Nếu có 5 dấu hiệu này chứng tỏ phổi của bạn không khỏe, hãy sớm đi kiểm tra
Chúng ta liệu đã thực sự hiểu về lá phổi của mình – hãy xem những dấu hiệu này để biết bạn nên làm gì nhé.
Phổi là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Muốn duy trì sự sống tốt nhất, chúng ta không thể sống khỏe mạnh mà không có lá phổi khỏe mạnh.
Chức năng chính của phổi là trao đổi khí, đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và mang carbon dioxit từ động mạch phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi còn góp phần vào quá trình chuyển hóa một số chất sinh hóa, lọc độc tố trong máu.
Phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể của con người, giúp chúng ta duy trì sự sống (Ảnh minh họa).
Phổi đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng chúng ta liệu đã thực sự hiểu hết về lá phổi của mình? Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy lá phổi không khỏe, nên đặc biệt chú ý:
1. Khàn giọng
Nếu khi bạn có vấn đề về phổi, ví dụ như phổi bị tổn thương, thì giọng nói sẽ trở nên khàn hơn. Nhiều người có thể nghĩ rằng khàn tiếng là vấn đề của cổ họng, tuy nhiên trên thực tế, nếu có bệnh ở phổi, đây cũng là một dấu hiệu.
Vì nếu có khối u trong phổi, nó sẽ chèn ép vào trung thất gây liệt dây thanh, làm giọng nói bị khàn đi. Do vậy, ngay khi thấy tiếng bị khàn hơn trước và đã loại trừ các bệnh lý về họng, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra phổi kịp thời.
2. Tức ngực
Nếu có cảm giác tức ngực, khó chịu, kèm theo cơ thể kiệt sức, thì đây cũng là dấu hiệu của bệnh phổi. Trong quá trình hô hấp, phổi đóng vai trò chủ đạo nên khi phổi bị bệnh thì máu và oxy không được cung cấp đủ cho cơ thể, khiến bạn cảm thấy tức ngực, mệt mỏi, kiệt quệ. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn nên đi thăm khám kịp thời.
Khi phổi bị bệnh, máu và oxy không được cung cấp đủ cho cơ thể gây cảm giác tức ngực, mệt mỏi (Ảnh minh họa).
3. Khó thở
Video đang HOT
Những tổn thương ở phổi sẽ trực tiếp dẫn đến tình trạng khó thở. Nguyên nhân là do vùng tổn thương có thể tăng kích thước và chèn ép lên nhu mô phổi, thậm chí gây hại trực tiếp đến phổi, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, hụt hơi. Chỉ khi phổi ở trạng thái khỏe mạnh thì nhịp thở mới đều đặn, trơn tru hơn, chức năng tuần hoàn trong cơ thể cũng tốt hơn.
Dung tích phổi là phương diện có thể phản ánh trực tiếp lá phổi của bạn có khỏe mạnh hay không. Nếu dung tích phổi lớn có nghĩa là chức năng của phổi tương đối tốt. Ngược lại, nếu có bệnh ở phổi, dung tích phổi cũng sẽ giảm đi.
Trong trường hợp sức khỏe bình thường, dung tích phổi của người lớn là 3000-4000 ml, nếu dung tích giảm đột ngột thì cần hết sức cảnh giác, tốt nhất nên đi thăm khám xem phổi có vấn đề gì hay không.
5. Ho nhiều
Nhiều căn bệnh khi mắc phải có thể xuất hiện triệu chứng ho, ví dụ sau khi bị viêm đường hô hấp rất dễ bị sốt và ho khan liên tục, lâu ngày dẫn đến viêm phổi.
Ngoài ra, bệnh ung thư phổi cũng rất dễ gây ho, bởi khi có khối u trong phổi, người bệnh luôn muốn ho cho đỡ khó chịu. Nếu tình trạng ho xảy ra thường xuyên và kéo dài thì không thể chủ quan, nên đến bệnh viện kiểm tra phổi càng sớm càng tốt.
Nếu tình trạng ho xảy ra thường xuyên và kéo dài thì nên đi kiểm tra phổi kịp thời (Ảnh minh họa).
Nói chung, muốn có một lá phổi khỏe mạnh, chúng ta nên xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, ăn uống điều độ, không nên ăn các loại thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, đồng thời uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và thải độc của phổi và cơ thể.
Ngoài ra, hãy luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái và thái độ sống tích cực, lạc quan, điều này rất có lợi cho sức khỏe.
Chuyên gia: Đây là 5 triệu chứng của cơn đau tim
Các cơn đau tim có thể cực kỳ nguy hiểm, vì vậy nếu nghi ngờ, hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức.
Bác sĩ tim mạch Leslie Cho ở Mỹ cho biết: "Đau tim là một trường hợp cấp cứu y tế nghiêm trọng và gọi cấp cứu là cách nhanh nhất để được điều trị cứu sống".
"Điều này là do các nhân viên dịch vụ y tế khẩn cấp có thể bắt đầu can thiệp ngay lập tức khi họ đến và trên đường đến bệnh viện", bác sĩ Cho nói thêm.
Theo các chuyên gia, đây là 5 triệu chứng của cơn đau tim, theo Eat This, Not That!
1. Đau ngực
Cảm thấy tức ngực có thể là dấu hiệu của cơn đau tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cảm thấy tức ngực có thể là dấu hiệu của cơn đau tim - và nó không nhất thiết phải rất đau mới nghiêm trọng (vì vậy đừng bỏ qua nó!).
"Mọi người không phải lúc nào cũng sử dụng từ đau khi mô tả các triệu chứng đau tim của họ", tiến sĩ Ron Blankstein, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Brigham and Womens trực thuộc Harvard, đồng thời là giáo sư y khoa và X-quang tại Trường Y Harvard, cho biết.
2. Khó thở
Chuyên gia Peter Leslie Weissberg cho biết: "Thật dễ dàng bỏ qua việc khó thở như một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang già đi hoặc không còn khỏe mạnh".
"Khi bạn tập thể dục cường độ trung bình như đạp xe hoặc đi bộ nhanh, bạn sẽ thấy khó thở hơn một chút - mặc dù bạn vẫn có thể nói được.
Nhưng cảm thấy khó thở khi thực hiện các hoạt động hằng ngày, đặc biệt nếu bạn chưa từng trải qua điều này trước đây, thì có thể là dấu hiệu của một tình trạng tim nghiêm trọng tiềm ẩn.
Các bệnh tim thông thường, có thể điều trị được như bệnh tim mạch vành (nguyên nhân gây ra các cơn đau tim), suy tim và nhịp tim bất thường như rung nhĩ đều có thể gây khó thở", chuyên gia Weissberg lưu ý, theo Eat This, Not That!
3. Buồn nôn
Nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn và khó tiêu, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
Tổ chức Tim mạch Úc cảnh báo: "Khó tiêu, buồn nôn và nôn mửa có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý, nhưng điều quan trọng là không được loại bỏ chúng, vì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim đe dọa tính mạng".
"Cách tốt nhất để chắc chắn liệu những gì bạn đang gặp phải có nghiêm trọng hay không là tìm kiếm sự trợ giúp khẩn cấp. Các xét nghiệm y tế có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn, và nếu đó là một cơn đau tim, bạn càng được giúp đỡ sớm càng tốt", tổ chức Tim mạch Úc lưu ý.
4. Chóng mặt
Các bác sĩ cho biết chóng mặt không rõ nguyên nhân có thể là cảnh báo của cơn đau tim.
"Đây có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim hoặc tình trạng van tim", bác sĩ tim mạch Lawrence Phillips, trợ lý giáo sư tại Khoa Y và là giám đốc y khoa của Khoa Tim mạch lâm sàng ngoại trú tại NYU Langone cho biết, theo Eat This, Not That!
"Điều quan trọng là phải làm điện tâm đồ để tìm nhịp tim không đều và đảm bảo không có vấn đề gì lớn", bác sĩ Phillips cho biết thêm.
5. Cẩn thận với cơn đau tim "thầm lặng"
Cùng nhau bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bạn có biết là có thể bị đau tim và không biết điều đó? Các dấu hiệu phổ biến của cơn đau tim "thầm lặng" là mệt mỏi không rõ nguyên nhân, khó thở và khó chịu ở họng, cổ và hàm.
Bác sĩ tim mạch Curtis Rimmerman cho biết: "Trong khi các triệu chứng đau tim không điển hình phổ biến nhất ở phụ nữ và những người mắc bệnh tiểu đường, chúng cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Những người trải qua cơn đau tim mà không nhận ra nó và những người sống sót là rất may mắn.
Nếu bạn cảm thấy khó chịu kéo dài trong khoảng thời gian vài phút, đặc biệt là nếu các triệu chứng mới xuất hiện và không có lời giải thích rõ ràng, đừng bỏ qua những lo lắng này.
Nếu nó trở thành chứng ợ chua, ít nhất bạn đã loại trừ một số thứ ít đe dọa hơn. Đừng để xảy ra bất trắc dẫn đến ân hận về sau cho bạn và gia đình", bác sĩ Rimmerman cảnh báo, theo Eat This, Not That!
Cô gái 22 tuổi nhập viện vì tức ngực, đau đầu dữ dội do mắc bệnh liên quan đến xương khớp phổ biến ở dân văn phòng Vì đặc thù công việc và những thói quen sinh hoạt không lành mạnh mà ngày càng nhiều bệnh tật tấn công "dân văn phòng". Tiểu An (Trung Quốc) là một nữ nhân viên văn phòng xinh đẹp, hòa đồng và có trách nhiệm với công việc. Vài tháng trở lại đây, công ty có nhiều dự án quan trọng nên cô thường...