Nếu chẳng may đổ nước hay cà phê lên laptop, đây là 5 bước “thần thánh” để giải nguy cực kỳ hiệu quả
Chẳng may bạn có lỡ tay làm đổ nước lên laptop thì 5 bước trong bài viết dưới đây sẽ cứu chiếc máy tính của bạn, đọc xong nhớ lưu lại nha.
Một trong những ” Kẻ thù không đội trời chung ” của các thiết bị điện tử đó chính là nước. Thật vậy, sẽ là điều tồi tệ nếu bạn lỡ tay làm đổ nước, cà phê hoặc Coca Cola vào bàn phím máy tính MacBook hoặc laptop Windows.
Chỉ cần nghĩ đến thôi mà cũng thấy xót của rồi đúng không nào? Nếu bạn không thực hiện nhanh 5 bước hành động trong trường hợp này, thì máy tính của bạn có thể ra đi vĩnh viễn. Không phải lau khô bên ngoài là xong, chất lỏng sẽ nhanh chóng len lỏi, thấm vào bên trong và bạn không thể chạm tới chỗ đó. Các thành phần điện tử của MacBook, laptop thực sự không thích nước và tất cả các chất lỏng như vậy.
Cách cứu máy tính xách tay trong những trường hợp bị nước tràn vào bên trong
Chắc hẳn các bạn nghĩ ngay là bỏ laptop vào thùng gạo. Lời khuyên ở đây là đừng làm như vậy, cũng đừng cố tháo rời hoặc làm khô nó bằng máy sấy tóc.
Bước 1: Tắt nguồn
Cố gắng giữ bình tĩnh, không hoang mang! Hãy nhanh tay tắt máy tính xách tay. Nhấn và giữ nút nguồn trong 5 giây là nhanh nhất. Tháo dây nguồn, rút bất kỳ thiết bị ngoại vi được kết nối như ổ flash, cáp màn hình và tháo pin. Đừng lãng phí thời gian để tắt máy đúng cách. Nếu máy tính vẫn bật, dù chỉ trong một vài giây phút ngắn ngủi, bạn có thể gây ra đoản mạch, khiến các linh kiện bên trong bị hư hỏng vĩnh viễn. Tắt máy càng nhanh, bạn càng có cơ hội cứu được máy tính.
Video đang HOT
Bước 2: Loại bỏ chất lỏng trên bề mặt
Bạn có vài giây để tìm xung quanh những chất liệu dễ thấm nước như khăn giấy, vải mềm không xơ, đặc biệt là khu vực bàn phím, lỗ thông hơi hoặc cổng. Đừng dùng động tác lau vì làm như vậy chất lỏng sẽ lan rộng thêm.
Bước 3: Lật ngược máy tính
Tiếp theo, hãy trải một chiếc khăn và đặt máy tính xách tay với bàn phím úp xuống – điều này có thể giúp loại bỏ một số chất lỏng ban đầu. Mỗi phút đều quý giá. Bạn không cần phải tháo từng bộ phận máy tính xách tay nếu không thành tạo, nhưng nếu có thể, hãy tháo tấm nền mặt sau và lau sạch các bộ phận bằng vải không xơ, trước khi để máy ráo nước.
Bước 4: Dùng khí nén đẩy chất lỏng ra ngoài
Sau khi để ráo 1 lúc. Để loại bỏ chất lỏng sâu trong ngóc ngách bên trong, hãy sử dụng bóng thổi vệ sinh. Ngoài ra, sử dụng máy sấy tóc ở chế độ làm mát: di chuyển liên tục và giữ cao hơn máy tính xách tay ít nhất 20cm.
Bước 5: Để máy tính nghỉ đến lúc khô hoàn toàn
Hãy để máy tính xách tay được mở theo hình chữ “V” ngược trong khu vực ấm, để khô hoàn toàn. Không để máy dưới ánh nắng trực tiếp hoặc trên bộ tản nhiệt. Chờ trong 24 giờ hoặc lâu hơn, đảm bảo bàn phím đã khô hoàn toàn trước khi lắp lại pin và thiết bị ngoại vi.
Sau khi áp dụng 5 bước trên, sang ngày hôm sau máy tính của bạn có thể hoạt động trở lại, tuy nhiên đừng vội mừng. Máy tính của bạn sẽ đột ngột tắt bất cứ lúc nào. Do hơi ẩm xâm nhập và xuất hiện sự ăn mòn nên hãy chạy ngay ra trung tâm bảo hành để vệ sinh lại và thay thế những vi mạch bị hỏng tại đó. Đã có trường hợp thiệt hại nghiêm trọng do nước đến mức phải thay toàn bộ bo mạch chủ.
Lời khuyên của chuyên gia
Nếu là người am hiểu công nghệ và không muốn bỏ tiền ra tiệm sửa chữa, bạn có thể tự mình làm sạch thiết bị. Đây là lời khuyên của chuyên gia: Mở máy tính xách tay, lấy một bàn chải đánh răng, nhúng nó vào một chút cồn isopropyl 90% trở lên và loại bỏ mọi chất cặn bạn có thể tìm thấy trên các linh kiện.
Lời khuyên: ” Hãy thận trọng khi làm sạch để tránh làm hỏng hoặc vô tình làm rơi vỡ các thành phần bo mạch nhỏ. Chú ý đến các đầu nối và đầu cuối của cáp ruy-băng để tránh ăn mòn bề mặt tiếp xúc của chúng. Sau khi bo mạch sạch và khô, bạn có thể kiểm tra các đầu cáp xem có dấu hiệu ăn mòn không, sau đó lắp ráp lại mọi thứ và bật nó lên”. Cuối cùng, chuyên gia có một lưu ý an toàn nữa: “Nếu pin của bạn tiếp xúc với bất kỳ chất lỏng nào, bạn nên mua một cái mới. Chất lỏng không chỉ có thể làm hỏng pin mà còn có thể khiến thiết bị không an toàn khi sử dụng. Khi nghi ngờ, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia “.
Việc sửa chữa này không hề rẻ, nhưng vẫn đỡ hơn là mua 1 chiếc máy mới.
Đây là lý do bạn đừng bao giờ bỏ điện thoại ướt vào thùng gạo để hong khô
Cách để điện thoại ướt vào thùng gạo để hút ẩm không chỉ khá vô dụng mà còn có thể gây phản tác dụng.
Rơi xuống nước hoặc bị nhiễm ẩm là loại tai nạn thường gặp nhất với các thiết bị điện tử như điện thoại của bạn. Hiển nhiên, một số dòng điện thoại ngày nay có khả năng chống nước khá tốt, nhưng nếu điện thoại của bạn không được may mắn như vậy hoặc thậm chí bị ướt quá nặng, bạn vẫn sẽ phải tìm cách xử lý để tránh hỏng hóc.
Một trong những cách dân gian đơn giản và được truyền miệng nhiều nhất để xử lý điện thoại ướt là bỏ vào thùng gạo. Tuy nhiên, trên thực tế, cách làm này không hề hiệu quả như nhiều người nghĩ, thậm chí còn có thể gây thêm nhiều thiệt hại đau đầu hơn.
Đầu tiên, mặc dù đúng là có khả năng hút nước, gạo sẽ không thể hút được triệt để và nhanh như những phương pháp chuyên dụng như máy hút ẩm hoặc gói hút ẩm chuyên dụng. Ngoài ra, những hạt gạo nhỏ li ti rất dễ chui lọt vào những khe hở trên máy như khe cắm sạc, loa... và phình to ra khi bị ẩm, khiến chúng trở nên vô cùng khó loại bỏ.
Chữa lợn lành thành lợn què...
Do đó, cách tốt nhất để xử lý điện thoại ướt là hãy ngay lập tức tắt nguồn, tháo bỏ mọi bộ phận có thể tháo được như nắp máy, khe sim, pin... và để khô tự nhiên ở nơi khô ráo. Lý tưởng hơn, bạn có thể bỏ nó vào túi ziplock có vài gói chống ẩm, hoặc để trong máy hút ẩm chuyên dụng.
Ngoài gạo, bạn cũng không nên làm khô điện thoại bằng máy sấy, tăm bông hoặc lắc điện thoại vì những cách này có thể khiến chất lỏng đi sâu hơn vào các chi tiết nhỏ trong máy, dễ gây hư hại nghiêm trọng hơn.
Cuối cùng, nếu tình trạng quá nghiêm trọng, bạn nên lập tức đưa điện thoại của mình đến một cơ sở sửa chữa uy tín. Theo một người dùng Reddit là thợ sửa điện thoại, đa phần thiết bị điện tử ướt có thể được cứu chữa nếu chúng được mang đến trong vòng 48 giờ sau khi bị ướt.
Tất nhiên, phòng bệnh không bằng chữa bệnh, vậy nên bạn vẫn cần bảo vệ điện thoại của mình một cách chu đáo trước những tai nạn không mong muốn bằng cách sử dụng túi chống nước, popsocket...
Ảnh: Internet
8 cách làm ấm phòng cực nhanh mà lại ít tốn kém giúp gia đình vượt qua những ngày siêu lạnh sắp tới Hà Nội đang ở quãng thời gian mà nhiệt độ chỉ 10 độ C và đây là những cách giúp phòng của bạn ấm lên nhanh chóng mà lại ít tốn kém 1. Sử dụng cửa sổ và rèm cửa để làm ấm phòng với ánh nắng mặt trời Một trong những cách dễ nhất để căn phòng ấm hơn là tận dụng...