trung nổ ra ở Thái Bình Dương thì đó sẽ là cuộc chiến “giáp lá cà”, chứ không phải phóng tên lửa tầm xa như quan niệm trước đây, một chuyên gia nhận định.
Tàu sân bay Mỹ là mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra.
Dan Gouré, chuyên gia phân tích địa-chính trị thuộc viện Lexington, nhận định trên tạp chí National Interest rằng xung đột Mỹ-Trung ở Thái Bình Dương không hề đơn giản bởi đây là chiến trường chính cạnh tranh quyền lực giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trung Quốc ngày nay theo đuổi chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận ( A2/AD) với đội ngũ quân đội hùng hậu và các tên lửa chống hạm, tên lửa tầm xa uy lực.
Điều đó dẫn đến việc các nhà hoạch định quân sự Mỹ muốn giữ khoảng cách trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, ước tính khoảng 1.600km. Nhưng chuyên gia Dan cho rằng, đây là sai lầm chiến lược.
Trung Quốc và Nga có lợi thế sân nhà, nên có thể dễ dàng đạt được mục tiêu ở vùng biển Thái Bình Dương, trước khi Mỹ đề ra đối sách phù hợp, theo chuyên gia Dan.
Dưới đây là 5 lý do chuyên gia Mỹ đưa ra củng cố luận điểm cho rằng Mỹ sẽ phải “giáp lá cà” trong một cuộc chiến với Trung Quốc trên biển.
Các đảo ở Thái Bình Dương đóng vai trò chiến lược
Nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực, như Hàn Quốc, Nhật bản, Philippines nằm gần Trung Quốc, hình thành nên Chuỗi đảo Thứ nhất ngăn Bắc Kinh mở rộng sức mạnh ra khu vực Thái Bình Dương.
Một khi kiểm soát chuỗi đảo này, Trung Quốc sẽ cô lập toàn bộ các đồng minh Mỹ ở châu Á. Nếu Mỹ muốn các đồng minh cùng đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc thì Washington cũng phải khẳng định sự sẵn sàng, bằng cách đưa quân Mỹ đến phòng thủ ở các hòn đảo chiến lược, nếu xung đột nổ ra.
Video đang HOT
Nói cách khác, Trung Quốc muốn thống trị vùng biển Tây Thái Bình Dương vì phải kiểm soát Chuỗi đảo Thứ nhất và nếu Mỹ muốn ngăn chặn thì phải đưa quân đến bảo vệ các hòn đảo của đồng minh.
Trung Quốc chiếm ưu thế nhờ vị trí địa lý
Tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc được coi là sát thủ diệt tàu sân bay Mỹ.
Thời gian và khoảng cách có phần nghiêng về Trung Quốc. Mục tiêu của Bắc Kinh là tấn công chớp nhoáng, kiểm soát những gì giành được trong khi áp dụng chiến lược A2/AD để ngăn Mỹ xâm nhập.
Nếu thành công, các đợt phản công của Mỹ sẽ bị giới hạn. “Khung giờ vàng” qua đi cũng đồng nghĩa Mỹ sẽ rất khó chiếm lại những hòn đảo bị mất từ tay Trung Quốc.
Theo chuyên gia Dan, Trung Quốc gia cố phòng thủ cứ điểm còn nhanh hơn Mỹ huy động quân đội đến Thái Bình Dương.
Để Trung Quốc ra đòn trước, Mỹ khó có thể phản công
Ngoài việc răn đe Trung Quốc ngay từ đầu, Mỹ không có đủ lực lượng và vũ khí phục vụ một cuộc chiến dài hơi để đẩy lùi Trung Quốc ở Thái Bình Dương, đặc biệt khi Trung Quốc đã dùng đến chiến lược A2/AD.
Nói cách khác, Mỹ phải ngăn chặn Trung Quốc tấn công chớp nhoáng kiểm soát Thái Bình Dương, chứ không thể chờ đến khi “sự đã rồi”, theo chuyên gia Dan.
Chiến lược A2/AD chỉ là sự thổi phồng
Căn cứ không quân Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Những báo cáo cho đến nay về chiến lược A2/AD của Trung Quốc có phần bị thổi phồng, theo chuyên gia Dan. Tàu sân bay Mỹ không phải cứ đi vào vùng biển mà Trung Quốc giăng sẵn “thiên la địa võng” là có thể bị đánh chìm ngay lập tức.
Trung Quốc sở hữu các tên lửa tầm xa uy lực, nhưng hệ thống trinh sát, chỉ huy và điều khiển chưa phát triển tương ứng để có thể giáng đòn chính xác ở khoảng cách xa.
Không có “tai và mắt”, Trung Quốc rất khó có thể đánh chìm được tàu sân bay Mỹ từ xa. Ngược lại, các máy bay, thiết bị trinh sát Trung Quốc có thể dễ dàng bị phát hiện và vô hiệu hóa từ sớm.
Mỹ và đồng minh sẽ thắng
Theo chuyên gia Dan, việc gia cố phòng thủ ở Chuỗi Đảo thứ nhất là cách răn đe Trung Quốc hiệu quả nhất. Sự kết hợp giữa các tên lửa hành trình, tên lửa tầm xa và chiến đấu cơ thế hệ 5 đóng vai trò bảo vệ chuỗi đảo, sẽ khiến Trung Quốc gặp vô vàn khó khăn nếu muốn tấn công.
Chuyên gia Mỹ kết luận, đối phó với chiến lược A2/AD khó hơn nhiều so với việc Mỹ và đồng minh hành động ngay từ đầu, sử dụng vũ khí và các lực lượng chiến đấu mà Mỹ đã rất thành công trong các cuộc chiến kể từ Thế chiến 2.
Theo Danviet
Chuyến thăm Mỹ bất ngờ của ông Dương Khiết Trì
Nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc Dương Khiết Trì đã có một chuyến đi gây bất ngờ tới Mỹ để hội đàm với người đồng cấp Mike Pompeo.
Có vẻ đây là một nỗ lực để thu hẹp sự khác biệt ngày càng gia tăng giữa hai nước, bao gồm cả vấn đề biểu tình ở Hong Kong.
Ông Dương Khiết Trì và người đồng cấp Mike Pompeo tại một cuộc gặp hồi tháng 11 năm ngoái Ảnh: SCMP/AP
Chuyến đi của chủ nhiệm Ủy ban Công tác ngoại sự trung ương Trung Quốc tới Mỹ diễn ra hôm thứ Ba, trong lúc quan hệ giữa hai nước bị chi phối bởi một loạt các đối đầu. Cũng trong ngày ông Dương tới New York, phía Mỹ nói Trung Quốc đã từ chối đề nghị cho hai tàu chiến Mỹ tới thăm Hong Kong sau khi hai nước tung ra một cuộc đấu khẩu về chuyện biểu tình chống chính quyền ở đặc khu hành chính này.
Một thông báo ngắn gọn được hãng tin Tân Hoa Xã phát đi nói ông Dương, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã trao đổi quan điểm với ông Pompeo về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc mà không cho biết thêm chi tiết. Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo ngắn gọn và không nói chi tiết về cuộc gặp.
Thẩm Đinh Lập, giáo sư nghiên cứu về Mỹ của đại học Phục Đán ở Thượng Hải nói cuộc gặp là một chỉ dấu cho thấy đôi bên đang tìm kiếm cách thức nhằm ngăn chặn các cuộc đối đầu vượt ra ngoài vòng kiểm soát. "Mặc dù cả hai nước đều có vẻ đang mở rộng sự khác biệt, họ vẫn hiểu rằng cần phải kiểm soát và thu hẹp những khác biệt ấy bất cứ khi nào có thể", ông Thẩm nói với SCMP.
Giáo sư Thẩm nói tình hình ở Hong Kong có thể là vấn đề chính của cuộc hội đàm, bên cạnh cuộc chiến thương mại kéo dài cả năm qua. "Về vấn đề Hong Kong, Trung Quốc sẽ yêu cầu Mỹ không can thiệp, trong khi Mỹ yêu cầu Trung Quốc kiềm chế".
Ngô Tâm Bá, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ của đại học Phục Đán nói thương mại ít có khả năng là tâm điểm của cuộc hội đàm bởi lĩnh vực này không phải là trách nhiệm trực tiếp của cả ông Dương lẫn ông Pompeo, nhưng cuộc gặp thể hiện thiện chí sau các bất đồng về vấn đề Hong Kong, Tân Cương và Đài Loan đã làm xói mòn thêm quan hệ vốn đã rất căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.
"Cuộc gặp này sẽ không giải quyết được vấn đề gì, nhưng nó cho thấy đôi bên vẫn có thể nói chuyện được với nhau", ông Ngô nói. "Ngay cả khi Tổng thống Donald Trump nói Trung Quốc có thể xử lý vấn đề Hong Kong và ông không quan tâm đến thành phố này, các chính trị gia khác vẫn tìm cách can thiệp. Ông Trump không thể kiểm soát được và cũng sẽ không ngăn chặn họ".
Trong khi đó, Trung Quốc đang lo lắng về các ý kiến từ quốc tế về khủng hoảng ở Hong Kong, đã kéo dài sang tuần thứ 10 với các cuộc biểu tình liên tiếp và bạo lực đã xảy ra. Nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng như sân bay, tàu điện ngầm bị tê liệt trong một số thời gian nhất định.
Hôm thứ Ba, ông Trump nói tình hình ở Hong Kong là phức tạp. Ông cũng dẫn thông tin từ tình báo Mỹ nói rằng chính phủ Trung Quốc đang chuyển quân tới gần biên giới Hong Kong. Cũng trong hôm đó, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã thảo luận về tình hình Hong Kong với thủ tướng Anh Boris Johnson. Ông bác bỏ "những cáo buộc nực cười" từ phía Trung Quốc rằng một nhà ngoại giao Mỹ đứng đằng sau các vụ biểu tình.
Các quan chức Mỹ nói Trung Quốc hôm thứ Bảy tuần trước đã từ chối USS Green Bay, một tàu đổ bộ, và tàu tuần dương tên lửa USS Lake Erie cập cảng Hong Kong. "Chính phủ Trung Quốc đã từ chối đề nghị viếng thăm Hong Kong của hai tàu chiến Mỹ", tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Nate Christensen nói.
Clayton Dube, giám đốc viện Mỹ-Trung của đại học Nam California, nói cuộc hội đàm Dương-Pompeo tập trung vào vấn đề Hong Kong, Triều Tiên và Iran.
"Có thể đoán rằng đôi bên nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ song phương đối với mỗi nước và rằng họ muốn có một mối quan hệ lành mạnh", ông Dube nói.
Theo tienphong
Triệt phá hoạt động vận chuyển ma túy trên Thái Bình Dương Cơ quan chức năng Mexico đã tịch thu 1,2 tấn cocaine trên 1 chiếc thuyền cao tốc và bắt giữ 7 đối tượng vận chuyển ở ngoài khơi khu vực bờ biển bang Chiapas, giáp Thái Bình Dương. Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, đợt thu giữ trên là kết quả của sự hợp tác trao đổi thông tin chống tội phạm giữa...