Nếu cứ bắt con phải thực hiện 3 phép lịch sự này thì không khác nào bố mẹ đang dồn con vào tình trạng tổn thương tâm lý
Nhìn vào cách cư xử, chúng ta có thể phán đoán trẻ có được bố mẹ dạy dỗ cẩn thận hay không. Nhiều bố mẹ thường dạy con phải lịch sự, phép tắc mọi lúc mọi nơi.
Tuy nhiên có 3 phép lịch sự vô cùng sai lầm mà nếu bố mẹ cứ bắt ép sẽ chỉ tổn hại đến tâm lý của con.
Buộc con phải nhường nhịn trẻ nhỏ hơn
Nhiều bố mẹ thường hay áp đặt con phải nhường nhịn mọi thứ cho em hoặc những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn. Ví dụ, một bé gái 5 tuổi đang chơi búp bê thì em gái 2 tuổi chạy ra giằng bằng được. Người mẹ lại gần và bảo con: “Nhường cho em đi. Em nhỏ hơn, con phải nhường em”.
Dạy con biết nhường nhịn, chia sẻ cho người khác là tốt nhưng nếu thái quá và rập khuôn sẽ làm tổn thương đến ý thức của con về quyền sở hữu.
Con sẽ hoang mang về việc phải trao đồ vật thuộc sở hữu của mình cho người khác chỉ vì đối phương nhỏ tuổi hơn. Không chỉ vậy, việc phải nhường nhịn mọi lúc cũng gây ra sự bất bình đẳng trong các mối quan hệ. Con sẽ có suy nghĩ ỷ lại vào độ tuổi để vòi vĩnh và đòi người lớn đối xử ưu tiên.
Video đang HOT
Bắt con phải nói lời chào
Nhiều bố mẹ thường bắt con chào hỏi người lớn, họ hàng hoặc bạn bè của mình. Chẳng hạn khi đi trên đường và gặp người quen, mẹ liền nhắc: “Chào cô đi con”.
Tuy nhiên con chẳng những không chào còn quay mặt đi và tỏ vẻ phụng phịu. Mẹ mất vui, xấu hổ với người quen và yêu cầu con phải chào ngay lập tức. Khi con không nghe lời, mẹ liền mắng con vì hư, khó bảo.
Chào hỏi là kỹ năng giao tiếp cơ bản và con cần được học từ nhỏ. Tuy nhiên, khi gặp người lạ, con dễ thấy xấu hổ và không kịp thích ứng. Hoặc có thể khi đó, con đang không vui hay mải chú ý đến việc gì đó.
Bố mẹ nhắc nhở con trước mặt người ngoài về việc chào hỏi vô tình biến con thành thụ động, thu mình, ngại giao tiếp và xấu hổ với việc phải làm hài lòng người khác, vô tình biến con thành thụ động, thu mình, ngại giao tiếp và xấu hổ với việc phải làm hài lòng người khác.
Không chào hỏi nhiều khi đơn thuần là cơ chế “tự bảo vệ” của con. Thông qua cơ chế này, con tự học cách phân biệt những người mình “có thể tin cậy” – “không thể tin cậy”. Khi đã thân quen, con sẽ tích cực trong việc chào hỏi hơn.
Để con tích cực chào hỏi, bố mẹ có thể chủ động giới thiệu bạn của mình, để con dần tiếp cận với đối phương. Khi con chưa thể chào, bố mẹ không nên trách mắng mà hãy chờ đến khi về nhà, lựa lúc vui vẻ để hỏi chuyện và nhắc nhở.
Dần dần con sẽ hiểu được chào hỏi là quy tắc giao tiếp cơ bản và thể hiện sự yêu quý, tôn trọng với đối phương.
Bắt con khiêm tốn khi được khen ngợi
Khiếm tốn là đức tính tốt nhưng nếu lúc nào bố mẹ cũng bắt phải khiêm tốn thì có thể khiến con mất tự tin.
Khi con đạt điểm thi cao và được hàng xóm khen ngợi, mẹ liền xua tay nói: “Những đứa trẻ khác còn giỏi hơn cháu nhiều!”.
Câu nói vô thưởng vô phạt này có thể tác động rất lớn đến con. Thay vì được động viên khuyến khích, con lại tự ti và nghĩ rằng mình kém cỏi hơn các bạn hay thậm chí mẹ không nhìn nhận thành tích của mình.
Trước mỗi lời khen, điều đầu tiên bố mẹ làm không phải là khiêm tốn khước từ mà là học cách đón nhận. Bố mẹ có thể sử dụng quy tắc giao tiếp: 5 điểm cảm ơn, 3 điểm hỗ trợ, 2 điểm kỳ vọng. Tức là bố mẹ cảm ơn sự khen ngợi của đối phương sau đó đề cập đến sự tích cực con để đạt được thành quả. Sau cùng bố mẹ bày tỏ kỳ vọng con sẽ làm tốt hơn nữa trong tương lại.
Với ví dụ trên, thay vì câu nói “Những đứa trẻ khác còn giỏi hơn cháu nhiều!”, bố mẹ có thể nói : “Vâng, lần này cháu đã nỗ lực nhiều trong học tập. Tôi mong cháu cố gắng đạt thành tích tốt hơn những lần sau”.
Theo Helino
Em sẽ không ngủ chung giường nếu anh say sỉn
Chồng tương lai ơi, nếu anh có đọc được những dòng tin này thì hãy lên tiếng đi nha. Em chờ anh lâu thật là lâu rồi đấy, giờ thì anh hãy xuất hiện đi.
Nếu anh nghĩ rằng cô gái này thật trẻ con thì anh nhầm rồi đấy. Em nói trước để anh khỏi hối hận khi vào nhận vợ nha, em vô cùng khó tính luôn. Em sẽ nhìn anh chằm chằm bằng ánh mắt lạnh lùng hình viên đạn những lúc anh làm sai mà không chịu nhận lỗi. Em sẽ cằn nhằn mãi không thôi và vô cùng hờn dỗi nếu anh không thèm nghe ý kiến của em về vấn đề nào đó mà em nghĩ nó rất quan trọng.
Em sẽ không chấp nhận việc ngủ chung giường với anh nếu anh nhậu nhẹt say khướt, nôn oẹ khắp nhà và được đưa về bởi ai đó khác lạ. Nếu anh tự biết tìm đường về nhà, thì được rồi, em sẽ xem xét đổi cho bộ quần áo, lau body kiêm kiểm tra mùi khác lạ, nấu cho bát canh giải rượu và tặng anh một cái chăn để nằm phòng khách. Em thích nấu ăn nhưng lại khá kén ăn, đồ ăn em nấu anh không được chê, tất nhiên là những món em mới sáng tạo anh mới có quyền ý kiến. Em không thích ăn hàng quán nhiều nhưng lúc nào em cũng là người nấu cơm thì... em quạu đó nha, tất nhiên anh luôn luôn là người rửa bát. Em khá háu sắc nên lỡ như anh có bỏ bê body của anh thì... nó thuộc quyền sở hữu của em, anh cũng nên nhớ anh là hàng hạn chế đụng chạm.
Em thích đi du lịch, thích chăm sóc bản thân, đồ mỹ phẩm áo quần không thể thiếu, ra đường cùng anh sẽ không bao giờ làm anh thất vọng, về nhà thì tuỳ ý đi. Em thích mua sắm cho người mình yêu thương, em thích mua quà cho các vị phụ huynh, anh đừng tiếc tiền vì thời gian còn được ở bên nhau là vô cùng quý giá. Em sẽ là một bà mẹ nghiêm túc nên anh có thể đóng vai ông bố hiền lành, quả là bi kịch cho con chúng ta nếu anh muốn chung vai với em. Em còn nhiều điều muốn nói, nhiều thứ muốn làm cùng anh, chồng tương lai của em ạ.
Em viết ngẫu hứng thôi, nghĩ đến đâu viết đến đấy, không dàn bài, không đắn đo viết xoá. Nếu anh còn thấy em thiếu phần nào thì có thể viết tiếp dùm em. Tụi mình là vợ chồng nên câu chuyện của chúng ta sao có thể chỉ mình em viết được. Anh nhớ là câu chuyện này không có hồi kết, con cháu chúng ta sẽ là người viết tiếp. Em hứa sẽ yêu anh to hơn cả vòng tay em, nếu không đủ còn cả vòng tay con chúng ta, vòng tay cháu chắt chúng ta nữa, càng về sau càng to anh nhé. Được rồi, anh ở đâu đấy chồng tương lai của em?
Theo vnexpress.net
Masan chi bao nhiêu tiền vào " đứa con chung" với Vingroup? Với việc nắm giữ 83,74% giá trị cổ phần của VCM, Masan có thể đã phải chi ra khoảng 5.400 tỷ đồng để đổi lại quyền sở hữu, điều hành chuỗi Vinmart và Vinmart . Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) vừa công bố nghị quyết của hội đồng quản trị thông qua việc hoán đổi cổ phần giữa Công...