Nếu ai đang làm nghề này, hãy suy nghĩ lại kẻo mang họa vào thân
Nhà Phật đã đưa ra năm giới luật để các Phật tử tuân theo. Trong đó, không sát sinh đứng đầu tiên trong ngũ giới.
Cùng đọc câu chuyện này:
“Câu chuyện này xảy ra ở Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Một người đàn ông sinh sống bằng nghề giết mổ lợn. Ông có bốn con trai và một con gái. Ba người con trai lớn theo nghề của cha kiếm tiền, gia đình rất khá giả. Sau khi ông chết đi ba người con trai lớn vẫn tiếp tục nghề đó.
Một ngày nọ, họ mua một con lợn về chuẩn bị mổ thịt, thì họ bị sửng sốt khi nghe con lợn nói “Làm ơn đừng giết tôi, đừng giết tôi.” Họ hỏi: Ngươi vừa mới nói gì? Con lợn nói: “Ta là cha của các con. Đừng giết ta. Ta được đầu thai thành lợn, bởi vì ta phạm phải tội rất lớn đó là giết rất nhiều lợn khi còn sống. Hôm nay ta được xếp đặt để gặp các con để truyền đạt một điều quan trọng: “Hãy từ bỏ nghề mổ lợn và tìm nghề khác mà làm.”
Con lợn chết sau khi nói xong. Mấy anh em buồn khóc thảm thiết và đem chôn con lợn này. Họ chia nhau tài sản của gia đình và mỗi người đi một đường. Người con trai đầu trở thành đại lý bán gạo; người con trai thứ ba mở một cửa tiệm bán quần áo. Người con trai út vẫn còn rất bé. Người con gái thì theo chồng. Người con trai thứ hai vẫn tiếp tục làm nghề giết mổ lợn bất chấp lời cảnh cáo của cha mình.
Một hôm anh ta dùng hết gia tài của mình mua một bầy lợn. Khi anh lùa bầy lợn qua một bờ đê, một cơn gió mạnh đột ngột tới làm thành bão cát bao phủ cả vùng trời. Gió rất mạnh và tràn khắp vùng làm anh ta không cách nào mở mắt ra được. Anh ta không còn chọn lựa nào khác đành phải ngồi xuống bờ đê và đợi hết gió. Cơn gió kéo dài 4 giờ đồng hồ. khi anh ta mở mắt ra, không thấy còn con lợn nào cả. Anh ta đã mất sạch hết tiền. Anh ta cảm thấy hối hận, và ngồi ở đó khóc và khóc đến khi đôi mắt bị mù.”
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Con người chúng ta, từ ngay trong kiếp này, chỉ riêng cái tội sát cũng đã gây ra bao nhiêu là sát nghiệp huống chi là nhiều đời nhiều kiếp cộng lại.
Video đang HOT
Một chân lý chắc thật không thể trốn tránh vào đâu được tức là có nợ thì phải trả, có tội thì phải báo.
Tội sát sinh nhiều lắm, nhiều đến vô cùng vô tận không thể tính đếm nổi, nó sinh ra từng ngày từng giờ cùng khắp ở thế gian này. Ví như ăn một miếng thịt cũng là đã vướng mắc vào tội sát sinh chứ chưa nói đến hành động sát sinh hoặc thỏa ý mà sát sinh.
Hậu quả của việc phạm Giới sát sinh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Theo nhà Phật, mọi việc con người làm đều có luật nhân quả, chính vì vậy nếu các phật tử phạm vào giới sát sinh sẽ gây ra những hậu quả, thậm chí còn bị tổn phước.
Theo lời Phật dạy, hậu quả của việc sát sinh bao gồm: Thân thể bị khuyết tật hay bị dị dạng; khuân mặt xấu xí; người xanh xao yếu ớt; đầu óc trì trệ; dễ bị hoảng sợ khi đối diện với nguy hiểm; bị người khác sát hại hoặc chết yểu; chịu nhiều bệnh tật; có ít bạn bè; phải xa cách người mình yêu thương.
Sát sinh nghĩa là giết hại, dùng bạo lực chấm dứt sự sống của những cũng thiết tha muốn sống như mình. Nếu đã khởi tâm muốn giết đưa tới thực hiện thì tất cả các hành động sát sanh, bất luận loại nào, tuy có nặng nhẹ khác nhau cũng đều phạm tội.
Hồ Thị Huyền Trang
Theo Khỏe và Đẹp
Phật dạy: Hôn nhân tan vỡ là do phạm 3 nghiệp báo nặng nề này, muốn hạnh phúc phải tuyệt đối tránh xa
Người bất hiếu với cha mẹ, tâm địa ác độc hẹp hòi thì khó tránh khỏi ác duyên, hôn nhân khó mà bền chặt, hạnh phúc.
Tội tà dâm
Đây chính là tội nghiệp nặng nhất mà con người mắc phải. Phật dạy trong tất cả các tội thì tội tà dâm là phải chịu nghiệp báo nặng nhất.
Bởi thế nên, khi hết hôn rồi đừng bao giờ có tư tưởng qua lại với người khác ngay cả khi chồng/vợ không hay biết. Bởi có thể đối phương không biết nhưng ông trời có mắt cả đấy, quả báo đến muộn chứ không phải là không có.
Khi bạn lừa gạt tình cảm người khác, phản bội lại vợ/chồng của mình thì đừng bao giờ mong có được hạnh phúc. Làm người, hãy giữ phẩm giá cao quý, trong sạch. Đừng quan hệ bất chính rồi cướp giật hạnh phúc của ai. Đặc biệt đường sống tư tưởng 'ông ăn chả thì bà ăn nem", đừng thấy người ta mắc nghiệp mà mình cũng phải trả thù lại.
Tội bất hiếu
Đạo Phật dạy hiếu thảo được xem là đứng đầu trăm hạnh, còn bất hiếu chính là trọng tội không thể tha thứ. Tại sao điều này liên quan tới hôn nhân? Là bởi vì ngay cả với cha mẹ mà cũng không đối xử tốt thì sao có thể sống tốt với ai.
Nếu như ngược đãi cha mẹ, nhất định sẽ phải gánh quả báo, dù cho có gây dựng bao nhiêu phúc báo cũng sẽ mất hết, kiếp này không chịu thì kiếp sau ắt sẽ phải chịu. Người bất hiếu với cha mẹ, tâm địa ác độc hẹp hòi thì khó tránh khỏi ác duyên, hôn nhân khó mà bền chặt, hạnh phúc.
Tội sát sinh
Tội sát sinh rất nặng, chắc chắn sẽ phải chịu nghiệp báo nặng nề, nhân duyên chính là phúc báo, nhân duyên tốt là do phúc báo lành, nhân duyên xấu là bởi gieo rắc nghiệp ác.
Sát sinh chính là nghiệp ác, mà nghiệp ác thì khó mà có được nhân duyên tốt. Bởi thế nên, muốn có được nhân duyên tốt, hôn nhân hạnh phúc thì chắc chắn là đừng bao giờ sát sinh.
Truy Nguyệt
Theo Khỏe & Đẹp
Trước khi tạ thế, Đức Phật để lại 1 câu giá trị ngàn vàng Trước khi tạ thế, Đức Phật để lại 1 một câu có giá trị ngàn vàng: "Hãy là ánh sáng của chính bản thân mình". Trước khi tạ thế, Đức Phật để lại 1 một câu có giá trị ngàn vàng Phật Giáo kể rằng, sau 40 năm chu du khắp thế gian, kết nạp hàng trăm môn đồ, Đức Phật bắt đầu...