Nét uy nghi, tráng lệ của điện Kiến Trung-Hoàng thành Huế
Sau gần 5 năm tu bổ, phục hồi và tôn tạo, vào dịp Tết Giáp Thìn 2024, ngôi điện Kiến Trung – công trình cung điện độc đáo vừa mang nét uy nghi, bề thế chốn Hoàng cung triều Nguyễn, vừa mang hơi thở thời đại thế kỉ XX với nét chấm phá của kiến trúc Tây phương, chính thức hoàn thiện.
Diện mạo điện Kiến Trung sau gần 5 năm tu bổ, phục hồi và tôn tạo – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, điện Kiến Trung, hay còn gọi là lầu Kiến Trung được xây dựng dưới thời vua Khải Định với chữ “Kiến” mang nghĩa dựng lên, thành lập, chữ “Trung” hàm ý ngay thẳng, không thiên lệch.
Theo tư liệu cũ, nguyên tại vị trí công trình này trước đó đã từng xuất hiện 2 công trình kiến trúc khác, đó là Minh Viễn Lâu, hay còn gọi là lầu Minh Viễn (1827) và Du Cửu Lâu, hay còn gọi là lầu Du Cửu (1913).
Lầu Minh Viễn được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng. Đây là tòa lầu bằng gỗ khá lớn gồm 3 tầng, là nơi để nhà vua ngắm cảnh và hóng mát. Lầu Minh Viễn ngày xưa là công trình mang giá trị nghệ thuật rất cao, được vua Thiệu Trị ca ngợi là “đệ nhất cảnh trong Thần kinh nhị thập cảnh” (20 thắng cảnh của Kinh đô Huế). Tuy nhiên, công trình này đã được triệt giải vào năm 1876 dưới thời vua Tự Đức vì xuống cấp trầm trọng.
Đến năm 1913, triều đình của vua Duy Tân đã cho xây dựng trên nền cũ “một lầu khác theo kiểu mới, gọi là lầu Du Cửu”.
Năm 1916, vua Khải Định lên ngôi cho đổi tên lầu Du Cửu thành lầu Kiến Trung. Đến năm 1921, nhà vua tham chước phong cách kiến trúc và nghệ thuật trang trí của châu Âu lẫn châu Á để đưa ra các kiểu thức theo thị hiếu thẩm mỹ thời bấy giờ, cùng với sự cố vấn của một số kiến trúc sư, kỹ sư người Pháp và Bộ Công, theo đó xây mới hoàn toàn điện Kiến Trung. Tòa điện này được hoàn thành chỉ trong 2 năm, từ 1921 đến 1923.
Đến thời vua Bảo Đại, điện được tu sửa và tân trang các tiện nghi theo thể cách Tây phương và là nơi ở của cả gia đình vua Bảo Đại.
Theo dòng chảy đầy biến cố của lịch sử Việt Nam giai đoạn sau 1945, tòa điện này cùng nhiều công trình kiến trúc quan trọng trong Hoàng Thành và Tử Cấm Thành đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Điện Kiến Trung chỉ còn tàn tích là phần nền móng phía dưới.
Video đang HOT
Sau gần 5 năm tu bổ, phục hồi và tôn tạo, vào dịp Tết Giáp Thìn 2024, điện Kiến Trung – công trình cung điện độc đáo vừa mang nét uy nghi, bề thế chốn Hoàng cung triều Nguyễn vừa mang hơi thở thời đại thế kỉ XX với nét chấm phá ấn tượng của kiến trúc Tây phương chính thức hoàn thiện nội-ngoại thất, ra mắt công chúng.
Điện Kiến Trung là công trình có kiến trúc độc đáo trong Hoàng cung triều Nguyễn, mang phong cách kiến trúc Pháp, Italy và cổ truyền của Việt Nam – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Kiến trúc đặc sắc bên ngoài điện Kiến Trung – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Mặt tiền điện Kiến Trung được trang trí những mảnh gốm sứ nhiều màu sắc – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Nội thất bên trong cung điện – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Cung điện vừa mang nét uy nghi, bề thế chốn hoàng cung triều Nguyễn, vừa mang hơi thở thời đại thế kỉ XX – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Cầu thang bên trong cung điện – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Không gian sân vườn trước điện Kiến Trung – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Đà Nẵng tập trung linh vật rồng về làm công viên
Các linh vật rồng tại những điểm trang trí hoa Tết Giáp Thìn 2024 của Đà Nẵng sẽ được tập trung về làm công viên rồng, dự kiến đặt tại quận Sơn Trà.
Ngày 16-2, ông Phùng Phú Phong - Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết vừa đề nghị UBND thành phố thống nhất chủ trương để sở này lên phương án thiết kế xây dựng tạm công viên rồng tại khu đất ở nút giao đường Võ Văn Kiệt và đường Võ Nguyên Giáp (quận Sơn Trà), có diện tích 2,8 ha, được quy hoạch xây dựng trung tâm tài chính.
Toàn bộ linh vật rồng trang trí Tết Giáp Thìn 2024 cùng một số tiểu cảnh trang trí hoa sẽ được tập trung về đây để người dân và du khách thưởng lãm.
Công viên được thiết kế đảm bảo về kiến trúc cảnh quan, tạo được một điểm check-in du lịch mới mẻ, kèm theo các dịch vụ tiện ích công cộng thiết yếu.
Linh vật rồng dài 60m đặt tại phía Bắc đầu cầu Rồng
Tết Giáp Thìn 2024, TP Đà Nẵng thiết kế 15 điểm trang trí hoa với nhiều linh vật rồng đa dạng và phong phú, tổng kinh phí gần 20 tỉ đồng.
Trong đó có tượng rồng chuyển động, trình diễn hiệu ứng phun lửa, phun nước kèm âm thanh, ánh sáng trang trí tại khu vực phía Bắc đuôi cầu Rồng; linh vật rồng dài 60m tại phía Bắc đầu cầu Rồng; 3 rồng nước có hiệu ứng điện chiếu sáng; 100 trứng rồng và rồng con...
Linh vật rồng có hiệu ứng phun lửa, phun nước ở đuôi cầu Rồng
Đối với linh vật rồng thời Lý bằng gốm Bát Tràng tại khu vực trên cầu chữ T, lãnh đạo thành phố thống nhất tiếp tục duy trì đến hết năm 2024, cho đến khi chọn được địa điểm trang trọng, phù hợp để trưng bày cố định.
Tượng rồng thời Lý bằng gốm sẽ tiếp tục trưng bày tại cầu chữ T đến hết năm 2024
Ban Đô thị - HĐND TP Đà Nẵng vừa đề xuất thành phố duy trì điểm trang trí hoa Tết đến hết Tết Nguyên tiêu (tức ngày 24-2) để phục vụ người dân và du khách.
Cận cảnh ghế rồng dát vàng giá 2 tỷ đồng đón Tết Giáp Thìn 2024 Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Sơn Tây, Hà Nội) vừa cho ra mắt chiếc ghế rồng mạ 2.500 lá vàng nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024. Sắp đến Tết Giáp Thìn 2024, để chào đón năm con rồng, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) đã cho ra mắt bộ sưu tập 1.000 tác phẩm mang hình...