Nếu cần thiết, sẽ cưỡng chế người dân di dời để tránh bão số 16
Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp ứng phó bão Tembin tổ chức sáng nay 24/12.
Tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Bão Tembin qua Philippines đã làm chết và mất tích 133 người, đây là con số rất lớn. Chính vì thế chúng ta cần có những hành động quyết liệt, đến mức độ cưỡng chế khu vực dân cư và tàu thuyền. Việc di dân ở các cù lao, cửa biển, dân ở ngoài đê biển phải cho sơ tán trước 6h tối nay (24/12). Còn khu vực bên trong sơ tán trước 12h trưa mai (25/12). Để yên tâm người dân yên tâm sơ tán cần có lực lượng công an, dân quân tự vệ để đảm bảo an ninh trật tự.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng chủ trì cuộc họp ứng phó bão Tembin tổ chức sáng nay 24/12.
Việc cấm biển đã thực hiện xong nhưng còn một số tàu thuyền vẫn chưa liên lạc được, như Cà Mau còn 3 tàu. Ông Hoài cũng đề nghị cần cho học sinh nghỉ học thứ Hai (25/12) và thứ Ba (26/12).
Theo báo cáo, hiện còn 64.000ha lúa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn chín chưa thu hoạch, có thể bị thiệt hại khi bão đổ bộ. Đặc biệt là nuôi trồng thủy sản (đây là vùng trọng điểm tôm và cá tra) nên có nguy cơ thiệt hại lớn.
Các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đang rà soát và đã lên phương án di dời, sơ tán đến nơi an toàn đối với trường hợp bão cấp 9 là 271.151 người, trên cấp 9 là 472.765 người.
Bến Tre dự kiến cho học sinh nghỉ học từ ngày 25/12 đến 26/12; Tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo sở GD& ĐT có kế hoạch cho học sinh nghỉ học trước 24 giờ so với thời điểm dự báo bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh. Các tỉnh khác đang rà soát tùy tình hình diễn biến bão sẽ có kế hoạch cho học sinh nghỉ học sau.
Video đang HOT
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh, xu thế, diễn biến bão tương đối mới. Bão có xu hướng lệch phía nam, tác động sang miền Tây Việt Nam.
Xu thế lệch nam này tác động đến các vùng dễ bị tổn thương. Các đảo như Phú Quốc, Nam Du là những đảo đông dân cư. Ở miền Tây, nguy cơ sạt lở cao, hoạt động nuôi trồng, đánh bắt nhiều.
Hơn nữa, hoạt động tàu bè sinh hoạt ở trên sông, đi lại, du lịch ở khu vực này rất lớn, nhà cửa ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long rất yếu. Chính vì thế, Thứ trưởng lưu ý cần kiểm soát kỹ vấn đề này, bão sẽ vào sâu, cần đánh giá kỹ hơn và có phương án di dân lên bờ.
“Đợt này không chỉ có tàu thuyền trên biển mà phải chú ý đến các cửa sông, đi sâu vào bên trong vì tàu thuyền của người dân sinh sống, buôn bán rất nhiều”, Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng cũng chỉ đạo, cần tìm mọi cách để liên lạc với tàu thuyền trên biển. Mưa do hoàn lưu bão, từ nay đến 28/12, các vùng phía bắc của bão vào cần chú ý hồ chứa để đảm bảo an toàn.
“Chúng ta cần có nỗ lực lớn, không để thiệt hại tính mạng người dân, truyền tải thông tin đến địa phương, người dân. Không chỉ chỉ đạo mà cần kiểm soát tình hình đến từng xã, chuyển biến đến từng người dân. Đợt này dứt khoát phải buộc người dân lên bờ, nếu không buộc phải cưỡng chế. Tôi rất lo ngại vùng cửa sông, tàu thuyền hoạt động sinh hoạt rất nhiều. Cần cưỡng chế tất cả các hoạt động tàu thuyền trên biển và các sông”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Ứng phó bão Tembin có thể gây sự cố lưới điện trên diện rộng
Bão Tembin (bão số 16) được dự báo là cơn bão mạnh, sẽ ảnh hưởng đến đất liền các tỉnh Nam Bộ bắt đầu từ đêm 25, rạng sáng ngày 26/12. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã và đang chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị theo phương châm 4 tại chỗ, đồng thời ứng trực 24/24h, sẵn sàng ứng phó với bão.
Nhiệt điện rốt ráo ứng phó với bão
Trung tâm Điện lực Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) nằm trong khu vực tâm bão có khả năng đi qua. Lãnh đạo Ban QLDA Nhiệt điện 3 cho biết: Các thiết bị bốc dỡ than tại cầu cảng Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng đã được neo xích và chốt tại vị trí chống bão. Hiện tại, Ban Quản lý và nhà thầu cắt cử kỹ sư giám sát liên tục tại đây. Bên cạnh đó, các khu vực để thiết bị đã được che chắn kỹ lưỡng và bố trí các máy bơm kịp thời để thoát nước khi có mưa lớn, không để ảnh hưởng đến thiết bị và khu vực thi công.
Dự báo hướng đi của bão số 16 - Nguồn ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương
Đối với các nhà máy đang vận hành, theo ông Nguyễn Hữu Phiên - Giám đốc Công ty Nhiệt điện Duyên Hải, cùng với phương án phòng chống thiên tai đã được Tập đoàn chỉ đạo, Công ty đã thực hiện chạy thử thành công các máy phát điện dự phòng của Nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên Hải 3.
Các tháp chuyển tiếp, băng tải than, cửa cuốn tại khu vực gian tuabin của 2 nhà máy đều đã được kiểm tra kỹ lưỡng và thực hiện các giải pháp ứng phó khi bão đổ bộ. Riêng các máy đánh phá đống của Nhiệt điện Duyên Hải 3 vẫn đang cấp than cho 2 tổ máy nên dự kiến sẽ neo đậu trong thứ 2 tới (ngày 25.12).
"Hiện tại, Lãnh đạo Ban QLDA Nhiệt điện 3, Công ty Nhiệt điện Duyên Hải và các nhà thầu đều ứng trực tại công trường" - ông Phiên chia sẻ.
Tại các đơn vị khác cũng được dự báo chịu ảnh hưởng của bão số 16 như Nhiệt điện Phú Mỹ, Nhiệt điện Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận); Nhiệt điện Thủ Đức (TP. HCM), Nhiệt điện Cần Thơ (TP. Cần Thơ), công tác ứng phó với bão số 16 đã được Ban Chỉ huy PCTT&TKCN đơn vị triển khai đến từng phòng, phân xưởng.
Tất cả các công ty, nhà máy tiến hành kiểm tra các mái che, máng xối khu vực gian máy, thiết bị; gia cố giằng, néo chắc chắn; toàn bộ hố ga, mương thoát nước khu sản xuất, hầm cáp, khu hành chính đảm bảo thoát nước tốt và các máy bơm nước sẵn sàng hoạt động. Hệ thống máy phát điện dự phòng, hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo tin cậy. Các phương tiện, vật tư ứng phó PCTT&TKCN sẵn sàng, đầy đủ.
Trao đổi với PV, đại diện Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân cho biết thêm, các kênh thoát nước tại khu vực bãi xỉ của Công ty cũng đã được kiểm tra và khơi thông. Đơn vị cũng thực hiện hút cạn nước các bể chứa và chuẩn bị đầy đủ máy bơm nước để chủ động khi có mưa lớn.
Lưới điện truyền tải, phân phối được củng cố
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã có chỉ đạo đối với các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với thiên tai.
Từ ngày 22.12.2017, các Tổng công ty đã thực hiện chế độ trực 24/24h. Bên cạnh việc củng cố lưới điện, các đơn vị phối hợp với địa phương thực hiện phát quang hành lang tuyến để ngăn ngừa tối đa các sự cố khi bão đổ bộ; phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN địa phương trong việc chia sẻ thông tin, hỗ trợ ngành Điện khắc phục sự cố do bão lũ gây ra; báo cáo địa phương phương án cắt điện khi bão đổ bộ ở những vị trí nguy hiểm.
Theo ông Hồ Quang Ái - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), các đơn vị thuộc EVNSPC đã sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, chỉ huy tại chỗ. Các công ty điện lực làm việc trước với đơn vị xây lắp và đơn vị cung cấp vật tư thiết bị để kịp thời khắc phục lưới điện sau bão.
"Trong trường hợp thiên tai gây sự cố trên diện rộng, Tổng công ty cũng sẽ điều động linh hoạt nhân lực, phương tiện của các đơn vị trực thuộc đến hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo khắc phục sự cố trong thời gian nhanh nhất" - ông Ái cho biết.
Ông Ái cho biết thêm, do thiên tai nên không tránh khỏi tình trạng mất điện, vì vậy khi khách hàng bị sự cố mất điện, hãy gọi tổng đài 19001006 hoặc số 19009000 để được hỗ trợ kịp thời.
Theo Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN EVN: Các hồ chứa thủy điện thuộc EVN đã tích nước gần đến mực nước dâng bình thường để đảm bảo cho mùa khô 2018. Các đơn vị quản lý hồ chứa thuộc EVN sẽ tuân thủ tuyệt đối lệnh vận hành hồ chứa của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh theo Quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng chính phủ ký ban hành.
Theo Danviet
Bản tin bão 8h: Bão số 16 vào Biển Đông, nhắm thẳng Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau Bão Tembin giật cấp 14 đã "thần tốc" vào Biển Đông và đang nhắm thẳng vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau. Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 16 (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVTƯ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, tối qua (23/12), bão Tembin đã vượt...