‘Nếu 150.000 F0 được cấp mã số, tỷ lệ tử vong thấp hơn 4%’
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế, nếu 150.000 người có kết quả test nhanh Covid-19 dương tính được Bộ Y tế cấp mã số, tỷ lệ bệnh nhân tử vong tại thành phố sẽ giảm chứ không phải 4% như tính toán trước đây.
Thông tin được bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu (Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM) cho biết tại buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, chiều 27/9.
Ông Châu lý giải, theo quy định của Bộ Y tế, để xác định một trường hợp là F0 phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính, vì test nhanh có kết quả sớm nhưng độ nhạy và đặc hiệu không cao. Hồi tháng 8 và 9, số ca bệnh tại TP HCM tăng nhanh, có thể gọi là đại dịch, nên Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn (Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP HCM) đã có công văn cho phép công nhận người có kết quả test nhanh dương tính là F0. Bởi trong bối cảnh đó, về mặt khoa học, một trường hợp có biểu hiện lâm sàng nhiễm Covid-19 qua test nhanh thì cần được nhanh chóng xác định “đây là một bệnh nhân Covid-19″ để tiếp nhận, điều trị kịp thời thay vì chờ kết quả khẳng định RT-PCT (cần 24h).
Thành phố đã ghi nhận tất cả các trường hợp test nhanh dương tính này là F0 và quản lý đúng quy định, như đưa vào khu cách ly tập trung hoặc cho F0 cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện và cung cấp đầy đủ các túi thuốc A, B, C. “Tất cả bệnh nhân này đều có trong danh sách quản lý, theo dõi, chăm sóc, điều trị của thành phố. Tuy nhiên, do quy định của quốc gia, thì 150.000 F0 trên chưa được Bộ Y tế thống kê và cấp mã số nên Sở Y tế đề nghị Bộ bổ sung các trường hợp trên vào danh sách”, ông Châu nói.
Theo bác sĩ Châu, việc cộng thêm 150.000 F0 này vào danh sách bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn sẽ làm thay đổi tổng số ca Covid-19 được ghi nhận. Đồng thời, tỷ lệ bệnh nhân tử vong được tính toán trước đây là 4% thì sẽ được giảm xuống. Mặc dù vậy, thành phố vẫn dựa vào con số F0 thực tế để thu dung, điều trị tập trung hoặc chăm sóc tại nhà.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu. Ảnh: Hữu Công
Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, hiện TP HCM ở mức độ 4 – có nguy cơ cao nhất, khi số ca mắc mới nằm ở ngưỡng 150/100.000 dân trong một tuần. Theo dự thảo hướng dẫn Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 của Bộ Y tế, thì tiêu chí số ca mắc mới chỉ là một trong nhiều tiêu chí. Đặc biệt là ở bối cảnh vaccine đã bao phủ, thì ca mắc mới chỉ là một trong các tiêu chí để phân cấp độ nguy cơ của địa phương.
Vì vậy, khi dựa vào yếu tố quan trọng khác là bao phủ vaccine trong cộng đồng và cho người trên 50 tuổi ở TP HCM đã được đảm bảo thì thành phố vẫn có thể hạ cấp độ nguy cơ xuống thấp hơn, các biện pháp an toàn cũng sẽ thuận tiện hơn cho các hoạt động của thành phố.
Video đang HOT
Trả lời VnExpress về khả năng đáp ứng của hệ thống y tế TP HCM so với các chỉ số trong dự thảo trên, ông Châu cho biết, bộ tiêu chí đang được xây dựng, thảo luận và chưa đưa ra tiêu chí cuối cùng nên Sở chưa thể trả lời thành phố đã có và chưa đạt những gì. Hiện, tuỳ theo mức độ nguy cơ của từng địa phương mà thành phố sẽ có biện pháp chống dịch phù hợp.
Thông tin thêm về năng lực điều trị của ngành y tế TP HCM trong tình hình mới, khi các lực lượng chi viện có thể rút quân, bác sĩ Châu nói rằng, tuỳ theo tình hình diễn tiến bệnh mà thành phố cùng Bộ Y tế sẽ có chiến lược thu gọn các bệnh viện dã chiến. Bộ Y tế đã cam kết các lực lượng chi viện vẫn tiếp tục ở lại “cho đến khi số bệnh nhân nặng giảm đi, phù hợp với năng lực điều trị của thành phố”.
Cụ thể, thời gian tới, bên cạnh nhiệm vụ điều trị Covid-19, ngành y tế sẽ tiếp tục điều trị cho các bệnh khác, theo nguyên tắc: phục hồi công năng các bệnh viện để đảm bảo mỗi quận huyện có một bệnh viện đa khoa để tiếp nhận. Hiện, Bệnh viện quận 7 và Đa khoa khu vực Củ Chi đã chuyển F0 sang các bệnh viện dã chiến, trung tâm hồi sức Covid-19 lân cận để “xanh hoá” theo vùng xanh. Vài ngày tới, hai bệnh viện này sẽ tiếp nhận điều trị bệnh nhân thông thường.
Nhân viên y tế phường Linh Tây (TP Thủ Đức) thăm khám và phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà, ngày 3/9. Ảnh: Quỳnh Trần
Ngoài ra, từ 1/10 đến cuối năm, dựa vào số ca mắc mới, ca nhập viện, bệnh nhân nặng, thành phố đã xây dựng lộ trình chuyển đổi, đóng cửa các bệnh viện dã chiến. Các bệnh viện dã chiến tại quận, huyện có sử dụng cơ sở vật chất của trường học sẽ đóng cửa. Đồng thời, thành phố dần chuyển giao và tiếp quản 3 bệnh viện dã chiến số 13, 14, 16 có trung tâm hồi sức Covid-19 của trung ương, sau đó biến đổi các bệnh viện này thành bệnh viện ba tầng. Trong đó, tầng 3 là trung tâm hồi sức – sẽ giao cho các bệnh viện lớn của thành phố tiếp tục vận hành.
Tính đến 18h ngày 26/9, thành phố ghi nhận 372.202 ca mắc Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố. Trong ngày 26/9 có 3 chỉ số cùng giảm , gồm số bệnh nhân nhập viện trong ngày (2.805) sau một thời gian rất dài đã thấp hơn số bệnh nhân xuất viện (2.936); số bệnh nhân nặng phải thở máy (1.856) và số ca tử vong (122 – thấp nhất từ 22/8 đến nay).
Đến nay, thành phố đã tiêm được tổng cộng 9.625.803 mũi vacccine phòng Covid-19, gồm 6.816.113 mũi một và 2.809.695 mũi hai.
Hàng ngàn shipper được test nhanh COVID-19 trong ngày đầu tiên triển khai: Chi phí ra sao?
Sáng nay (24/9), hàng ngàn shipper trên địa bàn TP.HCM đã được doanh nghiệp tự tổ chức lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Theo ghi nhận của Báo Lao Động, từ sáng sớm, rất đông shipper đã có mặt tại điểm xét nghiệm ở số 200 đường Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức để chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, đủ điều kiện hoạt động.
Đối với ứng dụng Grab, tài xế được thu tiền lấy mẫu xét nghiệm ngay tại điểm xét nghiệm. Đối với ứng dụng Be, chi phí lấy mẫu xét nghiệm được trừ thẳng qua tài khoản trên ứng dụng. Sau đó, tài xế sẽ nhận được thông báo lấy mẫu ngay trên ứng dụng.
Hiện mức chi phí tạm tính mỗi tài xế Be sẽ phải trả ước tính khoảng 75.000 đồng cho 1 lần xét nghiệm, tính ra chi phí khoảng 25.000 đồng/ngày (3 ngày xét nghiệm 1 lần)".
Trước đó, UBND TPHCM đã có văn bản về việc các doanh nghiệp vận hành ứng dụng đặt xe tự tổ chức và quản lý công tác xét nghiệm cho shipper công nghệ, việc xét nghiệm thực hiện với tần suất 3 ngày 1 lần và xét nghiệm gộp 3 người.
Hàng dài shipper chờ xét nghiệm COVID-19 trên đường Nguyễn Văn Lượng (Q.Gò Vấp). Ảnh: Cao An Biên
Hãng ShopeeFood (tên mới của ứng dụng Now) cho biết, từ ngày 24/9 sẽ thành lập các địa điểm hỗ trợ xét nghiệm COVID-19 theo từng khu vực, đủ khả năng xét nghiệm tại chỗ cho toàn bộ vài chục nghìn shipper đang hoạt động.
Các tài xế của ShopeeFood được chia thành nhóm nhỏ, thời gian xét nghiệm chia nhiều khung khác nhau để đảm bảo phòng dịch, tuy nhiên chưa rõ doanh nghiệp hay tài xế sẽ trả phí xét nghiệm.
Grab thông báo sẽ phối hợp với 3 bệnh viện để tài xế đăng ký xét nghiệm có thu phí, mức phí từ 75.000 - 160.000 đồng/người. Tuy nhiên, hãng này có chính sách hỗ trợ 300.000 đồng/tuần đối với những tài xế thỏa mãn điều kiện hoàn thành đủ số khung giờ hoạt động.
Hãng Baemin cho biết đã bắt đầu phối hợp với các cơ sở y tế xét nghiệm miễn phí cho 4.000 tài xế đang hoạt động từ 23/9.
Dù đã có phương án, nhưng đại diện Ahamove cho rằng để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động này, kiến nghị chính quyền thành phố tiếp tục hỗ trợ miễn phí bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên, hoặc có hình thức hỗ trợ chi phí xét nghiệm.
Về phía Gojek, chiều ngày 22/9, hãng xe này cho biết kế hoạch về việc tự tổ chức và quản lý xét nghiệm cho shipper cũng như chi phí như thế nào... đang được bàn bạc, khi nào hoàn tất sẽ được thông báo cho tài xế và thông tin cho báo chí.
Cùng ngày, nhiều shipper tại TP.HCM cho biết, nhiều điểm xét nghiệm COVID-19 miễn phí đã không còn nhận xét nghiệm cho shipper nên họ phải đi tìm điểm xét nghiệm dịch vụ. Loay hoay tới gần trưa, nhiều shipper vẫn chưa thể thực hiện những cuốc xe đầu tiên trong ngày và nếu đã test phải chạy cả ngày để bù phí test.
Theo văn bản khẩn số 3120/UBND-ĐT của UBND TPHCM, từ ngày 24/9, việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho các shipper công nghệ sẽ được chuyển giao cho các doanh nghiệp vận hành ứng dụng này tự tổ chức.
Được biết, tinh thần của văn bản số 3120/UBND-ĐT của UBND TPHCM nhằm mục đích giải quyết tình trạng quá tải, ùn ứ tại các điểm xét nghiệm lưu động trên thành phố hiện nay (khoảng 400 điểm). Và việc chuyển giao về cho doanh nghiệp vận hành ứng dụng shipper công nghệ là nhằm giảm tải.
Tiếp đó từ ngày 24-30/9, doanh gnhiệp vận hành ứng dụng dịch vụ shipper công nghệ sẽ tự tổ chức và quản lý công tác xét nghiệm đối với shipper và cập nhật kết quả vào Kho dữ liệu dùng chung của TP.HCM theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông
Doanh nghiệp Bình Dương chuẩn bị cho khôi phục sản xuất sau 'bình thường mới' Kế hoạch phục hồi kinh tế - xã hội sau khi trở về trạng thái "bình thường mới", tỉnh Bình Dương đưa ra một số điều kiện đối với các doanh nghiệp có phương án tái khởi động sản xuất. Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam) chuyên sản xuất linh kiện điện tử có vốn đầu tư nước ngoài tại đường...