“Nếu chiến tranh Mỹ-Trung nổ ra, cả hai đều thua”
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, sẽ không có bên nào chiến thắng trong cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Washington.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc VƯơng Nghị (phải) và người đồng cấp Úc Julia Bishop.
Theo Reuters, đây là tuyên bố mới nhất của quan chức Trung Quốc, nhằm làm giảm căng thẳng giữa hai nước sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền.
Quan hệ Mỹ-Trung xuống dốc kể từ sau khi ông Trump phá vỡ quy tắc ngoại giao, điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng 12 và đe dọa sẽ tăng cường áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc cam kết theo đuổi hòa bình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói sau cuộc gặp với người đồng cấp Úc Julia Bishop ngày 7.2
“Không thể có xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ vì cả hai sẽ thua cuộc, và cả hai đều không thể chấp nhận điều đó”, ông Vương nói trước các phóng viên ở thủ đô Canberra, Úc.
Video đang HOT
Ông Vương Nghị khẳng định Mỹ-Trung sẽ thua nếu chiến tranh nổ ra.
Ông Vương kêu gọi lãnh đạo toàn cầu bỏ suy nghĩ bảo hộ mà Tổng thống Trump là một trong những người ủng hộ mạnh nhất, với tuyên bố “nước Mỹ trên hết”.
“Điều quan trọng là giữ vững cam kết về một nền kinh tế mở toàn cầu”, ông Vương Nghị nói thêm. “Điều quan trọng là đưa toàn cầu hóa kinh tế phát triển theo hướng tăng cường lợi ích, chia sẻ lợi ích này rộng hơn và bền vững hơn”.
Ông Vương khẳng định trên website của Bộ ngoại giao rằng, Trung Quốc không muốn lãnh đạo hoặc thay thế vai trò lãnh đạo của bất kỳ ai. Với sức mạnh vẫn còn hạn chế, Bắc Kinh muốn tập trung vào phát triển năng lực của đất nước.
Trong khi đó, bà Bishop nói, Úc muốn Bắc Kinh xem xét tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) mà Mỹ vừa từ bỏ sau khi ông Trump nhậm chức. “Tôi muốn khuyến khích Trung Quốc xem xét TPP”, bà Bishop phát biểu.
Theo Danviet
Chuyên gia Mỹ: 'Trump không coi TPP liên quan đến an ninh châu Á'
Giới nghiên cứu Mỹ đánh giá có thể tân Tổng thống Donald Trump chưa tính đến các vấn đề chiến lược và an ninh châu Á sau khi ký lệnh rút khỏi TPP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể chưa định rõ chiến lược ở châu Á. Ảnh: AFP
"Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ông Trump thực hiện hành động chống lại Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay khi trở thành tổng thống. Ông đã coi thương mại là vấn đề chính trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, đặc biệt là phản đối TPP", Paul Pillar, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Brookings, trả lời câu hỏi của VnExpress về động thái mới của ông Trump.
Tân tổng thống Mỹ ngay khi lên nắm quyền đã ký sắc lệnh hành pháp rút khỏi TPP, hiệp định từng được kỳ vọng là một đảm bảo cho sự hiện diện mạnh mẽ của Washington ở châu Á, điều Tổng thống vừa mãn nhiệm Barack Obama nỗ lực thúc đẩy trong nhiều năm.
Theo luật Mỹ, sắc lệnh hành pháp của ông Trump sẽ có hiệu lực mà không cần chờ Quốc hội. Trên thực tế Hiệp định TPP cũng chưa được Quốc hội Mỹ xem xét để thông qua chính thức.
"Chính quyền của Tổng thống Trump chưa định rõ một chính sách liên quan đến các vấn đề chiến lược ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Các vấn đề quân sự và chiến lược có thể chưa có trong ý nghĩ của ông Trump khi loại bỏ hiệp định TPP. Ông có thể chỉ đang tính đến khía cạnh thương mại", ông Pillar nói.
Suy đoán này của ông Pillar nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu khác. Phó giáo sư Victor Shih, Trường chính sách và chiến lược quốc tế, Đại học California, Mỹ, cho biết với chính quyền của Trump, dường như các vấn đề kinh tế và an ninh có phần chia tách, là "điều không nên".
Về khía cạnh an ninh, ông Shih lưu ý những tuyên bố của các quan chức thuộc chính quyền mới của Trump cho thấy dường như Mỹ sẽ đóng vai trò tích cực ở Biển Đông, bảo vệ tự do hàng hải ở đó. Tuy nhiên trên phương diện kinh tế, Trung Quốc rõ ràng là một cường quốc ở châu Á.
"Các nước châu Á nên nghĩ kỹ trước khi tham gia bất cứ nỗ lực nào thúc đẩy thương mại đa phương mà Trung Quốc đưa ra", ông Shil cảnh báo.
Ông Shil cũng cho hay ông không bất ngờ khi ông Trump rút khỏi TPP, Trump hoàn tất những lời hứa đã nêu ra trong chiến dịch tranh cử.
Bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đồng tình rằng Trung Quốc có thể sẽ trở thành lãnh đạo trong quá trình hội nhập kinh tế của khu vực thời gian tới. Bà Glaser cho rằng sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ được thúc đẩy, Mỹ sẽ mất nhiều năm để đàm phán rất nhiều thỏa thuận song phương với các đối tác.
Dự báo định hướng chính sách của Mỹ ở Biển Đông, chuyên gia Pillar nhắc đến việc ứng viên Ngoại trưởng Rex Tillerson, người ông Trump lựa chọn, đã gây nên tranh cãi sau khi gợi ý sẵn sàng ngăn chặn các hoạt động của Trung Quốc ở đây. Tuy nhiên bình luận đó không được coi là dấu hiệu chính sách thực tế sẽ như vậy.
"Có thể Trump sẽ cứng rắn hơn về vấn đề Biển Đông, nhưng các mục tiêu của chính sách vẫn chưa rõ. Ông ấy sẽ không nhường Biển Đông cho Trung Quốc. Nhưng liệu Trump có ngăn Bắc Kinh quân sự hóa không? Tôi nghi ngờ về điều đó", bà Glaser nói.
Việt Anh
Theo VNE
Bỏ TPP và sai lầm chiến lược của Trump ở châu Á Đại biện lâm thời đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam từ năm 1995 nhận định việc rút khỏi TPP là bước đi sai lầm lớn của Tổng thống Donald Trump tại châu Á và không thực sự giúp ích cho Mỹ Ông Desaix Anderson là đại biện lâm thời đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam, được Tổng thống Bill Clinton chỉ...