“Nếu con nằm lại với biển, mẹ cũng hãy yên lòng!”
Cứ mỗi lần xem lại tờ giấy báo tử, tập nhật ký, những bức thư…là nước mắt các mẹ lại chảy. 26 năm qua, mẹ vẫn không một lần muốn tin những đứa con thân yêu của mình đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi, chưa tìm thấy thi hài.
Nước mắt mẹ vẫn chảy…
Theo chân anh Trần Thiên Phụng, một người lính từng tham gia trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 và may mắn sống sót, chúng tôi trở lại thăm thân nhân những liệt sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nước tại Trường Sa. Và, chúng tôi càng thấu hiểu hơn nỗi đau của những người mẹ, người chị, người anh… đang từng ngày đợi chờ con, em mình trong vô vọng.
Đã 26 năm trôi qua, nước mắt của mẹ Nguyễn Thị Hằng (69 tuổi, mẹ của liệt sĩ Hoàng Ánh Đông) vẫn chưa nguôi chảy. Cứ mỗi lần xem lại giấy báo tử, những dòng nhật ký và các bức thư… di vật cuối cùng của anh Đông để lại, nước mắt mẹ Hằng cứ trào ra không ngớt.
Cứ mỗi khi xem lại những di vật của liệt sĩ Đông, mẹ lại khóc nức nở
Từng kỷ vật như xoáy sâu vào lòng mẹ, đau đến thắt ruột. Ngày biết tin con trai thân yêu nhất của mình hy sinh, mẹ đã khóc rất nhiều. 26 năm sau, mẹ càng khóc nhiều hơn, lòng mẹ hướng về đảo xa, nơi anh Đông đã mãi nằm lại, máu của anh đã hòa vào đại dương, đã thắm Trường Sa, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
Còn mẹ Hoàng Thị Giỏ (85 tuổi, mẹ của liệt sĩ Tống Sĩ Bái) thì dường như không còn đủ sức để đợi chờ đứa con trai út thân yêu của mình trở về đất liền. Mấy chục năm qua, mẹ đã khóc cạn nước mắt vì thương con. Cho đến bây giờ, mẹ vẫn ám ảnh mỗi khi nhớ lại câu nói của anh Bái trước khi ra đi: “Mạ cứ yên tâm để cho con đi làm nhiệm vụ được thanh thản. Tổ quốc đang cần chúng con. Vì chủ quyền thiêng liêng của đất nước, nếu nhỡ con có vĩnh viễn nằm lại cũng xin mạ hãy yên lòng”.
Mẹ Giỏ sinh được 6 người con (gồm 5 trai, 1 gái), anh Bái là con trai út. Sau khi học xong cấp 3, anh Bái viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Năm 1987, anh được phân công vào Trung đoàn E83 – Bộ tư lệnh Hải quân, rồi sau đó được điều động ra xây dựng đảo Gạc Ma. Đến ngày 14/3/1988, anh cùng đồng đội của mình đã ngã xuống trong trận hải chiến bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc.
Hàng ngày, mẹ Giỏ chậm rãi đến bên ban thờ của con mà ruột gan như thắt lại
Ngày qua ngày, mẹ Giỏ cứ hết xem các di vật của con lại chậm chậm đến bên ban thờ, đưa bàn tay khô gầy xoa lên khuôn mặt trên bức di ảnh của anh Bái mà khóc nức nở. Đã có lúc, mẹ kiệt sức và chỉ nằm một chỗ nhưng lúc nào cũng gọi tên anh.
Thật sự không có từ nào để diễn tả hết những nỗi đau, sự hy sinh thầm lặng của những người mẹ Việt Nam. Khi tiếp xúc với các mẹ, chúng tôi đã cố gắng tránh đi những câu hỏi gợi lại sự đau thương trong lòng các mẹ. Nhưng chỉ cần nhắc đến tên, xem di ảnh của con là nước mắt của các mẹ cứ trào ra không gì ngăn được.
Video đang HOT
Anh Phụng cùng 2 liệt sĩ Tống Sỹ Bái và Hoàng Ánh Đông đều là những người con của mảnh đất Quảng Trị anh hùng và cũng nhập ngũ cùng một thời điểm. Anh Phụng may mắn sống sót trở về, còn anh Bái và anh Đông đã anh dũng hy sinh tại Trường Sa.
Năm 2011, khi Hải quân nhân dân Việt Nam tìm thấy 4 hài cốt của các liệt sĩ trên tàu HQ-604, gia đình hai liệt sĩ Hoàng Ánh Đông và Tống Sĩ Bái cũng được lấy mẫu xét nghiệm ADN để xác định danh tính. Tuy nhiên, sau nhiều năm chờ đợi, niềm hy vọng được nhen nhóm nhưng lại một lần nữa, các anh không có tên trong danh sách những người trở về.
Hãy để con mẹ được yên nghỉ!
Thời gian gần đây, dư luận trong nước và thế giới hết sức bức xúc trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc trong việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái phép ở những vị trí chiếm đóng trái phép ở Trường Sa, những khu vực thuộc đảo Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao, nơi mà cách đây 26 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ thuộc lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam đã không ngại hy sinh để quyết tâm giữ đảo, giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc. Những hoạt động này của Trung Quốc cũng không ngoài mục đích củng cố “đường lưỡi bò” phi lý và âm mưu muốn độc chiếm biển Đông.
Đáng lo ngại, nơi Trung Quốc đang xây dựng cũng là vùng biển mà các chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã ngã xuống, hiện phần lớn vẫn chưa tìm thấy thi thể.Không chỉ người thân các liệt sĩ mà không ai trong chúng ta có thể chấp nhận được hành động ngang ngược, bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế của phía Trung Quốc, càng không thể để cho tấc đất của tổ tiên để lại rơi vào tay người khác. Những vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc, được đánh đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ.
Đã có biết bao người lính như anh Đông…
Nuốt nỗi đau, mẹ Hằng nói: “Tôi cũng như bao gia đình có con hy sinh tại Trường Sa đều mong muốn tìm thấy và đưa được thi hài của con về đất liền. Thế nhưng, sau bao năm dài đằng đẵng chờ đợi, tôi cũng biết hy vọng đó rất khó thực hiện. Chỉ mong Đảng, Nhà nước mình cùng dư luận thế giới tiếp tục có những hành động và lên tiếng ủng hộ chính nghĩa, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hoạt động phi pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, để linh hồn các con và đồng đội được yên nghỉ”.
Anh Bái đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Còn với mẹ Giỏ thì hàng đêm, mỗi khi nhắm mắt lại mẹ vẫn thấy anh hiện về trong tâm thức. Cách đây mấy năm, những đồng đội còn sống của anh Bái và người thân đã mang về cho mẹ một chai nước, được lấy từ vùng biển nơi anh hy sinh. Suốt ngần ấy năm, mẹ luôn xem đó là phần xương máu của con mình để khi nhớ anh, mẹ lại đưa ra ngắm rồi khóc nức. Bên cạnh đó, mấy anh em của anh Bái, anh Đông cũng đã lấy máu của mình tạo thân thể và làm “mộ gió”, để hàng ngày đến nhang khói. Mẹ Giỏ cũng như bà Hằng đều luôn xem đó là niềm an ủi cuối cùng khi thân thể của các con mẹ đã hòa vào biển cả, góp phần giữ vững chủ quyền đất nước.
“Tôi vẫn muốn ra lại Trường Sa”
Đối với anh Trần Thiên Phụng, từ ngày được trở về đoàn tụ với gia đình, anh vẫn ấp ủ một niềm hy vọng được quay trở lại Gạc Ma, quần đảo Trường Sa – nơi những đồng đội của anh đã ngã xuống để tìm thi hài đồng đội. Tuy nhiên, niềm mong muốn ấy của anh vẫn chưa thành hiện thực.
Anh Phụng vẫn ấp ủ một niềm hy vọng được quay trở lại Trường Sa
Đặc biệt, từ lúc anh nghe tin Trung Quốc đang có những động thái xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa khiến lòng anh càng thổn thức. Anh Phụng là 1 trong 9 chiến sĩ của Trung đoàn 83, thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân may mắn còn sống sót sau trận hải chiến ngày 14/3/1988 trên đảo Gạc Ma, thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa.
Giấy báo tử và một số kỷ vật hiện anh Phụng còn giữ lại
Anh Phụng kể lại: “Trong trận chiến ngày ấy, dù tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch rất lớn. Trung Quốc có 3 tàu quân sự, lực lượng rất đông. Nhưng với quyết tâm phải giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc nên anh em chúng tôi chấp nhận mọi hy sinh. Nhiều động đội của tôi đã ngã xuống, còn tôi bị thương và bị Trung Quốc bắt làm tù binh cùng với 8 anh, em nữa. Sau đó, chúng tôi được đưa về đảo Hải Nam cấp cứu trước khi chuyển vào nhà tù ở Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đầu tháng 11/1988, giấy báo tử của tôi mới được chuyển đến gia đình, còn tôi cũng mất liên lạc từ đó. Chừng một năm sau, nhờ sự giúp đỡ của Hội chữ thập đỏ Quốc tế, tôi mới gửi được tin nhắn về gia đình và cho biết mình còn sống. Tháng 9/1991, tôi cùng 8 đồng đội được phía Trung Quốc trao trả về Việt Nam qua cửa khẩu Hữu nghị Quan ở Lạng Sơn”.
Anh Phụng luôn khắc khoải nỗi đau vì thi hài đồng đội của anh, cũng là những người bạn thân thiết vẫn chưa được trở về đất liền
Đã 26 năm trôi qua nhưng ký ức về trận chiến giữ biển, đảo Tổ quốc vẫn vẹn nguyên trong tâm trí người lính Trần Thiên Phụng. Thắp nén nhang cho những đồng đội đã hy sinh, anh Phụng ngậm ngùi: “Tôi may mắn được trở về đoàn tụ bên gia đình còn các anh đã mãi mãi nằm lại giữa trùng khơi. Từng sát cánh bên nhau trong cuộc chiến sinh – tử, thế mà bây giờ chúng tôi không đưa được các anh trở về, dẫu chỉ là chút hình hài để động viên tinh thần những người mẹ già yếu, mòn mỏi ngóng tin con. Đã có lúc tôi cảm thấy bản thân bất lực vô cùng. Nhưng nếu có cơ hội, tôi vẫn muốn được ra lại Trường Sa để tiếp tục cầm súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước”.
Đăng Đức
Theo Dantri
Tàu pháo Trung Quốc giả dạng tàu hải cảnh
Ngày 14-6, mặc dù biển động, gió tây nam cấp 5 giật cấp 6, các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp tục tiến sâu vào khu vực Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan 981 để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Tàu "hải cảnh" 13 là tàu chiến giả dạng, dẫn đầu một nhóm tàu Trung Quốc các loại lao ra truy cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam - Ảnh: My Lăng
Sáng 14-6, các biên đội tàu kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam vẫn tiếp tục cơ động tìm cách đi sâu vào khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 để tuyên truyền, xua đuổi các tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Pháo được che kín
Khi các biên đội tám chiếc tàu kiểm ngư và cảnh sát biển, trong đó có tàu KN 22, nhận lệnh theo hướng đông đông nam tiến vào giàn khoan thì chạm trán ngay một đội tàu hơn 10 chiếc của Trung Quốc lao ra cản trở, thậm chí tàu "hải cảnh" số hiệu 13 còn tìm cách áp sát, đe đọa tàu cảnh sát biển 4032.
Thiếu tá Hoàng Quốc Đạt - hải đội trưởng hải đội 201 Vùng cảnh sát biển 2 - cho biết Trung Quốc đã điều hai tàu mới là tàu hải cảnh 2166 và 31 lần đầu tiên xuất hiện trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu "hải cảnh" số hiệu 13 thực chất là tàu pháo giả dạng, bởi trên tàu này có gắn bốn buồng pháo loại 76 li bố trí ở phía trước mũi tàu, sau lái. Còn trên nóc cabin có hai khẩu đang được che kín. Lúc 11g05, tàu 4032 phát hiện tiếp một tàu pháo của Trung Quốc mang số hiệu 839 chạy với tốc độ cao xen lẫn trong đội hình tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Cách khu vực giàn khoan 4 hải lý, một tốp tàu hải cảnh lớn của Trung Quốc tự bật vòi rồng phun với nhau mà không rõ lý do. Trong sáng 14-6, tàu cảnh sát biển 4032 là tàu áp sát sâu nhất vào khu vực giàn khoan với khoảng cách chừng 8,5 hải lý. Tàu cảnh sát biển 4032 đã bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát. Sau một hồi bám đuổi nhưng bất thành, các tàu Trung Quốc rút lui trở lại khu vực giàn khoan, trong khi đó các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư trong biên đội tàu KN 22 được lệnh rút ra khỏi khu vực giàn khoan chừng 13 hải lý. Đến 9g05, các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam đã thoát khỏi vòng vây an toàn. Trưa 14-6, gió ở khu vực Hoàng Sa tiếp tục thổi mạnh trở lại.
Dàn hàng dọc
Đến 17g ngày 14 -6, tại khu vực Hoàng Sa biển động mạnh nên các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam được lệnh tiếp tục nằm vòng ngoài chờ cơ hội tiến sát vào khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan
Theo phân tích của các kiểm ngư viên trên tàu KN 22, Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật, thay vì đưa tàu hải cảnh ra vòng ngoài, tổ chức đâm húc các tàu Việt Nam thì lần này Trung Quốc lại đưa toàn bộ các tàu có khả năng đâm va mạnh, tầm sát thương cao ra vòng ngoài gây cản trở không nhỏ cho tàu thực thi pháp luật của Việt Nam làm nhiệm vụ. Hôm qua, Trung Quốc cũng đưa một máy bay cánh bằng bay một vòng xung quanh khu vực giàn khoan để quan sát và thị uy.
Thiếu tá Hoàng Quốc Đạt cho biết ngày 14-6, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng dọc để cản trở các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Trung Quốc đã bố trí cho tàu tốc độ chậm đi trước, tàu tốc độ nhanh đi sau với ý đồ có thể mở đường cho tàu của Việt Nam vào để rồi tàu lớn vây ép, tàu nhỏ đâm va. Đoán trước ý đồ đó, tàu cảnh sát biển 4032 đã xử lý tình huống để không rơi vào bẫy của các tàu Trung Quốc.
Ngư dân đấu tranh đòi ngư trường
Trong ngày 14-6, các tàu kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ tại hiện trường gần khu vực giàn khoan 981, tổ chức các hoạt động đấu tranh với cường độ cao ở khu vực cách giàn khoan 8-11 hải lý để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Các tàu cá của ngư dân ta vẫn tiếp tục bám trụ tại ngư trường truyền thống của mình, cách giàn khoan 35-40 hải lý để tổ chức đánh bắt thủy sản và đấu tranh phản đối Trung Quốc, đòi ngư trường.
Theo Tuổi Trẻ
ASEAN cần có cách tiếp cận chung, mạnh mẽ hơn với Trung Quốc Trước những việc làm đầy toan tính của Trung Quốc nhằm mở rộng chủ quyền của mình ở Biển Đông, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần phải có cách tiếp cận chung, mạnh mẽ hơn với Trung Quốc để thúc đẩy hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Đây là phát biểu của tiến sĩ...