Nếu bạn có thói quen đi đại tiện vào 2 thời điểm này mỗi ngày thì xin chúc mừng, bạn có khả năng sống thọ hơn người khác!
Theo dõi tần suất đại tiện mỗi ngày là một cách để chúng ta kiểm tra sức khỏe đường ruột và phòng ngừa nhiều căn bệnh khác.
Bạn thường đại tiện bao nhiêu lần trong một ngày? Nhiều người sẽ cảm thấy khó để trả lời câu hỏi này bởi không phải ai cũng đủ quan tâm để theo dõi tần suất đại tiện của mình.
Như một quy luật trong cuộc sống, hàng ngày con người có nhu cầu ăn uống, tiêu hóa, sau đó thải các cặn bã qua con đường tiểu tiện và đại tiện. Nếu bạn đại tiện không thường xuyên, các chất thải sẽ tích tụ lâu ngày trong ruột. Đường ruột vốn là bộ phận cung cấp dinh dưỡng để sản xuất năng lượng, phát triển và sửa chữa tế bào vì thế khi ruột gặp vấn đề thì các bộ phận khác của cơ thể cũng không thể khỏe mạnh. Chúng ta nên theo dõi thói quen đại tiện của mình mỗi ngày, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì phải đến thăm khám bác sĩ ngay trước khi quá muộn.
Nếu bạn đại tiện không thường xuyên, các chất thải sẽ tích tụ lâu ngày trong ruột.
Những thường khỏe mạnh, sống lâu thường có thói quen đi đại tiện vào 1 trong 2 thời điểm này trong ngày, nếu bạn cũng giống như vậy thì có thể phần nào yên tâm về sức khỏe của mình.
Video đang HOT
1. Đại tiện vào buổi sáng
Theo Tiến sĩ Sarina Pasricha (bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa) trả lời trên tờ Fatherly đánh giá buổi sáng là một trong những thời điểm tốt nhất để đại tiện.
Bác sĩ nói: “Khi chúng ta ngủ dậy vào buổi sáng, “đồng hồ báo thức” sẽ vang lên trong ruột kết và ruột kết bắt đầu co bóp mạnh hơn. Trên thực tế, lúc này ruột kết co bóp mạnh gấp ba lần trong giờ đầu tiên chúng ta thức giấc so với khi chúng ta đang ngủ”.
Tiến sĩ Sarina Pasricha cũng cho biết, khi con người ngủ, ruột non và ruột kết vẫn thức để xử lý tất cả thức ăn còn sót lại trong ngày. Khoảng 30 phút sau khi thức dậy, cảm giác muốn đi vệ sinh sẽ bắt đầu, đây là hành động đào thải hết các chất cặn bã này ra bên ngoài từ đó bảo vệ sức khỏe cho đường ruột của chúng ta. Trung bình một người sẽ đại tiện sau khi ăn khoảng 24 tiếng. Vì vậy nếu một người ăn uống đầy đủ thì thời gian đại tiện của họ sẽ vô cùng đều đặn.
Chuyên gia cho biết các thói quen buổi sáng như tập thể dục, uống nước ấm sau khi ngủ dậy hoặc uống một tách cà phê đều có tác dụng kích thích nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
2. Đại tiện trước giờ đi ngủ
Theo Tiến sĩ Sarina Pasricha, đại tiện buổi sáng là một cách đi vệ sinh lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn không có thói quen này thì có thể thay thế bằng một khung thời gian khác trong ngày.
Trước giờ đi ngủ cũng được coi là một thời điểm tốt để đi đại tiện. Nếu bạn ăn nhiều vào ban ngày, đặc biệt là bữa tối thì rất nhiều thực phẩm, mỡ thừa sẽ tích tụ trong ruột. Nếu những thứ này không được đào thải kịp thời có thể khiến dạ dày và ruột bị quá tải do chưa tiêu hóa hết đã bước vào giấc ngủ, đồng thời gây tích mỡ bụng nhanh. Vì vậy, đại tiện ngay trước khi ngủ là một thói quen có lợi cho sức khỏe, vừa bảo toàn sức khỏe đường ruột lại giảm nguy cơ tăng cân, béo phì.
Trước giờ đi ngủ cũng được coi là một thời điểm tốt để đại tiện.
Để có một cơ thể khỏe mạnh, ngoài đảm bảo tần suất đại tiện đều đặn. chúng ta còn cần thực hiện một số thói quen cần tránh khi bước vào phòng vệ sinh. Ví dụ như nhiều người thích vừa đi vệ sinh vừa dùng điện thoại, như vậy theo vô thức họ sẽ ở trong nhà vệ sinh lâu hơn, thời gian ngồi xổm lâu gây nên bệnh trĩ – căn bệnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy thời gian đi đại tiện tốt nhất nên được kiểm soát trong khoảng 3 – 5 phút, lâu nhất không quá 10 phút.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
Gần đây tôi đi đại tiện thấy phân lẫn máu, sau đó máu nhỏ thành giọt, hậu môn đau rát, ngứa rất khó chịu. Có phải tôi bị bệnh trĩ, dấu hiệu bệnh này thế nào?
Vũ Trung (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng. Để nhận biết bệnh thì căn cứ vào những dấu hiệu sau đây:
Chảy máu: Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi thấy máu dính vào giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện. Sau đó, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm thì máu lại chảy. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.
Sa trĩ: Nếu trĩ sa độ 1,2 thì không gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi đại tiện hay khi phải đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.
Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau khi đã to và để lâu. Bệnh nhân có ổ áp-xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niêm mạc hay nằm trong trực tràng gây đau. Bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.
Bạn nên đi khám và chữa trị sớm, bởi bệnh trĩ có thể gây biến chứng phức tạp.
Dấu hiệu cảnh báo đường ruột của bạn đang có vấn đề Tóc rụng nhiều, tăng cân không rõ nguyên nhân, thèm ăn, khó ngủ hay dễ mắc các bệnh da liễu là những dấu hiệu cảnh báo ruột của bạn đang có vấn đề. Tóc rụng nhiều: Rụng tóc là điều bình thường, nhưng rụng đến nỗi xuất hiện những đốm hói trên đầu thì là vấn đề nghiêm trọng. Rụng tóc thường liên...