Nếu bùng nổ, chiến tranh Trung Ấn có thể lan từ cao nguyên Doklam tới Ấn Độ Dương
Trong khi có thông tin Chiến khu Tây bộ của Trung Quốc đã được thông báo phải chuẩn bị cho cuộc chiến với Ấn Độ do khủng hoảng Doklam, các chuyên gia quốc phòng Ấn Độ cảnh báo một khi phát đạn đầu tiên được bắn, cuộc xung đột vũ trang có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện, không chỉ xảy ra trên đất liền mà còn cả ở ngoài biển.
Binh lính Quân Giải phóng Nhân Dân Trung Quốc tham gia diễu binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2 tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 3/9/2015.
Theo giới quan sát, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đang chuẩn bị trước nguy cơ xung đột vũ trang trong trường hợp các nỗ lực đạt được một nghị quyết hòa bình về tranh chấp biên giới trên Cao nguyên Doklam gặp thất bại.
Tờ Indian Express ngày 11/8 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley phát biểu trước Quốc hội rằng lực lượng vũ trang trong nước đã “chuẩn bị sẵn sàng” đón nhận bất kỳ tình huống đối đầu nào xảy ra.
Trong khi đó, các nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc nói rằng Quân Giải phóng Nhân Dân (PLA) cũng nhận biết được nguy cơ xảy ra chiến tranh, song sẽ tìm cách hạn chế để biến bất kỳ mâu thuẫn nào thành các cuộc chạm trán nhỏ, giống như những gì xảy ra giữa Ấn Độ và Pakistan tại Kashmir.
Một nguồn tin nội bộ giấu tên tiết lộ cho tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng: “Quân đội PLA sẽ không sớm gây chiến với lực lượng bộ binh Ấn Độ. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ triển khai máy bay và tên lửa chiến lược để làm &’tê liệt’ các đơn vị đóng quân trên dãy núi Himalaya sát biên giới Trung Quốc”.
Một nguồn tin quân sự khác cho biết các tướng lĩnh và binh sĩ đến từ Chiến khu Tây bộ được thông báo phải chuẩn bị cho cuộc chiến với Ấn Độ do khủng hoảng Doklam.
Video đang HOT
Cả hai nguồn tin khẳng định quân đội Trung Quốc tin rằng bất kỳ mối xung đột nào cũng sẽ được kiểm soát, và sẽ không lan rộng ra các khu vực tranh chấp khác dọc suốt biên giới kéo dài 2.000 km giữa hai quốc gia châu Á này.
Tuy nhiên, các chuyên gia quốc phòng Ấn Độ cảnh báo một khi phát đạn đầu tiên được bắn, cuộc xung đột có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện. Điều đó có thể dẫn đến việc New Delhi phong tỏa giao thông hàng hải Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.
“Bất kỳ sự mạo hiểm quân sự nào của Trung Quốc sẽ nhận được đòn đáp trả tương ứng từ quân đội Ấn Độ. Chắc chắn nó sẽ gây bất lợi cho cả hai nước, nhưng nếu Bắc Kinh làm cuộc xung đột leo thang, nó sẽ trở nên không có giới hạn, mở rộng ra chiến tranh trên biển”, Tiến sĩ Rajeev Ranjan Chaturvedy – nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nam Á trường Đại học Quốc gia Singapore nhận định.
Nhà phân tích quốc phòng Rajeswari Rajagopalan đến từ Hiệp hội Nghiên cứu của các Giám sát viên tại New Delhi cho biết “trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, chắc chắn hải quân Ấn Độ sẽ ngăn chặn hải quân Trung Quốc tiến vào vùng Vịnh Bengal hay Ấn Độ Dương”.
Hiện Trung Quốc đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu, và theo con số thống kê được đăng tải trên các phương tiện truyền thông trong nước, hơn 80% lượng dầu nhập khẩu được vận chuyển qua Ấn Độ Dương hoặc Eo biển Malacca.
Lễ hạ thủy tàu ngầm đầu tiên của Ấn Độ Scorpene.
Chuyên gia hải quân Li Jie, đang làm việc tại Bắc Kinh, nhận xét trong năm 2010, Ấn Độ đã xây dựng một căn cứ hải quân tại quần đảo Andaman và Nicobar, gần sát với Eo biển Malacca được mệnh danh là eo biển hẹp nhất thế giới với chiều rộng 1,7 km.
“Kể từ năm 2010, Ấn Độ cũng nâng cấp hai bãi đáp máy bay trên đảo để phục vụ các máy bay chiến đấu và do thám. Tất cả những động thái này đều mở đường cho Ấn Độ phục vụ mục đích bao vây các tàu thương mại và quân sự của Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương trong trường hợp xung đột xảy ra”, ông Li Jie giải thích.
Tháng 7 vừa qua, Ấn Độ cùng Mỹ và Nhật Bản đã hoàn thành cuộc tập trận hải quân Malabar 2017 kéo dài 10 ngày trên Vịnh Bengal. Cũng trong thời điểm đó, Mỹ cũng chấp thuận một hợp đồng bán máy bay vận tải quân sự trị giá lên tới 365 triệu USD và một hợp đồng khác 2 tỷ USD cung cấp máy bay không người lái do thám cho Ấn Độ.
Tính đến hiện tại, Hải quân Ấn Độ có 8 máy bay tuần tra săn tàu ngầm Boeing P-8A Poseidon trên Ấn Độ Dương. Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong đang làm việc tại Macau nhận định: “Nếu như chiến tranh biên giới mở rộng ra biển, sẽ rất khó khăn cho PLA đánh bại hải quân Ấn Độ. Năng lực của họ mạnh hơn rất nhiều sau khi mua được đội săn tàu ngầm P-8A Poseidon”.
Theo Tin Tức
Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ: Sự kiềm chế của Bắc Kinh có giới hạn
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ không nên đánh giá thấp quyết tâm của nước này trong việc bảo vệ lãnh thổ và mạnh mẽ yêu cầu New Delhi rút quân khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ mặt giáp mặt tại biên giới Doklam
"Ấn Độ nên từ bỏ ảo tưởng về chiến thuật trì hoãn của mình vì không có quốc gia nào có thể đánh giá thấp sự tự tin và khả năng của các Lực lượng Trung Quốc để bảo vệ hòa bình cùng ý chí và quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia", ông Ren Guoqiang, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh ngoại trưởng Trung, Ấn sắp chạm trán nhau khi cùng tham dự cuộc họp của các quốc gia khu vực ASEAN ở Philippines cuối tuần này.
Bắc Kinh cáo buộc rằng, quyết định triển khai binh sĩ tới khu vực tranh chấp ở cao nguyên Doklam của New Delhi "rõ ràng không phải vì hòa bình".
"Đã hơn một tháng kể từ sau sự cố và Ấn Độ không chỉ vẫn duy trì sự hiện diện bất hợp pháp trên lãnh thổ Trung Quốc, mà còn tiến hành sửa chữa các tuyến đường hậu cần, dự trữ lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược và tập trung một số lượng lớn các nhân viên quân sự", Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Về phần mình, Ấn Độ cho biết, việc tập trung quân ở biên giới của họ là động thái đáp trả lại việc Trung Quốc tiến hành làm một con đường trái phép trong khu vực tranh chấp. Ấn Độ xem đây là một động thái khiêu khích.
Trả lời về việc này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, trước khi làm đường họ đã thông báo với New Delhi về cơ chế làm việc liên quan đến các kế hoạch làm đường trong khu vực cao nguyên Doklam vào ngày 18.5 và 8.6 nhưng phía Ấn Độ không phản hồi.
"Phía Ấn Độ đã không phản hồi lại Trung Quốc qua bất cứ kênh nào trong hơn 1 tháng. Thay vào đó, họ điều các lực lượng vận chuyển vũ khí, trang thiết bị quân sự tới ngăn chặn Bắc Kinh làm đường", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố.
Trung Quốc đã tăng cường chiến dịch truyền thông chống lại Ấn Độ hôm 2.8. Động thái đầu tiên là Bắc Kinh công bố báo cáo chi tiết vị trí của nước này tại cao nguyên Doklam.
Trong khi đó, theo Bắc Kinh, Ấn Độ vẫn để lại 40 binh sĩ trong lãnh thổ Trung Quốc, mặc dù con số này đã giảm so với mức đỉnh điểm lên tới 400 người.
Theo Danviet
Vũ khí đáng gờm mới của Ấn Độ khiến Trung Quốc run sợ Sau nhiều năm trì hoãn, Hải quân Ấn Độ sắp được sở hữu một "bảo bối" khiến Trung Quốc phải e dè: Tàu ngầm tấn công INS Kalvari có khả năng tàng hình và phục vụ chiến đấu hàng đầu thế giới. Lễ ra mắt tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên của Ấn Độ tháng 4.2015. Tàu ngầm tấn công INS Kalvari được...