Nếu ‘cậu nhỏ’ gặp phải bệnh hiểm này, nam giới dễ bị vô sinh
Một bệnh hiểm ở “cậu nhỏ” dễ gây mất giống hay vô sinh. Đó là bệnh xoắn tinh hoàn. Ai dễ bị xoắn tinh hoàn? Cách chữa như thế nào để khỏi bị mất giống?
Ai dễ bị xoắn tinh hoàn?
Tình trạng tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột mạch máu thừng tinh nuôi tinh hoàn gọi là xoắn tinh hoàn. Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn, phải cắt bỏ. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị sớm trong vòng vài giờ, tinh hoàn có thể được cứu nguy. Mặc dù xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi từ 10-25. Trong đó có tới 65% xoắn tinh hoàn xảy ra ở thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi; ở nam giới dưới 25 tuổi, cứ trong 4000 người có ít nhất 1 người bị xoắn tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn thường gặp nhất ở độ tuổi từ 10-25
Bệnh do di truyền, nghĩa là cha bị xoắn tinh hoàn thì con cũng bị xoắn tinh hoàn. Điều đáng lo nhất là bệnh di truyền này thường ảnh hưởng ở cả 2 tinh hoàn hai bên. Các trường hợp : chấn thương bìu; hoạt động thể lực mạnh như tập thể dục thể thao, chạy nhảy vui đùa…; khi nằm ngủ ban đêm dễ bị xoắn tinh hoàn.
Chạy nhảy dễ bị xoắn tinh hoàn
Nếu một người đã từng bị xoắn tinh hoàn nhưng các triệu chứng đã thuyên giảm, vẫn có khả năng bị xoắn trở lại ở bất cứ tinh hoàn bên nào. Xoắn tinh hoàn thường xảy ra vào những ngày trời lạnh, bởi nhiệt độ lạnh làm cho cơ bám da bìu co lại. Vì thế xoắn tinh hoàn còn được gọi là “hội chứng mùa đông”. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng mày điều hòa nhiệt độ từ 16- 22C, thì ngay giữa ngày hè vẫn có những nơi, những phòng có nhiệt độ thấp như mùa đông và dễ bị xoắn tinh hoàn. Khi bạn đi máy bay, vào khu vui chơi giải trí “băng đăng”…nguy cơ bệnh hiểm của “cậu nhỏ” xảy ra là chuyện có thể gặp.
Đến những nơi lạnh, phái mạnh dễ bị xoắn tinh hoàn
Một dị dạng bẩm sinh có tên “quả lắc chuông” (Bell clapper deformity): là tìh trạng trục dài của tinh hoàn nằm ngang thay vì theo trục dọc của cơ thể. Bất thường kiểu quả lắc chuông này khiến tinh hoàn xoay trên thừng tinh, gây tắc mạch và tụ máu, hậu quả là thiếu máu động mạch nuôi tinh hoàn gây hoại tử tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn xảy ra như thế nào?
Khi gặp các điều kiện thuận lợi, xoắn tinh hoàn xảy ra với các triệu chứng: đột ngột xuất hiện cơn đau dữ dội hoặc chỉ đau âm ỉ ở một bên tinh hoàn. Nhìn thấy bìu bên bị xoắn sưng to, chạm vào đau. Bạn cảm thấy buồn nôn và có khi bạn nôn thật sự. Có khi kèm theo đau bụng. Bên tinh hoàn bị xoắn sẽ ở vị trí cao hơn bên bình thường.
Video đang HOT
Tinh hoàn bình thường ( phải) và tinh hoàn bị xoắn ( trái) – ở vị trí cao hơn
Nếu đau tinh hoàn đột ngột biến mất mà không cần điều trị, thì đó là do tư thế của bạn đã vô tình giúp tinh hoàn tự tháo xoắn. Nhưng nếu may lần này thì bạn vẫn phải luôn nhớ rằng tinh hoàn rất dễ bị xoắn trở lại lần sau.
Tinh hoàn xoắn theo chiều mũi tên
Chẩn đoán bệnh, bác sĩ kiểm tra phản xạ của bệnh nhân bằng cách chà xát hoặc véo mặt trong đùi phía bên tinh hoàn bị xoắn: ở người bình thường, tinh hoàn sẽ co lại, còn ở bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thì phản xạ này không có, tức là không thấy tinh hoàn co lại. Siêu âm Doppler màu: có thể phát hiện bệnh dựa vào lưu lượng máu đến tinh hoàn giảm.
Hình ảnh siêu âm xoắn tinh hoàn
Scan phóng xạ (Radionuclide scans) có độ chính xác đến 90-100% để phát hiện lưu lượng máu đến tinh hoàn suy giảm. Biến chứng nguy hiểm của xoắn tinh hoàn là: hoại tử tinh hoàn; nhiễm khuẩn tinh hoàn bị xoắn; vô sinh do mất tinh hoàn; biến dạng tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh: viêm ruột thừa cấp, viêm mào tinh, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bìu, vỡ tinh hoàn, tụ máu tinh hoàn do chấn thương.
Cách chữa để khỏi mất giống
Trong điều trị xoắn tinh hoàn, khoảng “thời gian vàng” để tháo xoắn tinh hoàn là 6 giờ đầu kể từ khi tinh hoàn bị xoắn, trong thời gian này, khả năng tháo xoắn thành công là 100%. Nếu để đến 6 giờ tiếp theo, tức là từ 6 giờ – 12 giờ, thì khả năng tháo xoắn thành công chỉ còn khoảng 50%. Trường hợp bệnh nhân đến muộn từ 12 giờ – 24 giờ thì khả năng tháo xoắn thành công chỉ còn 10%, lúc này nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn do đã bị hoại tử là rất cao. Bệnh nhân đến sau 24 giờ, thì phải cắt bỏ tinh hoàn bị xoắn do hoại tử gần như 100%.
Sau phẫu thuật tháo xoắn từ 1- 2 tuần, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh và không nên quan hệ tình dục.
Do xoắn tinh hoàn là một bệnh hiểm của cậu nhỏ, nên bạn cần nhớ kỹ: ngay khi có các biểu hiện đau tinh hoàn, thì bạn phải đến ngay các cơ sơ y tế, bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm và nguy cơ mất giống.
Theo Trí Thức Trẻ
10 lý do gây đau tinh hoàn đáng báo động
Nguyên nhân gây đau ở tinh hoàn hầu hết là đáng báo động. Nếu bạn không chú ý để kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể rất nguy hiểm.
Phần lớn đàn ông đều không muốn đi khám bác sĩ. Và khi nói đến việc kiểm tra phần kín, họ thậm chí còn nhút nhát hơn so với phụ nữ. Nhiều người bị đau tinh hoàn nhưng không biết lý do gây đau. Tuy nhiên, họ không bao giờ thừa nhận có đau ở bìu và thường cố gắng giả vờ không đau.
Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể sẽ rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ mất vĩnh viễn một hoặc cả hai tinh hoàn. Do vậy, nếu tinh hoàn của bạn bị đau khi sờ vào hoặc đau kéo dài quá một ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ.
Ảnh: boldsky.
Có nhiều loại đau khác nhau do những nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, tinh hoàn bị đau khi bạn ho. Trong phần lớn các trường hợp, đây là biểu hiện của chứng thoát vị. Cũng có khi, vùng háng có thể cảm thấy nặng và thắt lại khi bạn đứng. Đó thường là dấu hiệu của chứng giãn tĩnh mạch trong tinh hoàn. Dưới đây là một số trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ở tinh hoàn. Đừng bỏ qua các loại đau này vì chúng đều tiềm ẩn nguy hiểm.
Giãn tĩnh mạch tinh
Bạn có cảm thấy tinh hoàn của bạn giống như một chiếc túi đựng đầy mì khi bạn đứng lên nhưng lại trở lại bình thường khi bạn ngồi. Đây là một kiểu của giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng tới tinh hoàn. Tĩnh mạch ở bìu bị thắt lại và giãn ra dẫn tới đau và căng tức kéo dài ở vùng dưới.
Chấn thương và xuất huyết
Bạn đã bao giờ bị va đập tinh hoàn cực mạnh. Cú va đập có thể khiến bạn ngừng thở trong vòng vài giây nhưng bạn có thể kéo mình trở lại. Đôi khi, một chấn thương nặng có thể khiến máu chảy ra ngoài túi bìu. Tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng cách nghỉ ngơi tại giường hoặc phẫu thuật dẫn lưu nhỏ.
Thoát vị bẹn
Thoát vị là tình trạng một bộ phận nào đó của cơ thể bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường được giới hạn của nó trong cơ thể. Thoát vị bẹn là bệnh lý hay gặp ở nam giới. Thoát vị bẹn là thường xảy ra ở nơi tinh hoàn được nối với cơ thể. Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Bìu này càng to thêm khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn. Bệnh thường đòi hỏi phẫu thuật để cắt bỏ và tốt nhất là không nên trì hoãn phẫu thuật.
Sỏi thận
Khi sỏi thận bị đẩy xuống, nó có thể gây đau dữ dội cho tinh hoàn. Nhưng dù sao đau tinh hoàn do sỏi thận cũng là may mắn nhất. Nhiều người sẽ thở dài nhẹ nhõm vì tinh hoàn được an toàn.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn lại, làm ngừng trệ nguồn máu nuôi tinh hoàn, thời gian xoắn kéo dài làm thương tổn nhu mô tinh hoàn. Điều này dẫn đến tình trạng đau âm ỉ. Nếu chậm đến bác sĩ bạn có nguy cơ mất một bên tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn
Nếu bạn cảm thấy tinh hoàn mềm và sưng viêm, có thể là do các ống mào tinh trong tinh hoàn bị nhiễm một loại vi khuẩn hoặc virus. Điều này thường xảy ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng tiết niệu.
Vỡ tinh hoàn
Tình trạng này là do vỡ túi bìu dẫn đến chảy máu và xuất huyết. Điều này thường xảy ra do tác động nghiêm trọng bên ngoài do chấn thương thể thao và tai nạn giao thông.
Nang mào tinh
Nang mào tinh về cơ bản là một u nang phát triển trong ống dẫn tinh trùng. Trong phần lớn các trường hợp nang này là lành tính vì nó được hình thành do sự tích lũy của tinh trùng. Nếu nang mào tinh quá lớn có thể dẫn đến căng tức và gây đau.
Ung thư tinh hoàn
Có một thực tế đáng ngạc nhiên là rất ít nam giới bị đau khi bị ung thư tinh hoàn. Thông thường, ung thư tinh hoàn được phát hiện khi bạn cảm thấy có một khối u. Nhưng nếu ung thư ở trong giai đoạn có khối u, bạn có thể cảm thấy hơi đau tức.
Tổn thương thần kinh sinh dục
Loại tổn thương thần kinh này xảy ra do áp lực kéo dài lên tinh hoàn khi bạn đi xe đạp. Tình trạng này gây đau dữ dội và thường được gọi là "Hội chứng của người đi xe đạp".
Hà Hiền (theo boldsky)
Đau vùng bìu là bệnh gì Tôi 41 tuổi. Gần đây, tôi thấy đau âm ỉ ở tinh hoàn bên phải, nhất là khi ngồi. Tôi muốn hỏi đó có phải bị giãn tĩnh mạch tinh không? Bệnh của tôi phải điều trị thế nào? Mong được bác sĩ tư vấn. (Hải) Trả lời: Chào bạn, Đau bìu, hay đau tức vùng bìu - tinh hoàn có thể là...