Nếu chính quyền sai, tại sao ông Dũng “lò vôi” không kiện ra tòa?
“Nếu đúng là UBND tỉnh sai thì tại sao ông Dũng không kiện ra tòa. Việc kiện ra tòa là cách hành xử văn minh nhất. Đây không phải là câu chuyện của một ông giám đốc với ông chủ tịch tỉnh mà là câu chuyện quản lý tầm quốc gia”.
Luật sư Trần Quốc Thuận – nếu chính quyền sai tại sao không kiện ra tòa?
Đó là quan điểm của Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khi trao đổi với phóng viên về sự việc có một không hai này.
Ông Dũng ” lò vôi” tuyên bố đóng cửa khu du lịch Đại Nam đang gây xôn xao dư luận. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Theo tôi được biết trước đó Thanh tra Chính phủ cũng đã vào cuộc và Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo. Vì vậy, theo quan điểm của tôi chúng ta không nên nhìn sự việc theo kiểu ” thầy bói xem voi”.
Nhà nước không đi tranh chấp với doanh nghiệp, việc đóng cửa doanh nghiệp là quyền của họ, chứ không phải doanh nghiệp tự đóng cửa lại đổ lỗi cho chính quyền “o ép”. Theo tôi, cái thiếu của chính quyền tỉnh Bình Dương là không sớm lên tiếng lý giải văn bản mình ban hành.
Theo ông đâu là mấu chốt của sự kiện này?
Theo tôi, mấu chốt nằm ở chính quyết định giao đất của UBND tỉnh cho ông Dũng ” lò vôi”. Vấn đề này cần được làm rõ. Việc ông Dũng ” ăn chay nằm đất” xây dựng khu vui chơi Đại Nam được ví là câu chuyện thần kỳ. Lợi nhuận từ khu du lịch này cũng rất lớn, cho nên, khi ông Dũng ” lò vôi” quyết định đóng cửa khu du lịch phải có nguyên do.
Chưa bàn về chuyện đúng sai, nhưng rõ ràng ông Dũng đóng cửa khu vui chơi giải trí Đại Nam trước tiên gây thiệt hại kinh tế cho cá nhân ông ấy. Từ khúc mắc chưa được chính quyền địa phương và doanh nghiệp giải quyết. Quyết định đóng cửa không hoạt động kinh doanh sản xuất là quyền của họ. Nếu ở địa phương khác, doanh nghiệp cũng lấy việc đóng cửa hoạt động để phản đối, rõ ràng đây là tiền lệ không tốt.
Có ý kiến cho rằng, động thái của ông Dũng “lò vôi” là một ví dụ cho việc không ưu đãi doanh nghiệp trong nước?
Sự kiện liên quan đến ông Dũng “lò vôi” tôi không bàn đến. Nhưng trên thực tế, việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phụ thuộc căn bản vào chính sách của từng địa phương. Chúng ta không thể võ đoán, nói đấy là một minh chứng được.
Câu chuyện mà dư luận quan tâm ở đây là vì sao ông Dũng “lò vôi” lại đóng cửa khu du lịch Đại Nam?
Trong khi chính quyền địa phương vẫn không thay đổi quyết định đằng sau nó là gì? Còn câu hỏi liệu có sự “o ép” của chính quyền địa phương hay không là chuyện khác.
Nếu đúng là UBND tỉnh sai thì tại sao ông Dũng không kiện ra tòa. Việc khiếu kiện ra tòa là cách hành xử văn minh nhất. Đây không phải là câu chuyện của một ông giám đốc với chủ tịch tỉnh mà là câu chuyện quản lý tầm quốc gia.
Video đang HOT
Có ý kiến cho rằng, khi kêu gọi doanh nghiệp đầu tư thì ” trải thảm đỏ” nhưng sau đó một thời gian lại “thắt chặt” các tiêu chí mới nảy sinh phản ứng tiêu cực từ doanh nghiệp như sự kiện ông Dũng ” lò vôi”, thưa ông?
Bây giờ vấn đề là phải xem bản chất thế nào, đúng chỗ nào, sai chỗ nào. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, trên thực tế tại một số địa phương cũng tồn tạo tình trạng “qua cầu rút ván”. Ban đầu thì “trải thảm đỏ” nhưng khi doanh nghiệp bỏ tiền vào đầu tư ở một mức nào đó thì địa phương lại đưa ra ” điều kiện” mới, gây khó cho doanh nghiệp. Với trường hợp này có đúng như vậy không là điều đáng bàn. Chắc rằng, ở địa phương này hay địa phương khác, việc quản lý thiếu nhất quán cùng với sự thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật cũng dẫn đến mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và địa phương.
Câu chuyện trên có thể nhìn nhận ở góc độ có những cơ chế, chính sách về việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương không nhất quán dẫn đến những lình xình không đáng có. Nếu nhận thấy doanh nghiệp có hiện tượng nào bất thường thì có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra. Khi doanh nghiệp nói ” o ép” thì cơ quan quản lý Trung ương cần vào cuộc để làm rõ. Không nên để dẫn đến cách hành xử kiểu tiêu cực như vậy.
Xin cảm ơn ông!
Theo Đời Sống và Pháp Luật
Bức trướng hơi... chướng của ông "Dũng lò vôi"
Ông Huỳnh Uy Dũng ngoài vị thế của một doanh nhân dạng lớn thuyền lớn sóng còn có vẻ như một thần dân của thi ca. Tại vị trí trang trọng nhất trong chánh điện của ông, có một bức trướng lớn, hình như không phải để phục vụ cộng đồng.
Những điều các học giả phân vân
Ai đã từng đến thăm khu Đại Nam lạc cảnh thì dễ thấy từ toàn cảnh công trình này có cái gì mang hơi hướng của văn hóa ... phương bắc.
Hàng rào đạt kỷ lục quốc gia về độ dài này cũng mang hình hài của Vạn lý trường thành hoặc những công trình thời binh đao cung kiếm bên Trung Quốc.
Trong nội khu, những "tên lính" cung kiếm, Mâu, giáp uy nghi đứng gác thì hơi giống đạo quân... Nguyên Mông trong dã sử, rất xa lạ với những quân sỹ Việt Nam các thời đại.
Ngay chính điện và nhiều công trình phụ trợ, ít thấy bản sắc Việt Nam được khắc họa rõ nét trong tinh thần kiến trúc nơi đây.
Tóm lại, công trình này để giải trí thì được, còn các ý nghĩa khác mang tính giáo dục, lịch sử hầu như ít được chú trọng trừ khu bàn thờ các dân tộc là một bảng ghi tên các dân tộc rộng chừng dăm mét vuông.
Xây đền đài để xả stress ?.
Bốn bề trên vị trí các khung hình trang trí quanh chánh điện và nhiều nơi trong khu "Lạc cảnh" được trang trí bằng vài chục bài thơ của ... chính ông chủ Huỳnh Uy Dũng.
Ở đây không bàn đến chuyện thơ hay hay dở nhưng nên biết rằng, bà con lao động đến đây không phải để đọc thơ phú, nhất là loại thơ vô thưởng vô phạt này.
Tại vị trí trang trọng nhất trước chánh điện của ông, có một bức trướng lớn, hình như không phải để phục vụ cộng đồng.
Bức trướng được cẩn trên bệ đá hoành tráng, rộng chừng dăm mét ngang, có "tựa đề" là một câu cảm thán:
THÌ RA VẬY!!!
Sau đó là một đoạn văn hơi luộm thuộm về ngữ pháp, được thợ đục trình bày không đẹp, ghi:
Lại một ước mơ ngu xuẩn của "anh" nữa chứ gì?
Câu này không được biểu đạt kỹ để người đọc hiểu người ta hỏi ông Dũng hay ai hỏi ai, nhưng chữ "anh" thiết nghĩ không cần cho vào ngoặc kép.
Tiếp đến là một nội dung:
" Khi những người khác nói với tôi rằng: Tôi không thể làm chuyện này chuyện nọ...Rằng tôi chỉ là một kẻ mơ mộng, điên rồ, ngông cuồng, kiêu kỳ và rồi tôi sẽ thất bại. Tôi thấy tôi bị tổn thương và tức giận, tôi đã dùng nguồn năng lượng tiêu cực của họ cộng với tình cảm tiêu cực của tôi đối với họ, để tạo ra sự bùng nổ cảm xúc, đủ lớn, đủ mạnh, để trợ giúp cho tôi thực hiện những giấc mơ gian khổ.
Một lần nữa xin trả lời:
Thành công là sự trả ơn ngọt ngào nhất!
Thì ra vậy!."
Nhiều người cho rằng, nếu ai đó nghi ngờ ông Dũng "làm chuyện này chuyện nọ" gì đó, ở chỗ khác thì là việc riêng, việc tay đôi, không nhất thiết phải phân bua ở nơi đây.
Nếu họ nghi ngờ ông Dũng làm được ngay cái công trình này thì nên nói thẳng ra thuyết phục hơn.
Và nếu trước ngày đặt viên gạch đầu tiên, có ai đó nghi ngờ năng lực của một cá nhân làm một công trình lớn hàng ngàn tỷ đồng như thế này, thì cũng không phải "tình cảm tiêu cực" và cũng là chuyện bình thường.
Người quân tử không nên nặng lòng vì "ba cái vụ lẻ tẻ" như cách nói Nam bộ trong hoàn cảnh này mà bị "tổn thương" và làm công trình này hầu như chỉ để ... "thể hiện" cho ai đó thấy mình đã làm được thì giá trị văn hóa của công trình ít nhiều bị giảm sút.
Nét đáng nói hơn, là ở vị trí trang trọng này, cho dù bức trướng đá được làm bằng tiền của của ông Dũng, ông có quyền làm gì tùy ý nhưng nên vinh danh một cái gì đó, tuyên xưng một thông điệp gì đó cao cả hơn, phục vụ được nhiều người hơn là dựng bia đá chỉ như là để ... xả stress, để "trả ơn ngọt ngào" như kiểu này.
"Tiểu công trình" khá lớn này ít nhiều gây khó hiểu, khó chịu cho người vào "Lạc cảnh" thăm viếng, nhất là muốn chụp một tấm hình mà nó cứ "dính" vào khuôn ảnh, chẳng có ý nghĩa gì.
Phải chăng, vì những điều lấn cấn này, công trình ngày càng ít người thăm viếng.
Trước ngày "kích hoạt" bằng sự kiện ... đóng cửa, khu "Lạc cảnh" này ế thê thảm, lượng người vào coi chỉ còn bằng một phần mười lúc công trình còn mới mẻ.
Giữa tháng mười vừa rồi, PV giadinhonline.vn có mặt tại giờ cao điểm và trong ống kính, cả trước và sau cổng, trống mênh với vài bóng người!.
Để có một công trình ngàn tỷ, ông Dũng và nhiều người khác đã làm được.
Nhưng để "siêu thoát" khỏi những giới hạn tình cảm nhỏ nhoi, để đạt được cái "Tầm" của người làm văn hóa, để Đại Nam lạc cảnh trở thành một điểm giải trí lành mạnh, đông vui , nhiều ý nghĩa thì gia chủ còn phải phấn đấu nhiều.
Theo Gia Đình Việt Nam
Chính thức cho đóng cửa Khu du lịch Đại Nam Trên website chính thức của Khu Du lịch Đại Nam đã đăng tải thông báo về việc này. Theo đó, từ ngày 10/11 đến hết ngày 31/12/2014, Khu du lịch sẽ tạm ngưng hoạt động. Thông báo tạm ngừng đóng cửa KDL Đại Nam từ ngày 10/11-31/12/2014 - Ảnh chụp website Trước đó, trong ngày hôm qua 3/11, Công ty Cổ phần Đại...