Nếu có sóng thần, Việt Nam chỉ có 30 phút để chuẩn bị
Việt Nam chỉ có khoảng 30 phút để sơ tán dân khi có sóng thần nguồn gần.
Trận động đất 7,5 độ richter hôm 28/9 tạo ra sóng thần cao 6m đã tấn công thành phố Palu với 600 nghìn người dân tại đảo Sulawesi (Indonesia). Thảm họa động đất, sóng thần ở Indonesia đã khiến hơn 1.400 người thiệt mạng và nhiều khả năng còn tiếp tục tăng.
Chính phủ Indonesia đang vấp phải sự chỉ trích lớn từ phía dư luận về việc rút lại cảnh báo sóng thần quá sớm, khiến cho người dân chủ quan và dẫn tới thảm kịch. Nguyên nhân của thảm kịch được cho là do lỗi chủ quan của con người, bởi trên thực tế, Indonesia có hệ thống cảnh báo sớm sóng thần được quốc tế hỗ trợ rất hiện đại, có quy mô lớn nhất thế giới.
Tại Việt Nam, qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã ghi nhận 2 nguồn phát sinh sóng thần có thể ảnh hưởng đến bờ biển Việt Nam. Một là ở bờ Tây Philippines (đây là nguồn phát sinh sóng thần nguồn xa) và một là ở bờ biển miền Trung và Nam Trung Bộ có dải đứt gãy kinh tuyến 109 (đây được ghi nhận là nguồn phát sinh sóng thần nguồn gần).
Với công nghệ và hệ thống cảnh báo trước hiện nay, Việt Nam sẽ có khoảng 1 tiếng rưỡi để sơ tán người dân khi có sóng thần nguồn xa và chỉ khoảng 30 phút khi có sóng thần nguồn gần. Đây cũng là nhận định của PGS.TS Nguyễn Hồng Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) khi trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV.
Theo Tạ Lan/VOV1
Video đang HOT
Động đất, sóng thần tại Indonesia: Số người thiệt mạng tăng lên 1.234 người
Ngày 2/10, Cơ quan Ứng phó thiên tai Indonesia cho biết số người chết vì thảm họa động đất, sóng thần ở đảo Sulawesi (Indonesia) đã tăng lên con số 1.234.
Trận động đất 7,5 độ Richter hôm 28/9 đã gây ra những đợt sóng thần cao đến 6 m, lũ lượt ập vào bờ và càn quét TP Palu, phía tây của đảo Sulawesi.
Người phát ngôn của Cơ quan Ứng phó thiên tai Indonesia Sutopo Purwo Nugroho cho biết tính đến chiều ngày 2/10 đã xác nhận được 1.234 người thiệt mạng.
Hiện giới chức Indonesia đang nỗ lực cung cấp lương thực, thực phẩm, viện trợ và các trang thiết bị cần thiết đến đảo Sulawesi. Ảnh: AP
Tuy nhiên, con số này không dừng lại ở đó, vì các đội cứu hộ vẫn chưa đến được nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa động đất - sóng thần hôm 28/9.
Phát biểu tại cuộc họp của Chính phủ ngày 2/10, Tổng thống Joko Widodo yêu cầu tăng cường các đội cứu hộ đến đảo Sulawesi, tuyên bố sẽ tìm phải tìm được tất cả các nạn nhân.
"Một số ưu tiên hàng đầu hiện nay mà chúng ta phải giải quyết là di tản người dân, tìm và cứu những nạn nhân chưa được tìm thấy", ông Widodo nhấn mạnh.
Hội Chữ Thập Đỏ cảnh báo Indonesia đang phải đối mặt với "cơn ác mộng" thật sự. Các nhân viên của tổ chức này đã đến được một trong những khu vực bị phong tỏa, Donggala, nơi có khoảng 300.000 người ở phía bắc Palu và nằm sát tâm chấn. Theo phản hồi, Donggala bị tàn phá nghiêm trọng.
Ngoài Palu, hai TP Donggala - gần tâm chấn nhất, chỉ 27 km - và Mamuju vẫn chưa được tiếp cận vì đường sá bị phong tỏa, điện và viễn thông bị cắt.
4 huyện bị thiệt hại nặng nề nhất có tổng số dân vào khoảng 1,4 triệu người.
Nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, ngày 2/10, lực lượng cứu hộ và tình nguyện viên ở TP Palu đã bắt đầu chôn cất hàng trăm nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa kép động đất và sóng thần vừa qua.
Chính quyền địa phương đã cho đào một mộ chôn tập thể trên đồi Poboya ở ngoại ô thành phố Palu. Khu mộ rộng 10 m và dài gần 100 m, có khả năng chứa gần 1.300 thi thể.
Chính quyền địa phương đã cho đào một mộ chôn tập thể trên đồi Poboya ở ngoại ô TP Palu. Khu mộ rộng 10 m và dài gần 100 m, có khả năng chứa gần 1.300 thi thể.
Trước đó, hôm 1/10, Chính phủ Indonesia thông báo đồng ý chấp nhận hỗ trợ từ nước ngoài giúp khắc phục thảm họa kép động đất - sóng thần ở Trung Sulawesi.
Hiện đã có một số quốc gia cam kết hỗ trợ Indonesia khắc phục thảm họa động đất - sóng thần. Hàn Quốc đã đề nghị được đóng góp 1 triệu USD, đồng thời đang cân nhắc đưa một đội cứu hộ đến khu vực.
Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ giúp 1,5 triệu euro (1,7 triệu USD), sẽ triển khai chuyên gia về cứu trợ nhân đạo đến vùng thảm họa giúp điều phối công tác khắc phục thảm họa này.
Bên cạnh đó, EC cũng sẽ kích hoạt dịch vụ bản đồ vệ tinh khẩn cấp Copernicus hỗ trợ Indonesia định vị các địa điểm bị thảm họa. "Trung tâm Phối hợp đối phó khẩn cấp 24/7 của ủy ban đang theo dõi chặt diễn biến và sẵn sàng trợ giúp thêm nếu được yêu cầu" - EC cho biết.
Theo kinhtedothi
4 ngày sau thảm họa kép: Indonesia chôn tập thể các nạn nhân hàng ngày Chính quyền Indonesia buộc phải chôn cất hàng loạt nạn nhân trong những ngôi mộ tập thể sau trận động đất, sóng thần khiến hơn 1.300 người thiệt mạng. Bà Ling Ling, mẹ của nam sinh Nathan, gào khóc bên mộ của con trai tại nghĩa trang Poboya Indah (Ảnh: New York Times) Nathan đã kịp chạy tới nơi an toàn khi một...